Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối Bài 9 Văn bản 2: Lễ rửa làng của người Lô Lô

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 9 Văn bản 2: Lễ rửa làng của người Lô Lô. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: BẢN ĐỒ DẪN ĐƯỜNG

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Chọn chữ cái trước câu có đáp án trả lời đúng.

Câu 1: Nội dung phần 1 trong văn bản "Lễ rửa làng của người Lô Lô" là gì?

  • A. Ý nghĩa của phong tục.
  • B. Quá trình chuẩn bị và hành lễ rửa làng.
  • C. Giới thiệu người Lô Lô.
  • D. Giới thiệu lễ rửa làng của người Lô Lô.

Câu 2: Nội dung phần 2 trong văn bản "Lễ rửa làng của người Lô Lô" là gì?

  • A. Quá trình chuẩn bị và hành lễ rửa làng.
  • B. Giới thiệu lễ rửa làng của người Lô Lô.
  • C. Ý nghĩa của phong tục.
  • D. Giới thiệu người Lô Lô.

Câu 3: Ý nào dưới đây là một phong tục thể hiện nếp sống gắn bó với thiên nhiên của người Việt Nam?

  • A. Ăn chay
  • B. Không uống trà
  • C. Thờ thần mặt trời Ra
  • D. Thờ Thần Nông

Câu 4: Trong văn bản "Lễ rửa làng của người Lô Lô" người Lô Lô đã chuẩn bị những gì?

  • A. Gói bánh trưng, gói giò.
  • B. Thầy cúng thắp hương xin tổ tiên đồng ý cho tổ chức lễ rửa làng và hoàn tất các thủ tục để tiến hành lễ rửa làng.
  • C. Chơi các trò chơi dân gian.
  • D. Đi thăm gia đình, hàng xóm, người quen biết.

Câu 5: Ý nghĩa của hoạt động lễ rửa làng là gì?

  • A. Thể hiện những ước vọng tốt lành cho cuộc sống ấm no.
  • B. Là tín ngưỡng dân gian và nét đẹp truyền thống góp phần làm giàu có thêm cho bản sắc của cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam.
  • C. A và B đều đúng.
  • D. A và B đều sai.

Câu 6: Trong văn bản "Lễ rửa làng của người Lô Lô”, tính cộng đồng của các hoạt động diễn ra trong ngày lễ đã được tô đậm qua những thông tin cụ thể nào?

  • A. Cứ ba năm một, vào thời điểm tháng 5 hoặc tháng 6 âm lịch, người Lô Lô ngồi lại cùng nhau chọn ngày tổ chức lễ rửa làng, thống nhất việc mời thầy cúng và phân công mọi người sắm sanh đồ lễ.
  • B. Trước ngày lễ rửa làng 1 ngày, người dân chuẩn bị lễ vật gồm thẻ hương, chén nước, giấy trúc và con gà trống để thầy cúng thắp hương xin tổ tiên đồng ý cho tổ chức lễ rửa làng.
  • C. Thầy cúng và đoàn người sẽ mang lễ vật đi khắp các ngõ ngách quanh làng để xua đuổi tà ma và đánh thức những điều đẹp đẽ.
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Tác phẩm được chia làm mấy phần và nội dung chính mỗi phần là gì?

Câu 2: (2 điểm) Việc duy trì bền vững tục rửa làng cho thấy nét đẹp nào trong lối sống của người Lô Lô?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Lễ rửa làng có tên gọi là lễ mừng ngô mới, bắt nguòn từ nhận thức của người dân rằng không gian sinh sống của họ phỉa được “làm sạch”, “tẩy rửa” theo định kì để không còn những bụi bặm, đen đủi, tà ma quấy phá. Theo thông lệ, cứ ba năm một , vào thời điểm tháng 5 hoặc tháng 6 âm lịch, người Lô Lô ngồi lại cùng nhau chọn ngày tổ chức lễ rửa làng, thống nhất việc mời thầy cúng và phân công mọi người sắm sanh đồ lễ. Một ngày trước khi tổ chức lễ rửa làng, người dân chuẩn bị lễ vật gồm thẻ hương, chén nước, giấy trúc và chén nước xuống góc để khấn xin tổ tiên đồng ý cho tổ chức lễ làng. Khi thầy cúng bọc tờ giấy trúc lên chén nước mà nước trong chén không bị thấm hoặc đổ ra ngoài thì lễ xin rửa làng đã linh nghiệm, báo hiệu việc cúng lễ sẽ thành công. Kết thúc lễ xin, ông thầy đốt tờ giấy trúc để hoàn tất thủ tục.”

(trích Lễ rửa làng của người Lô Lô - Phạm Thùy Dung)

Câu 1: Đoạn văn đề cập đến nội dung gì?

  • A. giới thiệu về lễ rửa làng
  • B. diễn biến lễ rửa làng
  • C. giới thiệu người Lô Lô
  • D. giới thiệu phong tục người Lô Lô

Câu 2: Trong đoạn văn trên có sử dụng biện pháp tu từ nào:

  • A. ẩn dụ
  • B. so sánh
  • C. nhân hóa
  • D. liệt kê

Câu 3: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?

  • A. Tự sự
  • B. Miêu tả
  • C. Biểu cảm
  • D. Thuyết minh

Câu 4: Thời điểm diễn ra hoạt động lễ rửa làng là khi nào?

  • A. Diễn ra 5 năm một lần, vào tháng 5 hoặc tháng 6 âm lịch.
  • B. Diễn ra 3 năm một lần, vào tháng 5 hoặc tháng 6 âm lịch.
  • C. Diễn ra 10 năm một lần, vào tháng 5 hoặc tháng 6 âm lịch.
  • D. Diễn ra 3 năm một lần, vào tháng 6 hoặc tháng 6 âm lịch.

Câu 5: Trong đoạn văn trên, tính cộng đồng của các hoạt động diễn ra trong ngày lễ đã được tô đậm qua những thông tin cụ thể nào?

  • A. Cứ ba năm một, vào thời điểm tháng 5 hoặc tháng 6 âm lịch, người Lô Lô ngồi lại cùng nhau chọn ngày tổ chức lễ rửa làng, thống nhất việc mời thầy cúng và phân công mọi người sắm sanh đồ lễ.
  • B. Trước ngày lễ rửa làng 1 ngày, người dân chuẩn bị lễ vật gồm thẻ hương, chén nước, giấy trúc và con gà trống để thầy cúng thắp hương xin tổ tiên đồng ý cho tổ chức lễ rửa làng.
  • C. A & B đều đúng.
  • D. A & B đều sai.

Câu 6: Thể loại của văn bản "Lễ rửa làng của người Lô Lô" là gì?

  • A. Văn bản thông tin
  • B. Truyện ngụ gôn
  • C. Nghị luận
  • D. Truyền thuyết

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Nêu thể loại, PTBĐ, xuất xứ của tác phẩm

Câu 2: (2 điểm) Nội dung chính của văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

=> Giáo án ngữ văn 7 kết nối tiết: Văn bản 2. Lễ rửa làng của người lô lô

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay