Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối Bài 8 Văn bản 1: Bản đồ dẫn đường

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 8 Văn bản 1: Bản đồ dẫn đường. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: BẢN ĐỒ DẪN ĐƯỜNG

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Chọn chữ cái trước câu có đáp án trả lời đúng.

Câu 1: Đọc đoạn “Tấm bản đồ dẫn đường là cách nhìn … của chúng ta trong cuộc sống.” Câu nào trong đoạn trích giúp em nhận biết được mục đích mà tác giả muốn hướng tới từ những quan điểm đối lập nhau?

  • A. Tuỳ từng câu trả lời cho những câu hỏi trên sẽ là từng nét vẽ tạo nên hình dáng tấm bản đồ mà chúng ta mang theo trong tâm trí mình.
  • B. Cháu thấy đấy, những tấm bản đồ này chỉ dẫn người ta theo những con đường khác nhau như thế nào.
  • C. Với hai quan điểm khác nhau này, thì dù điều kiện sống của hai người ấy có giống nhau như thế nào đi nữa, cảm nhận của họ về cuộc sống lại rất khác biệt.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Ý nghĩa của hình ảnh “tấm bản đồ” đã được tác giả giải thích ở hai câu văn. Đó là những câu nào?

  • A. Tấm bản đồ dẫn đường là cách nhìn về cuộc đời này, bao gồm cả cách nhìn về con người.
  • B. Sam à, tấm bản đồ này còn bao hàm cả cách nhìn nhận về bản thân chúng ta nữa.
  • C. Có một người đàn ông nọ, một hôm vì có việc nên trở về nhà khi trời đã khuya. Oái oăm thay, sau khi về tới nhà, ông mới phát hiện đã để quên chiếc chìa khoá nhà tại công ty.
  • D. Cả A và B.

Câu 3: Từ cách tìm chìa khoá rất kì khôi của người đàn ông trong câu chuyện, tác giả liên hệ đến vấn đề gì?

  • A. Phẩm chất của con người đang đi xuống.
  • B. Con người chúng ta cần phải biết tìm chìa khoá chỗ tối.
  • C. Tìm tấm bản đồ dẫn đường phù hợp.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Trong văn bản, tác giả lí giải về hai khía cạnh của hình ảnh ẩn dụ “tấm bản đồ”. Hai khía cạnh đó là gì?

  • A. Cách nhìn về cuộc đời, con người
  • B. Cách nhìn nhận về bản thân
  • C. Cách thay đổi vận mệnh của bản thân
  • D. Cả A và B.

Câu 5: Trong cuộc sống của con người, tấm bản đồ (theo nghĩa mà tác giả muốn nói ở trong bài) có vai trò gì?

  • A. Rất hữu ích. Nó giúp chúng ta biết ta đang ở đâu và giúp ta không bị lạc.
  • B. Hộ thân, cần phải sử dụng lúc khẩn cấp.
  • C. Rất quan trọng. Nó quyết định những thành bại của con người trong cuộc sống.
  • D. Không có vai trò gì.

Câu 6: Hãy xác định tương quan cách nhìn nhận về cuộc đời của “ông” và của “mẹ ông”:

  • A. Hoàn toàn giốgn nhau
  • B. Hoàn toàn trái ngược nhau
  • C. Có chỗ giống nhau
  • D. Có chỗ khác nhau

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Cách mở đầu của tác phẩm có gì độc đáo?

Câu 2: (2 điểm) Bài học được rút ra từ câu chuyện ngụ ngôn trong mở đầu của tác phẩm là gì?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Sam, cách duy nhất để tìm một bản đồ khác, đó là sẵn sàng tìm kiếm trong bóng tối. Cháu cũng cần phải tìm kiếm bản đồ cho chính mình. Không nhất thiết phải là tấm bản đồ cháu được trao sẵn, hay tấm ban đồ giống hệt bố mẹ mình, mà là tấm bản đồ cháu tự vẽ bằng chính kinh nghiệm của mình

Ông hi vọng rằng, một ngày nào đó, cháu có thể đối mặt với cuộc đời mình một cách hiên ngang, mạnh mẽ, bởi cháu đã có tất cả những điều cháu cần trong tấm bản đồ dẫn đường của mình.”

(trích Dấu ấn Sơn Đoòng, Nhật Văn)

Câu 1:Đoạn văn đề cập đến nội dung gì?

  • A. lời dặn dò của ông dành cho Sam
  • B. bài học kinh nghiệm về tấm bản đồ
  • C. lí giải tấm bản đồ
  • D. bài học ông dành cho cháu trên con đường tìm lối đi của cuộc đời mình

Câu 2: Trong đoạn văn trên có sử dụng biện pháp tu từ nào:

  • A. ẩn dụ
  • B. so sánh
  • C. nhân hóa
  • D. liệt kê

Câu 3: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?

  • A. Luận
  • B. Tả
  • C. Kể
  • D. Cảm nhận

Câu 4: Trong cuộc sống của con người, tấm bản đồ (theo nghĩa mà tác giả muốn nói ở trong bài) có vai trò gì?

  • A. Rất hữu ích. Nó giúp chúng ta biết ta đang ở đâu và giúp ta không bị lạc.
  • B. Hộ thân, cần phải sử dụng lúc khẩn cấp.
  • C. Rất quan trọng. Nó dẫn đường cho cuộc đời mình
  • D. Không có vai trò gì.

Câu 5: Đọc lời khuyên của “ông” dành cho “cháu” ở đoạn trích, em rút ra điều gì cho bản thân?

  • A. Không chỉ Sam, mà các bạn trẻ đều cần tìm kiếm cho mình tấm bản đồ, bởi vì, trên đời, mỗi người có một hành trình riêng.
  • B. Trong quá trình trưởng thành, bài học chỉ được rút ra từ trải nghiệm của bản thân, kể cả thành công và thất bại, không thể bắt chước, vay mượn kinh nghiệm sống của bất kì ai khác.
  • C. Chúng ta cần phải chung sống hoà thuận với những người xung quanh, luôn yêu thương họ với một tấm lòng chân thành. Rồi một ngày nào đó ta sẽ được đền đáp lại xứng đáng.
  • D. Cả A và B.

Câu 6: Ngôi kể của đoạn trích là:

  • A. Ngôi thứ nhất
  • B. Ngôi thứ hai
  • C. Ngôi thứ ba
  • D. Xen kẽ ngôi hai và ngôi ba.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Tác phẩm chia làm mấy phần và nội dung chính mỗi phần là gì?

Câu 2: (2 điểm) Tấm bản đồ trong hướng đi của mỗi người có vai trò như thế nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

=> Giáo án ngữ văn 7 kết nối tiết: Văn bản 1. Bản đồ dẫn đường

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay