Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối Bài 2 Văn bản 3: Trở gió
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 2 Văn bản 3: Trở gió. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: GẶP LÁ CƠM NẾP
ĐỀ SỐ 1
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Chọn chữ cái trước câu có đáp án trả lời đúng.
Câu 1: Nguyễn Ngọc Tư thường viết về đề tài gì?
- Viết về tình bạn ở đồng quê
- Viết về xã hội Việt Nam vào những năm 40 đang xáo trộn, quằn quại trong chặng cuối của quá trình bần cùng hóa
- Viết về phong tục tập quán của các đồng bào dân tộc thiểu số
- Viết về sức sống bất diệt, khả năng trỗi dậy vô tận của con người
Câu 2: Bố cục của bài “Trở gió” gồm mấy phần
- 4 phần
- 3 phần
- 2 phần
- 1 phần
Câu 3: Phương thức biểu đạt của bài văn “Trở gió”
- Biểu cảm
- Tự sự
- Nghị luận
- Miêu tả
Câu 4: Gió chướng được tác giả miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào?
- Âm thanh từng giọt tinh tang, thoảng và e dè.
- Tan mau như sương.
- Lộn xộn, ngổn ngang.
- Hừng hực, dạt dào.
Câu 5: Vì sao tác giả khẳng định “mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch”?
- Tiếng chim ríu rít trong những ngọn cây đi tìm trái chín.
- Đàn chim lũ lượt từ đằng xa kéo về.
- Tiếng gió mang theo mùi hương hoa cỏ lan rộng ra khắp vùng.
- Đó là lúa vừa chín tới, hi vọng rực lên theo màu lúa.
Câu 6: Tâm trạng của tác giả khi gió chướng chưa về?
- Lo lắng, hồi hộp
- Háo hức, trông chờ, mong ngóng
- Buồn bã, sợ hãi, hy vọng
- Vui vẻ, ngạc nhiên, hy vọng
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Nêu thể loại, phương thức biểu đạt chính, xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm “Trở gió”
Câu 2: (2 điểm) Nêu cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản Trở gió
ĐỀ SỐ 2
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Tôi thường đón gió chướng về với một tâm trạng lộn xộn, ngổn ngang. Mừng đó rồi bực đó. Sao tôi chờ đợi nó, chẳng phải năm nào cũng vậy, lúc cầm cây chổi ra quét sân, đứng trong gió đầm đìa tôi cũng buồn, buồn muốn chết. Trời ơi, gió nầy là sắp hết năm đây, sắp già thêm một tuổi đây, mình đã kịp sống gì đây, tay mình vẫn trắng như vầy…. ”
(trích Trở gió - Nguyễn Ngọc Tư)
Câu 1: Đoạn văn đề cập đến nội dung gì?
- những kỉ niệm về gió chướng
- tâm trạng vừa mừng vừa bực của nhân vật tôi khi đón gió chướng
- nỗi nhớ của nhân vật tôi về gió chướng
- tình cảm mộc mạc, giản dị của tác giả dành cho những điều giản dị của quê hương
Câu 2: Trong đoạn văn trên có bao nhiêu từ láy?
- 1 từ
- 2 từ
- 3 từ
- 4 từ
Câu 3: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
- miêu tả
- biểu cảm
- tự sự
- thuyết minh.
Câu 4: Khổ thơ trên có sử dụng biện pháp tu từ nào?
- ẩn dụ
- so sánh
- nhân hóa
- không sử dụng biện pháp nào
Câu 5: Trong đoạn văn trên, nhân vật tôi thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì?
- buồn muốn chết
B. vừa mừng vừa lo
C. bình dị, mộc mạc - lộn xộn, ngổn ngang
Câu 6: Ngôi kể của đoạn trích là:
- Ngôi thứ nhất
- Ngôi thứ hai
- Ngôi thứ ba
- Xen kẽ ngôi hai và ngôi ba.
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Nêu bố cục tác phẩm “trở gió”
Câu 2: (2 điểm) Tâm trạng của tác giả được thể hiện như thế nào khi mùa gió chướng về?
=> Giáo án tiết: Văn bản 3- Trở gió