Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối Bài 6 Văn bản 2: Một số câu tục ngữ Việt Nam

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 6 Văn bản 2: Một số câu tục ngữ Việt Nam. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: MỘT SỐ CÂU TỤC NGỮ VIỆT NAM

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Chọn chữ cái trước câu có đáp án trả lời đúng.

Câu 1: Câu nào dưới đây nói đúng về số tiếng của các câu tục ngữ trong bài đọc?

  • A. Thường là 6 đến 8 tiếng, có một số câu gấp đôi số lượng đó nhưng có tính đối.
  • B. Thường là 7 đến 10 tiếng, một số câu nhiều hơn.
  • C. Số tiếng theo thể thơ lục bát.
  • D. Số tiếng theo thể thơ 7 chữ.

Câu 2: Câu tục ngữ nào không có sự cân đối giữa hai vế trong một dòng?

  • A. Nắng chóng trưa, mưa chóng tối
  • B. Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa
  • C. Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão.
  • D. Đói cho sạch, rách cho thơm.

Câu 3: Những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa một cách trực tiếp có thể là:

  • A. 1, 3, 5, 7, 11, 13
  • B. 2, 3, 4, 6, 9, 14
  • C. 4, 9, 10, 11, 12, 13
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” gần nghĩa với câu nào trong bài đọc?

  • A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
  • B. Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi.
  • C. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
  • D. Người sống hơn đống vàng.

Câu 5: Các câu tục ngữ từ câu 1 đến câu 5 là về chủ đề gì?

  • A. Ẩn dụ cho những gian khó mà người dân Việt Nam xưa phải gánh chịu.
  • B. Cách nhìn nhận thế giới.
  • C. Kinh nghiệm về thời tiết.
  • D. Cách bói mưa, nắng.

Câu 6: Các câu tục ngữ từ câu 6 đến câu 8 là về chủ đề gì?

  • A. Kinh nghiệm điều chỉnh việc làm đối với nhà nông.
  • B. Kinh nghiệm về lao động sản xuất.
  • C. Kinh nghiệm về nuôi tằm, một nghề kiếm nhiều tiền.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Nội dung của tục ngữ phản ánh điều gì?

Câu 2: (2 điểm) Bài học kinh nghiệm gì được rút ra từ câu tục ngữ thứ 1.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Đọc câu sau và trả lời câu hỏi:

“Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang,

  mây kéo lên ngàn thì mưa như trút”

Câu 1: Đoạn văn đề cập đến nội dung gì?

  • A. Vào mùa Đông có gió đồng bằng
  • B. bài học kinh nghiệm về thời tiết
  • C. Vào mùa hè có gió khô
  • D. hiện tượng mưa và nắng

Câu 2: Câu văn trên có bao nhiêu từ láy?

  • A. 3 từ
  • B. 2 từ
  • C. 0 từ
  • D. 1 từ

Câu 3: Câu tục ngữ trên có gieo vần không?

  • A. có
  • B. không

Câu 4: Đoạn văn trên có sử dụng biện pháp tu từ nào?

  • A. ẩn dụ
  • B. so sánh
  • C. nhân hóa
  • D. không sử dụng biện pháp nào

Câu 5: Tác giả của các câu tục ngữ trong bài là ai?

  • A. Tự lực văn đoàn
  • B. Nguyễn Xuân Kinh, Nguyễn Thuý Loan,…
  • C. Dân gian, không xác định.
  • D. Tô Hoài, Huy Cận

Câu 6: Câu tục ngữ trên là về chủ đề gì?

  • A. Ẩn dụ cho những gian khó mà người dân Việt Nam xưa phải gánh chịu.
  • B. Cách nhìn nhận thế giới.
  • C. Kinh nghiệm về thời tiết.
  • D. Cách bói mưa, nắng.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Tục ngữ là gì?

Câu 2: (2 điểm) Bài học kinh nghiệm từ câu tục ngữ thứ 3 là gì?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

=> Giáo án ngữ văn 7 kết nối tiết: Văn bản 4. Một số câu tục ngữ việt nam

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay