Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối Bài 8 Văn bản 3: Nói với con
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 8 Văn bản 3: Nói với con. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: NÓI VỚI CON
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Chọn chữ cái trước câu có đáp án trả lời đúng.
Câu 1: Cụm từ lên thác xuống ghềnh là:
- A. Tục ngữ
- B. Thành ngữ
- C. Quán ngữ
- D. Ca dao
Câu 2: Người cha nói với đứa con về cội nguồn sinh dưỡng là gia đình và quê hương nhằm mục đích gì?
- A. Nhắc nhở đứa con nhớ về cội nguồn sinh dưỡng (gia đình và quê hương)
- B. Người cha muốn đứa con trân trọng, tự hào quê hương và tình cảm gia đình
- C. Nhắc đứa con mạnh mẽ, kiên cường như truyền thống vượt khó của quê hương
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3: Qua bài thơ Nói với con bằng từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, Y Phương thể hiện tình cảm ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Đúng hay sai?
- A. Đúng
- B. Sai
Câu 4: Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương, và ý chí vươn lên trong cuộc sống. Đúng hay sai?
- A. Đúng
- B. Sai
Câu 5: Bài thơ “Nói với con” của Y Phương đã giúp em hiểu về điều gì?
- A. Vẻ đẹp của rừng núi
- B. Sức sống của người miền núi
- C. Tâm hồn của người miền núi
- D. Sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của người miền núi
Câu 6: Bài thơ “Nói với con” có giọng điệu như thế nào?
- A. Sôi nổi, mạnh mẽ
- B. Ca ngợi, hùng hồn
- C. Tâm tình tha thiết
- D. Trầm buồn, suy tư
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Tác phẩm được chia làm mấy phần và nội dung chính mỗi phần là gì?
Câu 2: (3 điểm) Phân tích giá trị của hai câu thơ:
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
GỢI Ý ĐÁP ÁN
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con”
(trích Nói với con - Y Phương)
Câu 1: Đoạn văn đề cập đến nội dung gì?
- A. giới thiệu về người đồng mình
- B. ước mơ xây dưng quê hương
- C. tinh thần đoàn kết của người đồng mình
- D. đức tính đáng quý của người đồng mình
Câu 2: Từ “nhỏ bé” trong khổ thơ trên được dùng theo nghĩa nào?
- A. Nghĩa thực
- B. Nghĩa so sánh
- C. Nghĩa cụ thể
- D. Nghĩa ẩn dụ
Câu 3: Bài thơ dùng phương thức biểu đạt chính là gì?
- A. Miêu tả
- B. Biểu cảm
- C. Tự sự
- D. Nghị luận
Câu 4: Dòng nào dưới đây nêu đúng những đức tính tốt đẹp của người đồng mình?
- A. Cần cù, chịu khó, anh dũng, bất khuất
- B. Bền bỉ, nhẫn nại, chịu đựng, hi sinh
- C. Mộc mạc, giàu quyết tâm và tinh thần
- D. Thẳng thắn, trung thực, bền bỉ, dẻo dai
Câu 5: Cách gọi “Người đồng mình” dùng để chỉ:
- A. Những người ở cùng một làng.
- B. Những người ở cùng xã.
- C. Những người ở cùng nhà.
- D. Những người sống cùng miền đất, quê hương.
Câu 6: Khổ thơ trên có thể thơ gì?
- A. Năm chữ
- B. Lục bát
- C. Tám chữ
- D. Tự do
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Em hiểu “người đồng mình” là gì? Cách gọi “người đồng mình” của tác giả có gì sâu sắc?
Câu 2: (3 điểm) Phân tích những đức tính cao quý của những “đồng minh” của mình, qua đó nhắc nhở con về hành trang của mình trên đường đời?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
=> Giáo án ngữ văn 7 kết nối tiết: Văn bản 3. Nói với con