Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 chân trời Bài 29: Virus

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 chân trời sáng tạo Bài 29: Virus. Sinh học và sự phát triển bền vững. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 24: KHÁI QUÁT VỀ VIRUS

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không đúng với virus?

  • A. Có kích thước siêu nhỏ (khoảng 20 – 300 nm).
  • B. Có cấu tạo tế bào mặc dù còn rất đơn giản.
  • C. Có vật chất di truyền là DNA hoặc RNA.
  • D. Chỉ có thể nhân lên trong tế bào vật chủ.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự khác nhau của virus và vi khuẩn?

  • A. Virus không nhất thiết phải sống kí sinh nội bào bắt buộc còn vi khuẩn phải sống kí sinh nội bào bắt buộc.
  • B.Virus không có hệ thống sinh năng lượng còn vi khuẩn thì có hệ thống sinh năng lượng.
  • C. Virus có hiện tượng sinh trưởng và nhân lên còn vi khuẩn thì không có hiện tượng sinh trưởng và nhân lên.
  • D. Virus có thể mẫn cảm với các chất kháng sinh còn vi khuẩn thì không mẫn cảm với các chất kháng sinh.

Câu 3: Sự liên kết giữa phân tử bề mặt của virus với thụ thể bề mặt của tế bào chủ xảy ra trong giai đoạn

  • A. hấp phụ.
  • B. xâm nhập.
  • C. tổng hợp.
  • D. phóng thích.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự khác nhau trong giai đoạn xâm nhập giữa phage và virus có vỏ ngoài?

  • A. Ở phage, nucleocapsid được đưa vào tế bào chất sau đó “cởi vỏ” để giải phóng nucleic acid. Ở virus có vỏ ngoài, nucleic acid được bơm vào tế bào chất còn vỏ nằm bên ngoài.
  • B. Ở phage, nucleic acid được bơm vào tế bào chất còn vỏ nằm bên ngoài. Ở virus có vỏ ngoài, nucleocapsid được đưa vào tế bào chất sau đó “cởi vỏ” để giải phóng nucleic acid.
  • C. Ở phage, vỏ capsid được bơm vào tế bào chất còn nucleic acid nằm bên ngoài. Ở virus có vỏ ngoài, nucleocapsid được đưa vào tế bào chất sau đó “cởi vỏ” để giải phóng nucleic acid.
  • D. Ở phage, nucleocapsid được đưa vào tế bào chất sau đó “cởi vỏ” để giải phóng nucleic acid. Ở virus có vỏ ngoài, vỏ capsid được bơm vào tế bào chất còn nucleic acid nằm bên ngoài.

Câu 5: Vỏ ngoài của virus là

  • A. Vỏ capsid
  • B. Các gai glycoprotein
  • C. Lớp lipid kép và protein bọc bên ngoài vỏ capsid
  • D. Nucleocapsid

Câu 6: Vật chất di truyền của một chủng gây bệnh ở người là một phân tử acid nucleic. Phân tử acid nucleic này được cấu tạo từ 4 loại nucleotide A, T, G, X trong đó A = T = G = 23%. Vật chất di truyền của chủng virus này là

  • A. DNA mạch kép.
  • B. DNA mạch đơn.
  • C. RNA mạch kép.
  • D. RNA mạch đơn.

Câu 7: Phage có thể kí sinh ở giới nào sau đây?

  • A. Giới Thực vật.
  • B. Giới thực vật và giới Động vật.
  • C. Giới Nấm và giới Động vật.
  • D. Giới Khởi sinh và giới Nấm.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự khác nhau giữa virus độc và virus ôn hòa?

  • A. Virus độc không thể nhân lên nhưng tiết chất độc phá vỡ tế bào chủ. Virus ôn hòa cũng không thể nhân lên nhưng tiết chất dinh dưỡng để nuôi tế bào chủ.
  • B. Virus độc không thể nhân lên nhưng tiết chất độc phá vỡ tế bào chủ. Virus ôn hòa thì có thể nhân lên và làm phá vỡ tế bào chủ.
  • C. Virus độc xâm nhập, nhân lên và phá vỡ tế bào chủ. Virus ôn hòa gắn bộ gen vào bộ gen tế bào chủ, không tạo thành virus mới và không phá vỡ tế bào chủ.
  • D. Virus độc gắn bộ gen vào bộ gen tế bào chủ, không tạo thành virus mới và không phá vỡ tế bào chủ. Virus ôn hòa xâm nhập, nhân lên và phá vỡ tế bào chủ.

Câu 9: Vì sao để nhân lên, virus bắt buộc phải kí sinh nội bào?

  • A. Vì lõi axit nucleic của virus ngắn, không có khả năng tự sao chép.
  • B. Vì virus có cấu tạo đơn giản, chưa có bộ máy tự nhân lên nên phải nhờ bộ máy tổng hợp của tế bào.
  • C. Để virus không tốn năng lượng cho quá trình nhân lên, tập trung năng lượng cho các hoạt động sống khác.
  • D. Vì ở ngoài môi trường, virus sẽ bị phá hủy bởi các yếu tố bất lợi.

Câu 10: Cho các yếu tố sau:

(1) Lượng virus

(2) Tốc độ nhân lên và lây lan của virus

(3) Tình trạng sức khỏe của vật chủ

(4) Các bệnh nền của vật chủ

Trong số các yếu tố trên, số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng gây bệnh của virus là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

 

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Thành phần cơ bản của virus là

  • A. vỏ capsit và lõi nucleic acid.
  • B. vỏ capsit và vỏ ngoài.
  • C. vỏ ngoài và lõi nucleic acid.
  • D. lõi nucleic acidvàgai glycoprotein.

 

Câu 2: Loại virus nào sau đây có DNA là vật chất di truyền của nó?

  • A. Virus khảm thuốc lá
  • B. Virus khảm khoai tây
  • C. Virus khảm cà chua
  • D. Virus khảm hoa súp lơ

 

Câu 3: Đối với virus kí sinh trên vi khuẩn, quá trình xâm nhập của chúng vào tế bào chủ diễn ra như thế nào?

  • A. Vỏ capsid được bơm vào tế bào chất của tế bào chủ còn acid nucleic nằm ngoài
  • B. Cả acid nucleic và vỏ capsit đều được bơm vào tế bào chủ.
  • C.  Tùy trường hợp mà có thể bơm acid nucleic hoặc vỏ capsid vào trong tế bào chủ.
  • D. Acid nucleic được bơm vào tế bào chất của tế bao chủ còn vỏ capsid nằm bên ngoài.

Câu 4: Trong quá trình hấp thụ lên bề mặt tế bào, virus có thể hấp thụ ở vị trí nào?

  • A. Các gai glycoprotein
  • B. Lớp vỏ capsid
  • C. Receptor
  • D. Ở mọi điểm

 

Câu 5: Virus có thể kí sinh ở bao nhiêu sinh vật trong các sinh vật sau đây?

(1) Vi khuẩn

(2) Nấm

(3) Thực vật

(4) Động vật

(5) Người

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

 

Câu 6: Khi virus cúm xâm nhập vào tế bào, virus cúm ngay lập tức bắt đầu thực hiện công việc nào?

  • A. Kết hợp DNA của virus vào nhiễm sắc thể của tế bào chủ
  • B. Phá hủy bộ máy phiên mã của tế bào chủ
  • C. Sao chép vật chất di truyền của nó và tổng hợp protein virus
  • D. Sử dụng một bản sao của virus sao chép ngược để tạo ra DNA virus

 

Câu 7: Trình tự các giai đoạn trong quá trình nhân lên của virus là

  • A. xâm nhập → hấp phụ → tổng hợp → lắp ráp → phóng thích.
  • B. xâm nhập → hấp phụ → lắp ráp → tổng hợp → phóng thích.
  • C. hấp phụ → xâm nhập → lắp ráp → tổng hợp → phóng thích.
  • D. hấp phụ → xâm nhập → tổng hợp → lắp ráp → phóng thích.

 

Câu 8: Các đơn vị cấu tạo nên vỏ capsid của virus là

  • A. capsomer.
  • B. glycoprotein.
  • C. glycerol.
  • D. nucleotide.

 

Câu 9: Cho các chức năng sau:

(1) Nhận diện tế bào vật chủ để xâm nhập.

(2) Bảo vệ virus khỏi hệ thống miễn dịch của tế bào vật chủ.

(3) Giúp virus bám vào tế bào vật chủ.

(4) Giúp virus nhân lên nhanh chóng.

Lớp vỏ ngoài của virus đảm nhận số chức năng là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

 

Câu 10: Nhận định nào sau đây đúng về vật chất di truyền của virus?

  • A. Chỉ có thể là DNA, mạch đơn hoặc mạch kép.
  • B. Chỉ có thể là RNA, mạch đơn hoặc mạch kép.
  • C. Có thể là DNA hoặc RNA, mạch đơn hoặc mạch kép.
  • D. Có thể là DNA mạch kép hoặc RNA mạch đơn.

 
 

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (4 điểm). Virus có cấu trúc như thế nào?

Câu 2 (6 điểm). Trình bày cơ chế gây bệnh của virus.

  



 

 

ĐỀ 2

Câu 1 (4 điểm). Kể tên một số về virus có hệ gene là RNA, DNA mà em biết.

Câu 2 (6 điểm). Lấy ví dụ về virus kí sinh ở vi sinh vật, thực vật, động vật và con người.

 
 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách lõi RNA ra khỏi vỏ protein của hai chủng virus A và B.Sau đó, tiến hành lấy lõi nucleic acid của chủng A kết hợp với vỏ capsid của chủng B để tạo thành virus lai. Nhiễm chủng virus lai vào cây thuốc lá thì cây sẽ bị bệnh. Theo lí thuyết, khi tiến hành phân lập từ lá cây bị bệnh sẽ thu được virus có cấu tạo gồm

  • A. lõi nucleic acid của chủng A và vỏ capsid của chủng B.
  • B. lõi nucleic acid của chủng B và vỏ capsid của chủng A.
  • C. lõi nucleic acid của chủng A và vỏ capsid của chủng A.
  • D. lõi nucleic acid của chủng B và vỏ capsid của chủng B.

 

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về virus?

  • A. Virus có thể sống tự do hoặc kí sinh trên cơ thể sinh vật khác.
  • B. Không thể nuôi virus trên môi trường nhân tạo như nuôi vi khuẩn.
  • C. Virus cũng có cấu tạo tế bào giống như các sinh vật khác.
  • D. Virus có kích thước rất nhỏ nhưng vẫn lớn hơn vi khuẩn.

 

Câu 3: Cho các tiêu chí sau:

(1) Sự tồn tại của lớp vỏ ngoài

(2) Sự sắp xếp của capsomer ở vỏ capsid

(3) Loại vật chất di truyền

(4) Loại vật chủ

Số tiêu chí được sử dụng để phân loại virus là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

 

Câu 4: Dựa vào lớp vỏ ngoài, virus được phân thành các nhóm gồm

  • A. virus trần và virus có vỏ ngoài.
  • B. virus có cấu trúc xoắn, virus có cấu trúc khối và virus có cấu trúc hỗn hợp.
  • C. virus DNA và virus RNA.
  • D. virus kí sinh ở vi khuẩn, virus kí sinh ở nấm, virus kí sinh ở thực vật, virus kí sinh ở động vật và người.

 

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Virus là gì?

Câu 2 (4 điểm). Vì sao kháng sinh không thể tiêu diệt virus?

 

 

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về virus trần và virus có vỏ ngoài?

  • A. Virus trần và virus có vỏ ngoài đều có vỏ capsid.
  • B. Virus trần và virus có vỏ ngoài đều có lõi nucleic acid.
  • C. Bề mặt của virus trần có các gai glycoprotein còn bề mặt của virus có vỏ ngoài thì không có các gai glycoprotein.
  • D. Virus trần không có lớp vỏ ngoài bằng phospholipid và protein còn virus có vỏ ngoài thì có lớp vỏ ngoài bằng phospholipid và protein.

 

Câu 2: Trong quá trình nhân lên của virus, giai đoạn có sự nhân lên của nucleic acid trong tế bào chủ là

  • A. hấp thụ.
  • B. xâm nhập.
  • C. tổng hợp.
  • D. lắp ráp.

Câu 3: Vì sao mỗi loại virus chỉ có thể xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định?

  • A. Vì mỗi loại virus chỉ có các gai glycoprotein hoặc protein bề mặt tương thích với thụ thể trên bề mặt của một số loại tế bào chủ nhất định.
  • B. Vì mỗi loại virus chỉ có enzyme phân giải màng tế bào của một số loại tế bào chủ nhất định.
  • C. Vì mỗi loại virus chỉ có khả năng sử dụng bộ máy sinh tổng hợp các chất của một số loại tế bào chủ nhất định.
  • D. Vì mỗi loại virus chỉ có enzyme phiên mã ngược tương thích với vật chất di truyền của một số loại tế bào chủ nhất định.

 

Câu 4: Virus được phân thành 3 nhóm gồm virus có cấu trúc xoắn, virus có cấu trúc khối và virus có cấu trúc hỗn hợp. Sự phân loại này dựa trên tiêu chí nào sau đây?

  • A. Sự tồn tại của lớp vỏ ngoài.
  • B. Sự sắp xếp của capsomer ở vỏ capsid.
  • C. Loại vật chất di truyền.
  • D. Loại vật chủ.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Chu trình sinh tan và chu trình tiềm tan có mối quan hệ như thế nào?

Câu 2 (4 điểm). Trình bày đặc điểm sự nhân lên của virus trong tế bào chủ.

  

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay