Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 cánh diều Bài 7 Văn bản: Những cánh buồm
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 cánh diều Bài 7 Văn bản: Những cánh buồm. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 cánh diều (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: NHỮNG CÁNH BUỒM
ĐỀ SỐ 1
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Chọn chữ cái trước câu có đáp án trả lời đúng.
Câu 1: Dấu hai chấm trong chuỗi câu sau có tác dụng gì?
Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ:
“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé, để con đi…”
- Báo hiệu một sự liệt kê.
- Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận trước.
- Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
Câu 2: Dấu ngoặc kép trong chuỗi câu sau có tác dụng gì?
Cha mĩm cười xoa đầu con nhỏ:
“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa
Sẽ có cây, có cửa, có nhà
Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến”
- Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
- Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật.
- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
Câu 3: Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến điều gì?
- Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến ước mơ thuở nhỏ của mình
- Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến tuổi học trò của mình.
- Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến tuổi thơ của mình.
- Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến kí ức của mình.
Câu 4: Đâu là câu hỏi của đứa con dành cho người cha của mình?
- Bóng con tròn chắc nịch. - Sau trận mưa đêm rả rích - Cát càng mịn, biển càng trong - Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng.
- Cha ơi! - Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời - Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?
- Hai cha con bước đi trên cát - Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh - Bóng cha dài lênh khênh
- Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa - Sẽ có cây, có cửa, có nhà, - Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến.
Câu 5: Các từ ngữ chỉ không gian ở hai khổ thơ đầu?
- Biển
- Rộng lớn
- To lớn
- A và B đúng
Câu 6: Các từ ngữ chỉ thời gian ở hai khổ thơ đầu?
- Buổi trưa
- Buổi tối
- Buổi chiều
- Buổi sáng
- Tự luận
Câu 1. (2 điểm) Tìm biện pháp nghệ thuật trong câu sau: “Cát càng mịn, Biển xanh, biển càng trong”
Câu 2. (2 điểm) Đọc bài thơ và cho biết: Cảnh biển trong buổi bình minh được miêu tả qua những hình ảnh nào? Em có cảm nhận như thế nào về khung cảnh thiên nhiên này?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
- Phần trắc nghiệm
Mỗi đáp án đúng tương ứng với 1 điểm
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | C | C | D | B | D | D |
- Tự luận
Câu hỏi | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | Nghệ thuật: Điệp cấu trúc tăng tiến "Cát càng mịn, biển càng trong" → Bờ biển sau trận bão dữ dội trở về với sự bình yên với màu sắc tươi sáng không chỉ từ ánh mặt trời, màu vàng lan tỏa từ cả bãi cát, kết hợp với màu xanh trong của biển. | 0,75 điểm 1,25 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | Chi tiết miêu tả cảnh tượng như huyền thoại, những cánh chim bé bỏng và ướt át đột ngột bứt khỏi dòng nước khổng lồ bay lên. Chi tiết này gây ấn tượng nhờ sự tương phản của hai hình ảnh cánh chim bé bỏng - dòng nước khổng lồ và cảm xúc ngỡ ngàng, vui sướng của hai anh em Mên, Mon khi thấy bầy chim chìa vôi non không bị chết đuối mặc dù dải cát nơi chúng làm tổ đã chìm trong dòng nước lũ. Đoạn văn miêu tả khung cảnh bãi sông trong buổi bình minh thật nên thơ, nhẹ nhàng. | 2,0 điểm |
ĐỀ SỐ 2
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:
“Hai cha con bước đi trên cát
Ánh Mặt Trời rực rỡ biển xanh
Bóng cha dài lênh khênh
Bóng con tròn chắc nịch
Sau trận mưa đêm rả rích
Cát càng mịn, biển càng trong
Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng
Nghe con bước lòng vui phơi phới
Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:
Cha ơi!
Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”
(Trích Những cánh buồm – Hoàng Trung Thông)
Câu 1: Đoạn văn đề cập đến nội dung gì?
- bóng cha và bóng con trên bờ biển
- những câu hỏi của người con
- miêu tả những cánh buồm
- khung cảnh hai cha con ngắm nhìn sau cơn mưa
Câu 2: Đâu là câu hỏi của đứa con dành cho người cha của mình?
- Bóng con tròn chắc nịch. - Sau trận mưa đêm rả rích - Cát càng mịn, biển càng trong - Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng.
- Cha ơi! - Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời - Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?
- Hai cha con bước đi trên cát - Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh - Bóng cha dài lênh khênh
- Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa - Sẽ có cây, có cửa, có nhà, - Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến.
Câu 3: Cảnh vật thiên nhiên trong Những cánh buồm hiện lên như thế nào?
- Ảm đạm
- U ám
- Tươi sáng
- Xám xịt
Câu 4: Các từ ngữ chỉ không gian ở hai khổ thơ đầu?
- Biển
- Rộng lớn
- To lớn
- A và B đúng
Câu 5: Các từ ngữ chỉ thời gian ở hai khổ thơ đầu?
- Buổi trưa
- Buổi tối
- Buổi chiều
- Buổi sáng
Câu 6: Xác định các từ láy có trong bài thơ?
- Rực rỡ
- Lênh khênh
- Phơi phới
- Cả 3 đáp án trên
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Văn bản được chia làm mấy phần và nội dung chính mỗi phần là gì?
Câu 2: (2 điểm) Tìm biện pháp nghệ thuật trong câu sau: Bóng cha dài lênh khênh/ Bóng con tròn chắc nịch.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
- Phần trắc nghiệm
Mỗi đáp án đúng tương ứng với 1 điểm
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | D | B | C | D | D | D |
- Tự luận
Câu hỏi | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | + Phần 1: Từ đầu đến “chắc nịch”: Cảnh hai cha con dạo trên bãi biển. + Phần 2: Tiếp đến “để con đi…” : Cuộc trò chuyện giữa hai cha con. + Phần 3: Đoạn còn lại: Ý nghĩa những ước mơ của con. | 0,75 điểm 0,75 điểm 0,5 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | Điệp cấu trúc, đối, từ láy. → Miêu tả hình ảnh hai cha con sóng đôi, độc đáo. Đây cũng là một cách khác miêu tả ánh nắng vì có nắng thì mới có bóng. | 1,0 điểm 1,0 điểm |