Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời Bài 8 Văn bản 2: Cách gọt củ hoa thuỷ tiên
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 8 Văn bản 2: Cách gọt củ hoa thuỷ tiên. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: CÁCH GỌT CỦ HOA THUỶ TIÊN
ĐỀ SỐ 1
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Mục đích của văn bản này là gì?
- Hướng dẫn làm món thuỷ tiên sào cho mâm cơm ngày tết
- Hướng dẫn trang trí nhà cửa bằng hoa thuỷ tiên
- Hướng dẫn bán hoa thuỷ tiên
- Hướng dẫn cách gọt củ hoa thuỷ tiên
Câu 2: Đoạn văn in nghiêng ở đầu có tác dụng gì?
- Giới thiệu sơ qua và lịch sử, bối cảnh của việc gọt tỉa củ hoa thuỷ tiên
- Tạo thế đứng vững chắc cho các phần nội dung phía sau
- Tạo nên sự hài hòa giữa việc hướng dẫn và việc kể chuyện
- Tất cả các đáp án trên
Câu 3: Ai là tác giả của văn bản “Cách gọt củ hoa thuỷ tiên”?
- Giang Nam
- Nguyễn Quang Thiều
- Thanh Tịnh
- Nhóm biên soạn
Câu 4: Đâu không phải là một đề mục trong bài?
- Chuẩn bị
- Ngâm nước và gọt tỉa
- Thuỷ dưỡng
- Trang trí
Câu 5: Cần chọn củ thuỷ tiên như thế nào?
- Nhỏ, giá thành rẻ
- To, nặng, có đường nét mạnh mẽ, dễ tạo hình
- Tròn, cân đối, vỏ ngoài có màu nâu bóng, cẩm thấy chắc tay
- Vuông, đối xứng, vỏ ngoài có màu xanh, cầm thấy mềm mại
Câu 6: Bát thuỷ tiên được coi là đẹp, nếu đạt được “ngũ phẩm”. “Ngũ phẩm” ở đây gồm những gì?
- Màu sắc rực rỡ, thân cây to, cứng cáp, đường nét uyển chuyển, tổng thể hài hoà
- Đẹp hoa, đẹp lá, đẹp rễ, đẹp thân và tổng thể dáng thế hài hoà
- Nhẹ nhàng, rung động, mê mẩn, tươi mới, sắc màu
- Những tiêu chí chấm hoa đẹp theo tiêu chuẩn thế giới
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết đây là văn bản thông tin giới thiệu quy tắc trong hoạt động?
Câu 2 (2 điểm): Theo em, đâu là công đoạn khó nhất để có được một chậu hoa thủy tiên đẹp?
ĐỀ SỐ 2
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Theo tác giả, người Hà Nội thường cầu kì trong cách chơi hoa ngày Tết, cầu kì nhất phải kể đến cách chơi hoa gì?
- Hoa thủy tiên
- Hoa rơn
- Hoa sen
- Hoa hồng
Câu 2: Vì sao bẵng mấy mươi năm, thú chơi hoa thủy tiên biến mất, nghề chơi hoa cũng chẳng còn?
- Không có hoa thủy tiên đẹp để chơi
- Hoa thủy tiên ngày càng hiếm
- Việc chăm hoa thủy tiên rất mực tỉ mỉ, công phu
- Tất cả đáp án trên
Câu 3: Để gọt thủy tiên, cần chuẩn bị những gì?
- Dụng cụ cắt tỉa gọt
- Củ thủy tiên
- Đất xốp
- A và B đúng
Câu 4: Vì sao phải gọt thủy tiên khi lá, giò hoa mới là những mầm vẫn đang ngủ yên trong củ?
- Sợ sâu sẽ ăn hết lá, giò hoa
- Nếu không “tác động” sớm, từ trước khi những cái mầm nhú lên, thì tất cả lá, giò hoa, đều lên thẳng đuỗn như những mớ hành
- Lúc đó là lúc thủy tiên đẹp nhất, tươi nhất
- Tất cả đáp án trên
Câu 5: Việc “thúc”, “hãm” thủy tiên phải dựa vào yếu tố nào?
- Thời tiết
- Đất
- Nước
- Tất cả đáp án trên
Câu 6: Theo nghệ nhân Nguyễn Phú Cường, cái đẹp nhất của thủy tiên là gì?
- Là đẹp hoa, đẹp lá, đẹp rễ, đẹp thân và tổng thể dáng thế hài hòa
- Là cái đẹp khi người ta chăm hoa, để rồi rèn tâm tính của chính mình
- Là vận dụng cả kĩ thuật lẫn kinh nghiệm, khéo léo, tinh xảo
- Tất cả đáp án trên
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Mục đích của văn bản này là gì? Cách triển khai thông tin chính của văn bản có quan hệ như thế nào với mục đích của văn bản?
Câu 2 (2 điểm): Công tác chuẩn bị gọt hoa thuỷ tiên bao gồm những gì?
=> Giáo án ngữ văn 7 chân trời tiết: Văn bản 2. Cách gọt củ hoa thủy tiên