Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối Bài 1 Thực hành tiếng Việt 3: Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 1 Thực hành tiếng Việt 3: Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: MỞ RỘNG THÀNH PHẦN CHÍNH BẰNG CỤM TỪ
ĐỀ SỐ 1
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Chọn chữ cái trước câu có đáp án trả lời đúng.
Câu 1: Thành phần chính của câu là gì?
- Là thành phần không bắt buộc
- Là thành phần bắt buộc
- Là thành phần vô cùng ít trong câu
- Là thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một số ý trọn vẹn
Câu 2: Khái niệm chính xác nhất về cụm từ?
- Là đơn vị cú pháp lớn nhất do các từ kết hợp với nhau tạo thành
- Là đơn vị cú pháp nhỏ nhất do các từ kết hợp với nhau tạo thành
- Là yếu tố được tạo thành từ một tiếng
- Là yếu tố ngôn ngữ có nghĩa
Câu 3: Cụm từ là những tổ hợp gồm bao nhiêu từ trở lên
- 4 từ
- 3 từ
- 2 từ
- 1 từ
Câu 4: Có bao nhiêu loại cụm từ
- 5 loại
- 4 loại
- 3 loại
- 2 loại
Câu 5: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu dùng cụm chủ-vị làm thành phần câu?
- Mẹ về là một tin vui.
- Tôi rất thích quyển truyện bố tặng tôi nhân dịp sinh nhật.
- Chúng tôi đã là xong bài tập mà thầy giáo cho về nhà.
- Ông tôi đang ngồi đọc báo trên tràng kỉ, ở phòng khách.
Câu 6: Trong các câu sau, câu nào không dùng cụm C – V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ?
- Mẹ về là một tin vui.
- Mẹ tôi luôn dậy sớm.
- Chúng tôi đã làm xong bài tập thầy giáo ra.
- Tôi luôn nghĩ rằng bạn ấy rất tốt.
- Tự luận
Câu 1. (2 điểm) Nêu một số cách để mở rộng thành phần câu.
Câu 2. (2 điểm) So sánh các câu trong từng cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ:
- – Trong gian phòng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường.
– Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường.
(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)
- – Thế mà qua một đêm, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.
– Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.
(Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa)
ĐỀ SỐ 2
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Đâu là hai loại cụm từ
- Tự do – cố định
- Trực tiếp – gián tiếp
- Đẳng lập – chính phụ
- Tự do – định danh
Câu 2: Trong câu sau, cụm C-V làm thành phần nào trong câu?
Gió mùa tràn về làm cho nhiệt độ giảm mạnh.
- bổ ngữ
- trạng ngữ
- chủ ngữ
- định ngữ
Câu 3: Cụm chủ - vị được in đậm trong câu văn "Đất nước ta đang chuyển biến nên còn nhiều khó khăn" làm thành phần gì trong câu?
- Chủ ngữ.
- Vị ngữ.
- Bổ ngữ.
- Định ngữ.
Câu 4: Cụm chủ - vị được in đậm trong câu văn "Xe này máy còn tốt lắm" làm thành phần gì trong câu?
- Chủ ngữ.
- Định ngữ.
- Vị ngữ.
- Bổ ngữ.
Câu 5: Câu nào là câu có cụm C-V làm thành phần câu ?
- Vì em học giỏi nên bố mẹ tặng em quyển sách này.
- Cô giáo đang giảng bài còn các bạn chăm chú lắng nghe.
- Những hàng cây bắt đầu chuyển lá đang đổ bóng trong một chiều hoàng hôn.
- Trong giờ kiểm tra, phòng học im phăng phắc.
Câu 6: Tìm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống trong câu sau?
Cụm chủ - vị là cơ sở xây dựng một câu đơn có cấu tạo … thành phần chủ ngữ và vị ngữ.
- Một
- Hai
- Ba
- Nhiều
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Nêu tác dụng của thành phần mở rộng câu
Câu 2: (2 điểm) Mở rộng các câu sau và cho biết cách thức mở rộng:
- Trời mưa
- Gió thổi
- Nó đang đọc sách
- Xuân về
=> Giáo án tiết: Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ