Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 chân trời Bài 25: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 chân trời sáng tạo Bài 25: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật. Sinh học và sự phát triển bền vững. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 25: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN Ở VI SINH VẬT
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Sinh trưởng ở vi sinh vật là
- A. sự gia tăng khối lượng cơ thể vi sinh vật.
- B. sự gia tăng kích thước cơ thể vi sinh vật.
- C. sự gia tăng về số lượng loài của quần thể vi sinh vật.
- D. sự gia tăng về số lượng cá thể của quần thể vi sinh vật.
Câu 2: Sinh trưởng ở vi khuẩn cần được xem xét trên phạm vi quần thể vì
- A. vi khuẩnhoàn toànkhông có sự thay đổi về kích thước và khối lượng.
- B. khó nhận ra sự thay đổi về kích thước và khối lượng của tế bào vi khuẩn.
- C. vi khuẩn có khả năng trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển rất nhanh.
- D. khó nhận ra sự tồn tại, phát triển của tế bào vi khuẩn trong môi trường tự nhiên.
Câu 3: Môi trường nuôi cấy không liên tục là
- A. môi trường nuôi cấy được bổ sung chất dinh dưỡng mới và được lấy đi các sản phẩm của quá trình nuôi cấy.
- B. môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới nhưng được lấy đi các sản phẩm của quá trình nuôi cấy.
- C. môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới cũng không được lấy đi các sản phẩm của quá trình nuôi cấy.
- D. môi trường nuôi cấy liên tục được bổ sung chất dinh dưỡng mới và liên tục được lấy đi các sản phẩm của quá trình nuôi cấy.
Câu 4: Trình tự sắp xếp nào sau đây là đúng khi nói về các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục?
- A. Pha tiềm phát → Pha lũy thừa → Pha cân bằng → Pha suy vong.
- B. Pha tiềm phát → Pha cân bằng → Pha lũy thừa → Pha suy vong.
- C. Pha suy vong → Pha tiềm phát → Pha lũy thừa → Pha cân bằng.
- D. Pha suy vong → Pha lũy thừa → Pha tiềm phát → Pha cân bằng.
Câu 5: Trong nuôi cấy không liên tục, pha có tốc độ phân chia của vi khuẩn đạt tối đa là
- A. pha tiềm phát.
- B. pha lũy thừa.
- C. pha suy vong.
- D. pha cân bằng.
Câu 6: Pha nào sau đây chỉ có ở nuôi cấy vi khuẩn không liên tục?
- A. Pha lũy thừa.
- B. Pha tiềm phát.
- C. Pha cân bằng.
- D. Pha suy vong.
Câu 7: Trong nuôi cấy không liên tục, để thu được lượng sinh khối của vi khuẩn tối đa nên tiến hành thu hoạch vào thời điểm nào sau đây?
- A. Đầu pha lũy thừa.
- B. Cuối pha lũy thừa.
- C. Đầu pha tiềm phát.
- D. Cuối pha cân bằng.
Câu 8: Có bao nhiêu lí do trong các lí do sau đây giải thích cho việc giảm dần số lượng cá thể ở pha suy vong trong nuôi cấy vi khuẩn không liên tục?
(1) Chất dinh dưỡng trong môi trường nuôi cấy bị cạn kiệt.
(2) Các chất độc hại tích tụ nhiều.
(3) Môi trường nuôi cấy không còn không gian để chứa vi khuẩn.
(4) Nồng độ oxygen giảm xuống rất thấp.
- A. 1.
- B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
Câu 9: Đặc điểm nào sau đây đúng với sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ?
- A. Chỉ có hình thức sinh sản vô tính.
- B. Chỉ có hình thức sinh sản hữu tính.
- C. Có cả 2 hình thức: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
- D. Chưa có hình thức sinh sản.
Câu 10: Xạ khuẩn có hình thức sinh sản bằng
- A. phân đôi.
- B. nảy chồi.
- C. bào tử trần.
- D. tiếp hợp.
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Sinh sản vô tính ở vi sinh vật nhân thực gồm các hình thức nào sau đây?
(1) Phân đôi.
(2) Tiếp hợp.
(3) Nảy chồi.
(4) Bào tử.
- A. (1), (2), (3).
- B. (1), (2), (4).
- C. (1), (3), (4).
- D. (2), (3), (4).
Câu 2: Cho các phát biểu sau:
(1) Phân đôi là hình thức sinh sản phổ biến ở vi khuẩn.
(2) Nảy chồi là hình thức sinh sản có ở cả vi sinh vật nhân sơ và nhân thực.
(3) Một số động vật nguyên sinh có cả 2 hình thức sinh sản vô tính và hữu tính.
(4) Bản chất của quá trình sinh sản vô tính ở vi sinh vật là quá trình nguyên phân.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng khi nói về sinh sản ở vi sinh vật là
- A. 1.
- B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
Câu 3: Nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật có thể là chất hóa học nào sau đây?
- A. protein, vitamin.
- B. amino acid, vitamin.
- C. lipid, chất khoáng.
- D. carbohydrate, nucleic acid.
Câu 4: Chất kháng sinh khác chất diệt khuẩn ở đặc điểm là
- A. có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật một cách chọn lọc.
- B. không làm tổn thương đến da và mô sống của cơ thể người.
- C. có khả năng làm biến tính các protein, các loại màng tế bào.
- D. có khả năng sinh oxygen nguyên tử có tác dụng oxi hóa mạnh.
Câu 5: Trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh. Yếu tố nào sau đây đã ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh trong trường hợp này?
- A. Độ ẩm.
- B. Nhiệt độ.
- C. Độ pH.
- D. Ánh sáng.
Câu 6: Vi khuẩn E. coli trong điều kiện nuôi cấy thích hợp cứ 20 phút lại phân đôi một lần. Số tế bào của quần thể vi khuẩn E.coli có được sau 10 lần phân chia từ một tế bào vi khuẩn ban đầu là
- A. 1024
- B. 1240
- C. 1420
- D. 200
Câu 7: Có một pha trong quá trình nuôi cấy không liên tục mà ở đó, số lượng vi khuẩn tăng lên rất nhanh. Pha đó là
- A. Pha tiềm phát
- B. Pha lũy thừa
- C. Pha cân bằng
- D. Pha suy vong
Câu 8: Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được đánh giá thông qua
- A. Sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể
- B. Sự tăng lên về kích thước của từng tế bào trong quần thể
- C. Sự tăng lên về khối lượng của từng tế bào trong quần thể
- D. Sự tăng lên về cả kích thước và khối lượng của từng tế bào trong quần thể
Câu 9: Nói đến sự sinh trưởng của vi sinh vật là nói đến sự sinh trưởng của
- A. Từng vi sinh vật cụ thể
- B. Quần thể vi sinh vật
- C. Tùy từng trường hợp, có thể là nói đến sự sinh trưởng của từng vi sinh vật cụ thể hoặc cả quần thể vi sinh vật
- D. Tất cả các quần thể vi sinh vật trong một môi trường nào đó
Câu 10: Sinh trưởng ở vi khuẩn cần được xem xét trên phạm vi quần thể vì
- A. vi khuẩn hoàn toàn không có sự thay đổi về kích thước và khối lượng.
- B. khó nhận ra sự thay đổi về kích thước và khối lượng của tế bào vi khuẩn.
- C. vi khuẩn có khả năng trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển rất nhanh.
- D. khó nhận ra sự tồn tại, phát triển của tế bào vi khuẩn trong môi trường tự nhiên.
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (4 điểm). Nêu khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật. Sinh trưởng của quần thể vi khuẩn phụ thuộc vào yếu tố nào?
Câu 2 (6 điểm). Nêu ứng dụng của các yếu tố hóa học ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật vào đời sống.
ĐỀ 2
Câu 1 (4 điểm). Kháng sinh có tác dụng gì?
Câu 2 (6 điểm). Các hình thức sinh sản vô tính ở vi sinh vật nhân thực thường gặp ở những loài nào?
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Đâu là ý không đúng khi nói về dinh dưỡng, sinh sản của vi sinh vật?
- A. Vi khuẩn quang dưỡng màu tía sinh sản bằng cách hình thành bào tử đốt.
- B. Nội bào tử được hình thành bên trong tế bào sinh dưỡng.
- C. Vi khuẩn dinh dưỡng metan sinh sản bằng cách hình thành ngoại bào tử.
- D. Ngoại bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng.
Câu 2: Làm thế nào để sinh sản hữu tính ở vi khuẩn?
- A. DNA được chuyển từ sinh vật này sang sinh vật khác.
- B. Mỗi vi khuẩn có thể tự tách ra làm đôi.
- C. Vi khuẩn có cơ quan sinh sản tương tự như ở động vật có vú.
- D. Tế bào trứng từ một loại vi khuẩn được phóng ra ngoài không khí để được tinh trùng thụ tinh.
Câu 3: Các mycoplasmas cần chất nào sau đây để tăng trưởng?
- A. Nitrogen.
- B. Carbon.
- C. Cholesterol.
- D. Glucose.
Câu 4: Ở pha lũy thừa, quần thể vi khuẩn sinh trưởng như thế nào?
- A. Vi khuẩn thích nghi với môi trường sống mới.
- B. Vi khuẩn trao đổi chất, sinh trưởng mạnh và tốc độ phân chia của vi khuẩn đạt tối đa.
- C. Vi khuẩn vừa phân chia vừa chết do chất dinh dưỡng giảm dần.
- D. Số lượng vi khuẩn chết tăng dần do chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy nhiều.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Nên lưu ý điều gì khi sử dụng kháng sinh?
Câu 2 (4 điểm). Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến sinh trưởng của vi sinh vật?
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Vi sinh vật nhân thức nào không sinh sản bằng hình thức phân đôi?
- A. trùng roi.
- B. tảo lục đơn bào.
- C. nấm men bia.
- D. amip.
Câu 2: Vi sinh vật nào sinh sản tiếp hợp giữa sợi âm và sợi dương?
- A. trùng giày.
- B. nấm men bia.
- C. nấm sợi.
- D. trùng roi.
Câu 3: Trong nuôi cấy liên tục, không xảy ra pha suy vong vì
- A. thường xuyên được bổ sung chất kích thích sinh trưởng và loại bỏ các sản phẩm trao đổi chất.
- B. thường xuyên được bổ sung chất dinh dưỡng và loại bỏ các protein do vi sinh vật tổng hợp được
- C. thường xuyên được bổ sung chất kích thích sinh trưởng và loại bỏ các protein do vi sinh vật tổng hợp được.
- D. thường xuyên được bổ sung chất dinh dưỡng và loại bỏ các sản phẩm trao đổi chất.
Câu 4: Kháng sinh là
- A. những hợp chất hữu cơ do vi sinh vật tổng hợp có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế các vi sinh vật khác.
- B. chất có khả năng giết chết vi khuẩn.
- C. chế phẩm có chứa kháng nguyên dùng để kích thích cơ thể tạo miễn dịch, đặc hiệu chủ động, nhằm chống lại tác nhân gây bệnh.
- D. thuốc ức chế hoặc ngăn chặn hoạt động của hệ thống miễn dịch.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Vì sao sự sinh trưởng ở vi sinh vật cần được xem xét trên phạm vi quần thể?
Câu 2 (4 điểm). Sau mỗi thế hệ sinh trưởng, quần thể vi khuẩn E.coli thay đổi như thế nào về mặt số lượng? Khi bị ốm có nên uống thuốc cảm có sẵn trong nhà không? Vì sao?
=> Giáo án sinh học 10 chân trời bài 25: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật (2 tiết)