Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 kết nối Bài 42: Biến dạng của lò xo
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) kết nối tri thức Bài 42: Biến dạng của lò xo. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 42. BIẾN DẠNG CỦA LÒ XO
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây?
- Lò xo luôn lấy lại được hình dạng ban đầu khi thôi tác dụng lực.
- Khi lò xo bị kéo dãn thì chiều dài lúc sau ngắn hơn chiều dài ban đầu.
- Lực đàn hồi của lò xo có chiều ngược với chiều biến dạng của lò xo.
- Độ biến dạng của lò xo là độ dãn của lò xo.
Câu 2. Lò xo thường được làm bằng những chất nào?
- Thép.
- Chì.
- Nhôm.
- Cả 3 loại trên.
Câu 3. Giả sử một chiếc lò xo có chiều dài ban đầu là l0, khi chịu tác dụng của một lực, chiều dài lò xo là l1 (l1>l0). Độ biến dạng của lò xo khi đó là:
- l
- l0
- l0 – l1
- l1 – l0
Câu 4. Đơn vị của độ biến dạng của lò xo là?
- Đơn vị đo của thể tích.
- Đơn vị đo của độ dài.
- Đơn vị đo của khối lượng.
- Đơn vị đo của lực.
Câu 5. Độ biến dạng của lò xo được xác định theo công thức:
Câu 6. Treo hai lò xo giống hệt nhau theo phương thẳng đứng gắn vật m1 và m2 (m2 > m1) lần lượt vào mỗi lò xo thì
- Lò xo treo vật m1dãn nhiều hơn lò xo treo vật m2.
- Lò xo treo vật m2dãn nhiều hơn lò xo treo vật m1.
- Lò xo treo vật m1dãn bằng lò xo treo vật m2.
- Lò xo treo vật m2dãn ít hơn lò xo treo vật m1.
Câu 7. Lần lượt treo vào một lò xo các vật có khối lượng m1, m2, m3 thì lo xo dãn ra như hình vẽ. So sánh các khối lượng m1, m2, m3.
- m1 > m2 > m3.
- m1 = m2 = m3.
- m1 < m2 < m3.
- m2 > m1 > m3.
Câu 8. Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm. Khi lò xo có chiều dài là 24 cm thì lò xo đã bị biến dạng là bao nhiêu?
- 2 cm.
- 3 cm.
- 4 cm.
- 1 cm.
Câu 9. Có một lò xo được treo trên giá và một hộp các quả nặng khối lượng 50g. Treo quả nặng vào đầu dưới của lò xo thì lò xo dài thêm 0,5 cm. Để lò xo dài thêm 1,5cm thì cần treo vào lò xo bao nhiêu quả nặng?
- 1 quả nặng.
- 2 quả nặng.
- 3 quả nặng.
- 4 quả nặng.
Câu 10. Có một lò xo được treo trên giá và một hộp các quả nặng khối lượng 50g. Treo quả nặng vào đầu dưới của lò xo thì lò xo dài thêm 0,5 cm. Khi treo 4 quả nặng vào lò xo, người ta đo được chiều dài của nó là 12cm. Tính chiều dài tự nhiên của lò xo.
- 3cm.
- 8cm.
- 10cm.
- 12cm.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
C |
A |
D |
B |
B |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
B |
D |
C |
C |
C |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với…
- Độ biến dạng của lò xo.
- Độ cứng của lò xo.
- Khối lượng vật treo.
- Độ cao vật treo.
Câu 2. Vật nào dưới đây có tính chất đàn hồi?
- Sợi dây cao su.
- Quyển sách.
- Hòn bi.
- Cái bàn.
Câu 3. Biến dạng của vật nào dưới đây là biến dạng đàn hồi?
- Quả bóng đá bay đập vào tường nảy lại.
- Tờ giấy bị kéo cắt đôi.
- Cục phấn rơi từ trên cao xuống vỡ thành nhiều mảnh.
- Cái lò xo bị kéo dãn không về được hình dạng ban đầu.
Câu 4. Biến dạng của vật nào dưới đây không phải là biến dạng đàn hồi?
- Lò xo trong chiếc bút bi bị nén lại.
- Que nhôm bị uốn cong.
- Dây cao su được kéo căng ra.
- Quả bóng cao su đập vào tường.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng về lực đàn hồi?
- Lực đàn hồi xuất hiện khi vật bị biến dạng.
- Lực đàn hồi ngược hướng với lực làm nó bị biến dạng.
- Lực đàn hồi luôn là lực kéo.
- Lực đàn hồi tỉ lệ với độ biến dạng.
Câu 6. Lò xo không bị biến dạng khi:
- Dùng tay nâng lò xo lên.
- Dùng tay kéo dãn lò xo.
- Dùng tay ép chặt lò xo.
- Cả B và C đều đúng
Câu 7. Dùng hai tay kéo hai đầu của lò xo. Khi đó, lực của tay tác dụng lên lò xo và lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên tay là hai lực:
- Cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn.
- Cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.
- Cùng phương, cùng chiều, khác độ lớn.
- Cùng phương, ngược chiều, khác độ lớn.
Câu 8. Khi dùng tay kéo dãn một lò xo, nếu lực kéo quá lớn, vượt qua giá trị giới hạn của lò xo thì khi thôi tác dụng lực:
- Lò xo luôn trở về hình dạng ban đầu.
- Lò xo không thể trở về hình dạng ban đầu.
- Lò xo có thể trở về hình dạng ban đầu.
- Cả ba phương án trên đều sai.
Câu 9. Có một lò xo được treo trên giá và một hộp các quả nặng khối lượng 50g. Treo quả nặng vào đầu dưới của lò xo thì lò xo dài thêm 0,5 cm. Một lò xo xoắn có độ dài ban đầu là 20cm. Khi treo một quả cân thì độ dài của lò xo là 22cm. Nếu treo ba quả cân như thế thì lò xo bị dãn ra so với ban đầu một đoạn là:
- 6cm.
- 10cm.
- 24cm.
- 26cm.
Câu 10. Có một lò xo được treo trên giá và một hộp các quả nặng khối lượng 50g. Treo quả nặng vào đầu dưới của lò xo thì lò xo dài thêm 0,5 cm. Treo một quả cân 100g vào lực kế thì kim của lực kế chỉ vạch thứ 2. Nếu treo thêm quả cân 50g vào thì kim của lực kế chỉ vạch thứ bao nhiêu?
- Vạch thứ 2.
- Vạch thứ 3.
- Vạch thứ 4.
- Vạch thứ 5
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
C |
A |
A |
B |
C |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
A |
B |
B |
A |
B |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 ( 6 điểm). Một lò xo có độ dài ban đầu là 5 cm. Khi treo một vật có khối lượng 1kg thì độ dài của nó là 10 cm. Nếu độ dài của lò xo là 20 cm thì khối lượng của vật treo là bao nhiêu?
Câu 2 ( 4 điểm). Lò xo được ứng dụng trong cuộc sống như thế nào?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
Độ dãn của lò xo tỉ lệ với khối lượng của vật treo nên ta có: = = = ® m2 = 3 kg Vậy khối lượng của vật treo là 3 kg với độ dài lò xo là 20 cm |
3 điểm 3 điểm |
Câu 2 ( 4 điểm) |
Ngày nay, lò xo được ứng dụng rất rộng rãi trong các chi tiết máy móc công nghiệp và dân dụng. Một số ví dụ như: - Lực kế, cân trọng lượng... trong khoa đo lường - Giảm xóc xe cộ - Phát âm (chuông, loa phóng thanh...) - Lưu trữ năng lượng (dây cót đồng hồ) - Công tắc điện - Bám giữ vật (kẹp quần áo) - Bút bi |
4 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 ( 6 điểm). Nếu treo vật khối lượng 1 kg vào một lò xo xoắn được treo thẳng đứng trên giá đỡ thì lò xo có độ dài là 12 cm. Nếu treo vật khối lượng 2 kg vào lò xo thì lò xo có độ dài là 16 cm. Hỏi nếu treo vào lò xo vật có khối lượng 3 kg thì lò xo có độ dài bao nhiêu cm?
Câu 2 ( 4 điểm). Em biết những vật nào có đặc điểm biến dạng giống lò xo?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
Độ dãn của lò xo tỉ lệ với khối lượng của vật treo nên ta có: = = = ® I0 = 2 cm = = = ® I3 = 32 cm Vậy lò xo có độ dài là 32 cm. |
2 điểm 2 điểm 2 điểm |
Câu 2 ( 4 điểm) |
Các vật có đặc điểm biến dạng giống lò xo: đệm cao su, cây tre, lưỡi cưa tay, thước kẻ nhựa dẻo, cục tẩy. |
4 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Câu nào sau đây là đúng?
- Lực căng của dây chính là lực đàn hổi.
- Lực đàn hồi có thể là lực kéo hoặc lực nén.
- Lực đàn hồi xuất hiện khi vật bị biến dạng đàn hồi.
- Cả 3 phương án trên.
Câu 2. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Khi có tác dụng lực lên lò xo thì lò xo… Khi lực thôi tác dụng thì lò xo…
- dãn ra, ngắn lại.
- biến dạng, tự trở về hình dạng ban đầu.
- biến dạng, ngắn lại.
- nén lại, dài ra.
Câu 3. Dùng tay kéo dãn lò xo, thấy lò xo tác dụng lại tay một lực. Lực này được gọi là:
- Lực cản của lò xo.
- Lực hấp dẫn của lò xo.
- Lực đàn hồi của lò xo.
- Cả ba phương án trên đều sai.
Câu 4. Khi nói về lực đàn hồi của lò xo, phát biểu nào sau đây là sai?
- Khi lò xo bị dãn, lực đàn hồi có phương dọc theo trục lò xo.
- Trong giới hạn, lực đàn hồi luôn tỉ lệ thuận với độ biến dạng.
- Lực đàn hồi có chiều ngược với chiều biến dạng của lò xo.
- Lò xo luôn lấy lại được hình dạng ban đầu khi thôi tác dụng lực.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Điều gì sẽ xyar ra nếu kéo dãn lò xo bằng một lực quá lớn?
Câu 2: Tiến hành treo vật vào đầu một lực kế lò xo. Khi vật cân bằng, số chỉ của lực kế là 10 N. Điểu này có ý nghĩa gì?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
A |
B |
A |
A |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
Nếu kéo dãn lò xo bằng một lực quá lớn, lò xo sẽ bị mất tính đàn hồi và có thể bị hỏng. Khi đó nếu ngừng kéo lò xo, lò xo cũng không thể trở về chiều dài tự nhiên như ban đầu. Vì vậy, khi làm các thí nghiệm với lò xo ta không nên kéo lò xo bằng một lực quá lớn, cũng như không treo vào đầu lò xo một vật có trọng lượng quá lớn. |
3 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
Treo vật vào đầu một lực kế lò xo. Khi vật cân bằng, số chỉ của lực kế là 10 N. Điểu này có nghĩa trọng lượng của vật bằng 10 N và khối lượng của vật là 1 kg. |
3 điểm
|
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới treo quả nặng 100g thì độ biến dạng của lò xo là 0,5cm. Nếu thay quả nặng trên bằng một quả nặng khác thì độ biến dạng của lò xo là 1,5cm. Hãy xác định khối lượng của vật treo vào lò xo trong trường hợp này?
- 250g.
- 150g.
- 300g.
- 200g.
Câu 2. Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới gắn với một quả cân 100g thì lò xo có độ dài là 11cm. Nếu thay bằng quả cân 200g thì lò xo có độ dài là 11,5cm. Hỏi nếu treo quả cân 500g thì lò xo có độ dài bằng bao nhiêu?
- 15cm.
- 14cm.
- 13,5cm.
- 13cm.
Câu 3. Lò xo thường được làm bằng thép là do chúng:
- Đàn hồi tốt.
- Có độ cứng cao.
- Dẫn nhiệt tốt.
- Dễ mất tính dàn hồi.
Câu 4. Hiện tượng biến dạng của lò xo diễn ra như thế nào?
- Dùng tay kéo hoặc nén hai đầu của một lò xo xoắn thì lò xo dãn ra (hoặc co lại). Khi tay thôi tác dụng lực thì lò xo tự trở về hình dạng ban đầu.
- Dùng tay kéo hoặc nén hai đầu của một lò xo xoắn thì lò xo dãn ra (hoặc co lại). Khi tay thôi tác dụng lực thì lò xo không tự trở về hình dạng ban đầu.
- Dùng tay kéo hoặc nén hai đầu của một lò xo xoắn thì lò xo co ra (hoặc dãn lại). Khi tay thôi tác dụng lực thì lò xo tự trở về hình dạng ban đầu.
- Dùng tay kéo hoặc nén hai đầu của một lò xo xoắn thì lò xo giữ nguyên. Khi tay thôi tác dụng lực thì lò xo tự trở về hình dạng ban đầu.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1. Trình bày hiện tượng biến dạng của lò xo.
Câu 2. Lò xo có chức năng gì?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
A |
D |
A |
A |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
Dùng tay kéo hai đầu của lò xo xoắn thì lò xo dãn ra. Khi tay thôi tác dụng lực thì lò xo tự co lại, trở về hình dạng ban đầu. Hiện tượng trên gọi là biến dạng của lò xo. |
3 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
- Hấp thụ các chấn động hay rung động như lò xo đệm giường, lò xo dùng trong xe ô tô. - Tác dụng lực vào phanh và bộ ly hợp để dừng xe. - Lò xo dùng để lưu trữ năng lượng như trong đồng hồ, đồ chơi… |
1 điểm 1 điểm 1 điểm |