Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối Bài 2 Thực hành tiếng Việt 1: Biện pháp tu từ

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 2 Thực hành tiếng Việt 1: Biện pháp tu từ. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ THI 15 PHÚT – THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIỆN PHÁP TU TỪ

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Chọn chữ cái trước câu có đáp án trả lời đúng.

Câu 1: Thế nào là ẩn dụ?

  1. Là biện pháp tu từ trong đó cái so sánh ẩn đi, là so sánh ngầm, vì chúng giống nhau
  2. Là biện pháp tu từ trong đó cái so sánh ẩn đi, là so sánh ngầm, vì chúng có điểm tương đồng với nhau.
  3. Là biện pháp tu từ trong đó cái so sánh ẩn đi, là so sánh ngầm, vì chúng thường đi gần với nhau.
  4. Là biện pháp tu từ trong đó cái so sánh ẩn đi, là so sánh ngầm, vì chúng có điểm khác nhau với nhau.

Câu 2: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”

  1. Ẩn dụ
  2. Nói quá
  3. Nói giảm, nói tránh
  4. Hoán dụ

Câu 3: Điểm giống nhau giữa nói giảm nói tránh với nói quá là?

  1. Đều phóng đại hay khoa trường một sự việc
  2. Đều không đi thẳng vào vấn đề mà là giảm đi tiêu cực
  3. Đều đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng
  4. Đều nói một cách không chính xác về sự việc đã xảy ra

Câu 4: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Ai đi đâu đấy hỡi ai – Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm”

  1. Ẩn dụ
  2. Nói quá
  3. Nói giảm, nói tránh
  4. Hoán dụ

Câu 5: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Mấy hôm nay cụ nhà cháu khó ở”

  1. Ẩn dụ
  2. Nói quá
  3. Nói giảm, nói tránh
  4. Hoán dụ

Câu 6: Tác dụng của ẩn dụ tu từ trong bài ca dao: “Bây giờ mận mới hỏi đào – Vườn hồng đã có ai vào hay chưa – Mận hỏi thì đào xin thưa – Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”.

  1. Làm cho cách nói trở nên tế nhị, sâu sắc chàng trai muốn tỏ tình với cô gái đã mượn cách nói này.
  2. Làm cho cách nói trở nên hấp dẫn, trau chuốt, thể hiện lời tỏ tình của chàng trai.
  3. Làm cho cách nói trở nên dễ hiểu, gần gũi với đời sống tâm tình của người bình dân.
  4. Làm cho cách nói trở nên ý nhị, tinh tế, bộc lộ được tình cảm của chàng trai.
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh là gì? Nêu tác dụng của nó.

Câu 2: (2 điểm) Các câu sao sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

  1. a) Lúc phát bài kiểm tra, cô giáo nói với Quân:

- Cô thấy rằng con cần phải cố gắng thêm nhiều trong thời gian tới.

  1. b) Thấy Hòa định mặc một chiếc áo khoác có màu sắc sặc sỡ, Loan góp ý:

- Mình thấy chiếc áo khoác này không hợp với chiếc váy bên trong của cậu lắm.

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau là: “Cái nết đánh chết cái đẹp”

  1. Coi trọng phẩm chất đức hạnh con người hơn hình thức bề ngoài.
  2. Đề cao cái đẹp về hình thức, hơn cái đẹp về phẩm chất.
  3. Ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình, hình thức bên ngoài.
  4. Khẳng định giá trị của cái đẹp và cái nết, bao giờ cái đạp cũng hơn cái nết.

Câu 2: Nói giảm nói tránh là gì?

  1. Là cách dùng diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự
  2. Là dùng các từ ngữ sử dụng khi miêu tả con người để gọi tên, miêu tả con vật, đồ vật hay sự vật nào đó
  3. Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng
  4. Là phóng đại có mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả

Câu 3: Xác định biện pháp nói giảm nói tránh trong đoạn thơ sau

Mười, hai mươi năm

Anh không về nữa

Anh vẫn một mình

Trường Sơn núi cũ

  1. Hai mươi năm
  2. Không về
  3. Một mình
  4. Núi cũ

Câu 4: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Ai làm cho bướm lìa hoa – Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng”

  1. Ẩn dụ
  2. Nói quá
  3. Nói giảm, nói tránh
  4. Hoán dụ

Câu 5: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Giận bầm gan tím ruột”

  1. Ẩn dụ
  2. Nói quá
  3. Nói giảm, nói tránh
  4. Hoán dụ

Câu 6: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Bác Dương thôi đã thôi rồi”

  1. Ẩn dụ
  2. Nói quá
  3. Nói giảm, nói tránh
  4. Hoán dụ
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Biện pháp tu từ có tác dụng như thế nào?

Câu 2: (2 điểm) Sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh để thay đối các câu sau:

  1. a) Chiếc khăn len này được đan thật xấu.
  2. b) Con chó đã chết rồi.
  3. c) Không khí ở đây thật khó chịu.
  4. d) Bạn dạo này béo quá

 

=> Giáo án và PPT Ngữ văn 7 kết nối Bài 2: Thực hành tiếng Việt (1)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay