Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời Bài 9 Thực hành tiếng Việt

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 9 Thực hành tiếng Việt. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ THI 15 PHÚT – THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Câu tiếng Việt gồm có hai thành phần chính là gì?

  1. Chủ ngữ và vị ngữ
  2. Chủ ngữ và trạng ngữ
  3. Vị ngữ và trạng ngữ
  4. Chủ ngữ, động từ, bổ ngữ

Câu 2: “Chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ có thể được mở rộng bằng cụm từ. Chúng ta có thể biến chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ từ một từ trở thành một ………… hoặc từ một cụm từ ……………. trở thành một cụm từ ………………… hơn.”

Điền vào chỗ trống những từ ngữ thích hợp.

  1. Cụm từ, đơn giản, phức tạp
  2. Hai từ, ngắn gọn, dài
  3. Đa nghĩa, phức tạp, đơn giản
  4. Loại từ, đa nghĩa, đơn nghĩa

Câu 3: “Ti vi sô-cô-la là sáng tạo của ông Wonka”.

“Ti vi sô-cô-la” là thành phần gì?

  1. Trạng ngữ
  2. Vị ngữ
  3. Chủ ngữ
  4. Bổ ngữ

Câu 4: “Trong phòng sáng chế của ông Wonka, Charlie đã trải nghiệm nhiều điều kì diệu.”

Có thể mở rộng thành phần “Trong phòng sáng chế của ông Wonka” như thế nào cho hợp lí?

  1. Trong phòng sáng chế của ông Wonka thay đổi thế giới
  2. Trong trải nghiệm phòng sáng chế của ông Wonka
  3. Trong phòng sáng chế lạ lùng có một không hai của ông Wonka
  4. Không thể mở rộng

Câu 5: Cho 2 câu văn:

  1. Chim Ưng bỗng vùng vẫy, nhỏm dậy và đưa mắt nhìn dọc khe núi.
  2. Chim Ưng dũng mãnh bỗng vùng vẫy, nhỏm dậy một chút và đưa mắt nhìn dọc khe núi.

Hãy so sánh sự khác nhau của hai câu trên.

  1. Chủ ngữ trong câu 1 là một động từ. Chủ ngữ trong câu 2 là một cụm danh từ
  2. Chủ ngữ trong câu 1 là một danh từ. Chủ ngữ trong câu 2 là một cụm danh từ
  3. Vị ngữ trong câu 1 là một danh từ. Vị ngữ trong câu 2 là một cụm danh từ
  4. Vị ngữ trong câu 1 là một động từ. Chủ ngữ trong câu 2 là một cụm động từ

Câu 6:  “Ông Wonka ngắt lời Mai Ti-vi”.

Có thể mở rộng thành phần “ngắt lời Mai Ti-vi” như thế nào cho hợp lí?

  1. Ngắt lời cay nghiệt Mai Ti-vi
  2. Ngắt lời chen ngang của cậu bé thiếu lễ phép Mai Ti-vi
  3. Ông ngắt lời Mai Ti-vi
  4. Không thể mở rộng.
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Nội dung chính của văn bản Trái tim Đan-kô là gì?

Câu 2 (2 điểm): Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau:

  1. Trước ánh sáng của trái tim Đan-kô, bóng tối tan tác và run lẩy bẩy, nhào xuống cái mõm hôi thối của đầm lầy nơi rừng sâu núi thẳm.
  2. Cây cối được ánh chớp lạnh lẽo rọi sáng, nom như những vật sống, đang dang rộng những cánh tay dài ngoằn ngoèo, đau thành một mạng lưới dày xung quanh đoàn người, cố ngăn chặn họ.

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Thành phần chính của câu là gì?

  1. Là thành phần không bắt buộc
  2. Là thành phần bắt buộc
  3. Là thành phần vô cùng ít trong câu
  4. Là thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một số ý trọn vẹn

Câu 2: “Trong phòng sáng chế của ông Wonka, Charlie đã trải nghiệm nhiều điều kì diệu.”

“Trong phòng sáng chế của ông Wonka” là thành phần gì?

  1. Chủ ngữ
  2. Vị ngữ
  3. Trạng ngữ
  4. Bổ ngữ

Câu 3: Cho câu “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam” đâu là chủ ngữ?

  1. Cây tre là
  2. Cây tre là người bạn thân
  3. Cây tre
  4. Cây tre là người bạn

Câu 4: Câu nào sau đây là đúng?

  1. Chỉ có số từ mới có thể dùng để mở rộng thành phần câu
  2. Mở rộng thành phần câu có nhiều ưu điểm nhưng không nên lạm dụng, có những câu không nên lúc nào cũng mở rộng, hoặc không cần thiết phải mở rộng
  3. Câu bao giờ cũng nên ngắn gọn
  4. Thành phần vị ngữ có thể mở rộng ngay cho các thành phần khác của câu

Câu 5: Trong những câu sau, câu nào có trạng ngữ đứng giữa câu?

  1. Đằng đông, trời hửng dần
  2. Con đã đi học từ ba năm trước, hồi mới ba tuổi vào lớp Mẫu giáo, đã biết thế nào là trường, lớp, thầy, bạn
  3. Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ
  4. Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được

Câu 6: Việc mở rộng thành phần chính và trạng ngữ bằng cụm từ làm cho việc miêu tả như thế nào?

  1. Chi tiết và rõ ràng hơn
  2. Ngắn gọn và súc tích hơn
  3. Phức tạp và dài dòng hơn
  4. Cả A và C
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Có những cách nào để mở rộng thành phần câu?

Câu 2 (2 điểm): Mở rộng các thành phần được gạch chân trong các câu sau bằng cụm từ, sau đó so sánh để làm rõ sự khác biệt về nghĩa giữa câu vừa mở rộng và câu trước khi mở rộng:

  1. Trời mưa.
  2. Chú mèo đang nằm ngủ ngon lành.
  3. Dưới ánh trăng, cảnh vật trong thật đẹp.

 

=> Giáo án ngữ văn 7 chân trời tiết: Thực hành tiếng việt trang 83

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay