Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời Bài 6 Thực hành tiếng Việt

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 6 Thực hành tiếng Việt. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ THI 15 PHÚT – THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: “Tôi đã trải qua bao năm tháng khó khăn, khổ cực. Nhưng thực sự thì tôi không thành công.”

Từ nào trong đoạn trên thể hiện phép nối?

  1. Thực sự
  2. Nhưng
  3. Đã
  4. Không

Câu 2 “Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên lạm nhận là vật riêng của mình.”

Chỉ ra phép liên tưởng trong đoạn trích trên.

  1. Lớp, hình treo trên tường, bàn ghế (trường liên tưởng: lớp học)
  2. Mùi hương, tường, vật riêng (trường liên tưởng: mùi của vật dụng)
  3. Xông lên, treo, thấy, ngồi (trường liên tưởng: hành động)
  4. Lạ, hay, riêng (trường liên tưởng: đặc điểm)

Câu 3: “Anh ấy học tập chăm chỉ hơn tôi trong kì vừa rồi. Vì thế, kết quả học tập của anh ấy tốt hơn tôi.”

Từ nào trong đoạn trên thể hiện phép nối?

  1. Ấy
  2. Tôi
  3. Vì thế
  4. Vừa rồi

Câu 4: “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những đóng góp lớn lao cho dân tộc. Vậy nên, Người được tất cả mến mộ.”

Phép liên kết được sử dụng trong đoạn trên là gì?

  1. Phép nối
  2. Phép thế
  3. Phép lặp
  4. Phép kết quả

Câu 5: Câu nào nói đúng về biểu hiện của phép nối?

  1. Câu sau có từ ngữ nối biểu thị quan hệ với câu trước
  2. Câu trước từ ngữ thể hiện quan hệ nhân quả
  3. Câu giữa mang tính trung lập, kết nối hai câu cạnh nó
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 6: “Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần của nhân loại. Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hoá, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. Nếu xoá bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ, thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về mấy trăm năm, thậm chí mấy nghìn năm trước.”

Các phép liên kết trong đoạn trích trên bao gồm:

  1. Phép thế, phép lặp từ ngữ
  2. Phép liên tưởng, phép lặp từ ngữ
  3. Phép thế, phép nối
  4. Cả 4 phép.
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Chỉ ra phép liên tưởng trong những đoạn trích sau:

  1. Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên lạm nhận là vật riêng của mình.
  2. Biết bao danh sĩ đã nhờ sự đọc sách, sự tự học mà khỏi chán đời. [...] Những nỗi đau khổ nhờ đó mà bớt nhói.
  3. Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh phải là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình.

Câu 2 (2 điểm): Em hãy nêu định nghĩa về phép lặp?

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Các phép liên kết chủ yếu được học là?

  1. Phép nối, phép lặp
  2. Phép liên tưởng, trái nghĩa
  3. Phép thế
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 2: Phép liên tưởng là gì?

  1. Là sử dụng những từ ngữ chỉ những sự vật có thể nghĩ đến, suy luận ra theo một hướng nào đó và nó xuất phát từ những từ ngữ ban đầu
  2. Là lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu đứng trước.
  3. Là sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước
  4. Tất cả đáp án trên

Câu 3: Dòng nào sau đây không chứa những từ ngữ thường dùng trong phép nối?

  1. Vì vậy, nếu thế, thế thì, vậy nên…
  2. Và, rồi, nhưng, mà, còn, vì, nếu, tuy, để…
  3. Cái này, điều ấy, việc đó, hắn, họ, nó…
  4. Nhìn chung, tóm lại, hơn nữa, vả lại, với lại…

Câu 4: Câu văn sau sử dụng phép thế loại nào?

“Cô Mai là cô hàng xóm của tôi. Nhà cô ấy có rất nhiều hoa”

  1. Thế từ ngữ
  2. Thế đại từ
  3. Thế cú pháp
  4. Thế đồng nghĩa

Câu 5: Đâu là cách để phân biệt giữa phép lặp với điệp ngữ?

  1. Khi các từ được lặp lại trong các câu khác nhau
  2. Khi gọi hoặc tả con vật bằng từ ngữ chỉ người
  3. A và B đúng
  4. A và B sai

Câu 6: Câu văn sau sử dụng phép liên kết gì?

“Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Không tư tưởng, con người có thể nào còn là con người.”

  1. Phép thế
  2. Phép trái nghĩa
  3. Phép đồng nghĩa
  4. Phép lặp từ ngữ
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Nêu hiểu biết của em về phép nối?

Câu 2 (2 điểm): Xác định các phép liên kết sử dụng trong đoạn trích sau:

“(1) Thường thì vào cuối tháng Mười một âm lịch, rau khúc đã bắt đầu nở lác đác trên đồng. (2) Nhưng phải sang tháng Giêng, tháng Hai rau khúc mới nở rộ. (3) Đó là khoảng thời gian những làn mưa xuân ấm áp thường trở về trên cánh đồng lúc gần sáng. (4) Hồi còn nhỏ, trong những đêm gần sáng như thế, không hiểu lí do gì mà tôi thường thức giấc.”

 

=> Giáo án ngữ văn 7 chân trời tiết: Thực hành tiếng việt trang 14

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay