Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời Bài 7 Thực hành tiếng Việt

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 7 Thực hành tiếng Việt. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ THI 15 PHÚT –THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đâu là định nghĩa đúng của biện pháp tu từ nói quá?

  1. Nói quá là biện pháp tu từ có tác dụng điều chỉnh tính chất của diễn ngôn theo một phương thức nhất định, tuỳ thuộc vào người nói
  2. Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm
  3. Nói quá là một biện pháp tu từ có tính chất tổng quát, bao trùm lên nhiều đặc điểm ngôn ngữ tự nhiên
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Tìm những từ ngữ sử dụng biện pháp nói quá trong câu sau:

“Cày đồng đang buổi ban trưa,

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

  1. Thánh thót như mưa ruộng cây, đắng cay muôn phần.
  2. Cày đồng đang buổi ban trưa, ai ơi bưng bát cơm đầy
  3. Ban trưa, ruộng cày, muôn phần.
  4. Thánh thót như mưa ruộng cầy

Câu 3: Tìm những từ ngữ sử dụng biện pháp nói quá trong câu sau:

“Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sướt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được.”

  1. Đi lên đến tận trời
  2. Cứ yên tâm … chỉ … thôi
  3. Từ giờ đến … tận trời được
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Thành ngữ là gì?

  1. Là tổ hợp các từ thường đi kèm với nhau
  2. Là một thuật ngữ chỉ nhóm các từ ngữ đặc biệt như: biệt ngữ, tiếng lóng, từ thông tục,…
  3. Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh
  4. Là các câu thơ, câu hát mang tính dân gian, biểu thị ý nghĩa sinh động, trào lộng

Câu 5: Hãy chỉ ra thành ngữ trong câu dưới dây:

“Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay”

  1. Lên thác xuống ghềnh
  2. Nước non lận đận
  3. Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
  4. Không có thành ngữ nào

Câu 6: Đâu không phải là thành ngữ?

  1. Lời ăn tiếng nói
  2. Có công mài sắt có ngày nên kim
  3. Ngày lành tháng tốt
  4. No cơm ấm cật
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Tìm bốn thành ngữ có dùng biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng.

Câu 2 (2 điểm): Câu tục ngữ “Đêm tháng Năm, chưa nằm đã sáng; Ngày tháng Mười, chưa cười đã tối” sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng biện pháp ấy.

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Biện pháp nói quá ít được dùng trong văn bản nào?

  1. Văn bản tự sự
  2. Văn bản miêu tả
  3. Văn bản biểu cảm
  4. Văn bản hành chính, khoa học

Câu 2: Cho các ví dụ sau: chân cứng đá mềm, đen như cột nhà cháy, dời non lấp biển, ngàn cân treo sợi tóc,... Nhận xét nào sau đây nói đúng nhất về các ví dụ trên?

  1. Là các câu thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá
  2. Là các câu tục ngữ có sử dụng biện pháp so sánh
  3. Là các câu thành ngữ dùng biện pháp so sánh
  4. Là các câu tục ngữ có sử dụng biện pháp nói quá

Câu 3: Thành ngữ, tục ngữ nào có sử dụng biện pháp nói quá?

  1. Ăn cây táo rào cây sung
  2. Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo
  3. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
  4. Ăn to nói lớn

Câu 4: Nhận xét nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp nói quá trong hai câu thơ sau?

“Bác ơi tim Bác mênh mông thế,

Ôm cả non sông mọi kiếp người!”

  1. Nhấn mạnh sự dũng cảm của Bác Hồ
  2. Nhấn mạnh sự tài trí tuyệt vời của Bác Hồ
  3. Nhấn mạnh tình thương yêu bao la của Bác Hồ
  4. Nhấn mạnh sự hiểu biết rộng của Bác Hồ

Câu 5: Thành ngữ có thể đóng vai trò gì trong câu?

  1. Chủ ngữ
  2. Vị ngữ
  3. Phụ ngữ
  4. Cả A và B

Câu 6: Thành ngữ nào sau đây có ý nghĩa “ý tưởng viển vông, thiếu thực tế thiếu tính khả thi”?

  1. Đeo nhạc cho mèo
  2. Đẽo cày giữa đường
  3. Ếch ngồi đáy giếng
  4. Thầy bói xem voi
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Có thể phân loại tục ngữ và thành ngữ dựa vào đâu?

Câu 2 (2 điểm): Đặt câu có sử dụng các thành ngữ: nước đổ đầu vịt, như hai giọt nước, trắng như tuyết, dĩ hoà vi quý

 

=> Giáo án ngữ văn 7 chân trời tiết: Thực hành tiếng việt trang 35

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay