Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối Bài 2 Văn bản 2: Gặp lá cơm nếp

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 2 Văn bản 2: Gặp lá cơm nếp. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: GẶP LÁ CƠM NẾP

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Chọn chữ cái trước câu có đáp án trả lời đúng.

Câu 1: Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” sử dụng vần gì?

  1. Vần bằng
  2. Vần trắc
  3. Vần lưng
  4. Vần chân

Câu 2: Hình ảnh người mẹ trong kí ức của người con

  1. Người mẹ dũng cảm
  2. Người mẹ tốt bụng
  3. Người mẹ tảo tần
  4. Người mẹ già yếu

Câu 3: Tình cảm của người con dành cho mẹ và quê hương, đất nước

  1. Nhớ thương, yêu và trân trọng
  2. Yêu thương, trân quý
  3. Thiêng liêng, cao cả
  4. Chân thành, giản dị

Câu 4: Hình ảnh người con trong bài thơ

  1. Thô tục, lỗ mãng
  2. Hiếu thảo, yêu mẹ, yêu quê hương
  3. Lớn, trưởng thành
  4. Nhỏ bé, nghịch ngợm

Câu 5: Nội dung chính của bài thơ “Gặp lá nếp cơm” là gì?
A. Thể hiện nỗi nhớ của người con đối với mẹ, với món xôi và với Tổ Quốc.

  1. Hướng dẫn cách đồ xôi nếp.
  2. Thể hiện tình yêu đất nước, con người Việt Nam.
  3. Thể hiện sự mong ngóng muốn trở lại quê hương sau thời gian dài xa quê.

Câu 6: “Lá cơm nếp” xuất hiện trong bài thơ có tác dụng gì?
A. Sử dụng để làm đồ gói xôi.

  1. Nhắc lại kỉ niệm xưa, là chất xúc tác bùng cháy lên nỗi nhớ.
  2. Một vật tượng trưng cho quê hương tác giả.
  3. Biểu tượng cho người mẹ tần tảo sớm hôm đồ xôi.
  4. Tự luận (4 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Bài thơ được chia làm mấy phần và nội dung chính mỗi bài là gì?

Câu 2: (2 điểm) Hình ảnh người mẹ trong kí ức người con hiện lên như thế nào?

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:

“Ôi mùi vị quê hương

       Con quên làm sao được

       Mẹ già và đất nước

        Chia đều nỗi nhớ thương”

(trích Gặp lá cơm nếp - Thanh Thảo)

Câu 1: Đoạn văn đề cập đến nội dung gì?

  1. tình cảm trào dâng nhớ về làng quê Việt Nam bình dị
  2. những tình cảm nhớ thương quê hương, mẹ già, đất nước của người con
  3. nỗi nhớ da diết về người mẹ
  4. nhớ thương về lá cơm nếp

Câu 2: Khổ thơ thuộc khổ thơ thứ mấy?

  1. khổ 1
  2. khổ 2
  3. khổ 3
  4. khổ 4

Câu 3: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?

  1. miêu tả
  2. biểu cảm
  3. tự sự
  4. thuyết minh.

Câu 4: Khổ thơ trên có sử dụng biện pháp tu từ nào?

  1. ẩn dụ
  2. so sánh
  3. nhân hóa
  4. không sử dụng biện pháp nào

Câu 5: Trong khổ thơ trên, người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì?

  1. nhớ quê hương, mẹ già, đất nước
    B. nhớ quê hương
    C. nhớ người mẹ
  2. nhớ đất nước

Câu 6: Số tiếng trong một dòng thơ

  1. Mỗi dòng thơ có hai tiếng
  2. Mỗi dòng thơ có ba tiếng
  3. Mỗi dòng thơ có bốn tiếng
  4. Mỗi dòng thơ có năm tiếng
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Theo em, thể thơ năm chữ có tác dụng gì trong việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ?

Câu 2: (2 điểm) Trong khổ thơ trên, người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc nhớ thương. Vì sao những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp”?

 

=> Giáo án tiết: Văn bản 2 gặp lá cơm nếp

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay