Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối Bài 3 Thực hành tiếng Việt 1: Số từ
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 3 Thực hành tiếng Việt 1: Số từ. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: SỐ TỪ
ĐỀ SỐ 1
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Chọn chữ cái trước câu có đáp án trả lời đúng.
Câu 1: Trong các câu sau, câu nào chứa số từ?
- Con đi trăm núi ngàn khe, chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
- Hôm nay lớp chúng em quyên góp đồ dùng cho đồng bào lũ lụt được bốn mươi bộ quần áo
- Tất cả các em học sinh khi đến trường đều ohair mặc đồng phục theo quy định
- Từng trang vở đều gợi lại những ký ức đẹp đẽ của thời học sinh
Câu 2: Trong câu sau đây: “Nhất nước, nhì phần, tam cần, tứ giống”
Các từ “Nhất, nhì, tam, tứ” là số từ chỉ cái gì?
- Số lượng
- Thứ tự
- Số đếm
- Số la mã
Câu 3: Tìm số từ chỉ số lượng ước chừng trong câu sau:
“Tôi nghe nói bà về đây một hai hôm rồi đi”
- Nghe nói
- Về đây
- Rồi đi
- Một hai
Câu 4: Trong các nhóm từ dưới đây, nhóm từ nào chỉ số đếm?
- Những, các,…
- Dăm ba, năm bảy, một vài,…
- Hai, bốn, sáu, tám
- Thứ nhất, thứ nhì, thứ ba,..
Câu 5: Từ “một” trong cụm từ “mỗi một chữ cái” là gì?
- Danh từ chỉ sự vật
- Lượng từ
- Số từ
- Danh từ chỉ đơn vị
Câu 6: Cấu trúc nào trong các cấu trúc sau đây là cấu trúc có số từ chỉ số đếm xuất hiện ở vị trí đúng?
- Danh từ - Danh từ chỉ đơn vị - Số từ
- Số từ - Danh từ - Danh từ chỉ đơn vị
- Số từ - Danh từ chỉ đơn vị - Danh từ
- Danh từ chỉ đơn vị - Số từ - Danh từ
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Số từ phân làm mấy loại?
Câu 2: (2 điểm) Xác định số từ trong những câu sau và hãy cho biết đó là loại số từ gì:
- Đối với tôi, Nguyễn Nhật Ánh là tác giả số một trong lòng tôi.
- Cái thác đó là cái thứ bảy mà chúng ta nhìn thấy trong suốt chuyến thăm quan.
- Năm trăm người trong hội trường đều cảm động trước câu chuyện gia đình hoàn cảnh và nghị lực vượt khó của bạn Lan Anh.
- Nếu anh ấy thích bạn thì sau khi tan làm, anh ấy sẽ liên lạc với bạn đầu tiên.
ĐỀ SỐ 2
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Sự nhầm lẫn giữa số từ và lượng từ vì
- Vì chúng đều chỉ lượng của chỉ sự vật
- Vì chúng đều là số đếm
- Vì chúng đều là số thứ tự
- Vì chúng đều là số la mã
Câu 2: Khi biểu thị số lượng của sự vật thì số từ đứng ở đâu?
- Trước danh từ
- Trước động từ
- Trước tính từ
- Sau danh từ
Câu 3: Có mấy loại số từ?
- 1
- 2
- 3
- 4
Câu 4: Từ “đôi” trong câu nào không phải số từ?
- Đôi mắt bà tôi đã đùng đục
- Bạn ấy có đôi tay thật khéo léo
- Hai người ấy gắn bó thân thiết với nhau như đũa có đôi
- Nhà tôi có đôi chim bồ câu rất đẹp
Câu 5: Điểm giống nhau về nghĩa giữa hai lượng từ "từng" và "mỗi" là gì?
- Tách ra từng sự vật, cá thể.
- Chỉ thứ tự hết cá thể này đến cá thể khác.
- Biểu thị số lượng ít ỏi.
- Mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự.
Câu 6: Đọc câu thơ: "Rồi Bác đi dém chăn - [...] người [...] người một." và câu thơ: "[...] giọt long lanh rơi - Tôi đưa tay hứng về."
Từ nào có thể điền vào chỗ trống [...] trong các câu thơ trên?
- Mỗi
- Nhiều
- Mấy
- Từng
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Số từ là gì?
Câu 2: (2 điểm) Tìm số từ trong các câu sau và giải thích ý nghĩa của chúng:
- Tôi có một cái răng khểnh.
- Khi gặp cô, em sẽ nhớ là có hai người cùng giữ chung một bí mật.
=> Giáo án và PPT Ngữ văn 7 kết nối Bài 3: Thực hành tiếng Việt (1)