Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối Bài 3 Văn bản 3: Quê hương

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 3 Văn bản 3: Quê hương. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: QUÊ HƯƠNG

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Chọn chữ cái trước câu có đáp án trả lời đúng.

Câu 1: Bài thơ “Quê hương” được rút trong tập thơ nào của tác giả?

  1. Tập thơ “Nghẹn ngào” (1939) sau đó được in lại trong tập “Hoa niên” (1945)
  2. Tập thơ “Gửi miền Bắc” (1955)
  3. Tập thơ “Hai nửa yêu thương” (1963)
  4. Tập thơ “Khúc ca mới” (1966)

Câu 2: Nội dung của bài “Quê hương” nói lên điều gì?

  1. Đề cao giá trị của nghề đi biển của những người dân sống ở làng chài quê hương.
  2. Nói lên nỗi nhớ nhung làng chài quê hương của đứa con tha hương.
  3. Miêu tả vẻ đẹp của biển quê hương mỗi khi con tàu ra khơi.
  4. Vẽ lại hành trình của đoàn thuyền ra khơi đánh cá.

Câu 3: Qua văn bản “Quê hương”, thiên nhiên vùng ven biển Nam Trung Bộ được nhận định như thế nào?

  1. Hoang dã, hùng vĩ
  2. Tương sáng, sinh động
  3. Giàu có, hoa lệ
  4. Trù phú, độc đáo

Câu 4: Bài thơ “Quê hương” thuộc thể thơ gì?

  1. Tự do
  2. Bốn chữ
  3. Năm chữ
  4. Lục bát

Câu 5: Trong hai câu thơ Quê hương, đoạn thứ hai (từ câu 3 đến câu 8) nói đến cảnh gì?

  1. Cảnh đoàn thuyền ra khơi.
  2. Cảnh đánh cá ngoài khơi.
  3. Cảnh đón thuyền cá về bến.
  4. Cảnh đợi chờ thuyền cá của người dân làng chài.

Câu 6: Câu thơ nào miêu tả nét đặc trưng của dân chài lưới?

  1. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng-Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
  2. Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ-Khắp dân làng tấp lập đón ghe về.
  3. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng-Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
  4. Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới-Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Bố cục bài thơ chia làm mấy phần và nội dung chính mỗi phần là gì?

Câu 2: (2 điểm) Tế Hanh đã so sánh “cánh buồm” với hình ảnh nào? Hình ảnh đó có ý nghĩa như thế nào?

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:

“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã

Phăng mai chèo, mạnh mẽ vượt trường giang

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la góp gió”

(trích Quê hương - Tế Hanh)

Câu 1: Đoạn văn đề cập đến nội dung gì?

  1. tình yêu quê hương của tác giả
  2. vẻ đẹp cảnh ra khơi đánh cá
  3. nỗi nhớ về quê hương
  4. kỉ niệm thời niên thiếu của tác giả

Câu 2: Khổ thơ thuộc khổ thơ thứ mấy?

  1. khổ 1
  2. khổ 2
  3. khổ 3
  4. khổ 4

Câu 3: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?

  1. miêu tả
  2. biểu cảm
  3. tự sự
  4. nghị luận

Câu 4: Khổ thơ trên có sử dụng biện pháp tu từ nào?

  1. ẩn dụ
  2. so sánh
  3. nhân hóa
  4. không sử dụng biện pháp nào

Câu 5: Trong khổ thơ trên, tác giả thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì?

  1. nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương da diết của nhà thơ
    B. nhớ quê hương
    C. nhớ khung cảnh thuyền ra khơi
  2. nhớ con người

Câu 6: Bài thơ “Quê hương” thuộc thể thơ gì?

  1. Tự do
  2. Bốn chữ
  3. Năm chữ
  4. Lục bát
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Mạch cảm xúc của bài thơ “Quê hương” được thể hiện như thế nào?

Câu 2: (2 điểm) Phân tích vẻ đẹp cảnh ra khơi đánh cá

 

=> Giáo án và PPT Ngữ văn 7 kết nối Bài 3: Quê hương (Tế Hanh)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay