Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 kết nối Bài 45: Lực cản của nước

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) kết nối tri thức Bài 45: Lực cản của nước. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 45. LỰC CẢN CỦA NƯỚC

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1.  Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của nước?

  1. Quả dừa rơi từ trên cây xuống.
  2. Bạn Lan đang tập bơi.
  3. Bạn Hoa đi xe đạp tới trường.
  4. Chiếc máy bay đang bay trên bầu trời.

Câu 2. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí?

  1. Chiếc thuyền đang chuyển động.
  2. Con cá đang bơi.
  3. Bạn Mai đang đi bộ trên bãi biển.
  4. Mẹ em đang rửa rau.

Câu 3. Chọn phát biểu đúng?

  1. Độ lớn của lực cản càng lớn khi diện tích mặt cản càng lớn.
  2. Độ lớn của lực cản càng lớn khi diện tích mặt cản càng nhỏ.
  3. Vật đi càng nhanh thì lực cản của không khí càng nhỏ.
  4. Tờ giấy để phẳng rơi nhanh hơn hòn đá.

Câu 4. Chọn phát biểu sai?

  1. Các chất lỏng khác nhau tác dụng lực cản khác nhau lên cùng một vật.
  2. Lực cản của nước muối lớn hơn lực cản của nước lọc.
  3. Các chất lỏng khác nhau tác dụng lực cản như nhau lên cùng một vật.
  4. Lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.

Câu 5. Đâu là đơn vị lực cản của nước?

  1. N.
  2. Km.
  3. L.
  4. Kg.

Câu 6. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng?

  1. Bạn Lan chạy nhanh sẽ chịu lực cản ít hơn bạn Hoa chạy chậm.
  2. Đi xe máy chạy nhanh chịu lực cản ít hơn đi xe đạp chạy chậm.
  3. Lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.
  4. Cả A và B đúng

Câu 7. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là sai?

  1. Người đang bơi trong nước chịu cả lực cản của không khí và của nước.
  2. Người đi bộ trên mặt đất chịu lực cản của không khí.
  3. Xe ô tô đang chạy chịu lực cản của không khí.
  4. Máy bay đang bay chịu lực cản của không khí.

Câu 8.  Thả rơi quả bóng từ độ cao 3m xuống mặt đất thì quả bóng chịu tác dụng của những lực nào?

  1. Chỉ chịu lực hút của Trái Đất.
  2. Chịu lực hút của Trái Đất và lực cản của không khí.
  3. Chịu lực hút của Trái Đất và lực cản của nước.
  4. Chỉ chịu lực cản của không khí.

Câu 9. Vì sao khi chạy thi ở các cự li đài, những vận động viên có kinh nghiệm thường chạy sau các vận động viên khác ở phần lớn thời gian, khi gần đến đích mới vượt lên chạy nước rút để về đích?

  1. Chạy sau các vận động viên khác sẽ giảm được lực cản không khí.
  2. Giữ được tốc độ ổn định.
  3. Dành được sức lực cho đoạn chạy nước rút.
  4. Cả ba phương án trên đều đúng.

Câu 10. Tại sao yên xe đạp thể thao thường cao hơn ghi-đông?

  1. Khi đi trên những xe này, vận động viên có thể cúi người xuống để làm giảm diện tích cơ thể tiếp xúc với gió, nhờ đó giảm được lực cản của không khí.
  2. Vì nó phù hợp với kiểu dáng của xe.
  3. Cả A và B đều đúng.
  4. Cả A và B đều sai.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

C

A

C

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

A

B

D

A

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí lớn nhất?

  1. Thả tờ giấy phẳng xuống đất từ độ cao 2m.
  2. Thả tờ giấy vo tròn xuống đất từ độ cao 2m.
  3. Gập tờ giấy thành hình cái thuyền rồi thả xuống đất từ độ cao 2m.
  4. Gập tờ giấy thành hình cái máy bay rồi thả xuống đất từ độ cao 2m.

Câu 2. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí nhỏ nhất?

  1. Người đạp xe giữ lưng thẳng khi đi.
  2. Người đạp xe khum lưng khi đi.
  3. Người đạp xe nghiêng người sang phải khi đi.
  4. Người đạp xe cúi gập người xuống khi đi.

Câu 3.  Tại sao đi lại trên mặt đất dễ dàng hơn khi đi lại dưới nước?

  1. Vì khi đi dưới nước chịu cả lực cản của nước và không khí.
  2. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.
  3. Vì khi ở dưới nước ta bị Trái Đất hút nhiều hơn.
  4. Vì không khí chuyển động còn nước thì đứng yên.

Câu 4.  Vì sao đi lại trên bờ thì dễ dàng còn đi lại dưới nước thì khó hơn?

  1. Đi lại trên bờ dễ dàng khi đi lại dưới nước vì lực cản của nước nhỏ hơn lực cản của không khí.
  2. Đi lại trên bờ dễ dàng khi đi lại dưới nước vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.
  3. Đi lại trên bờ dễ dàng khi đi lại dưới nước vì lực cản của nước bằng lực cản của không khí.
  4. Đi lại trên bờ dễ dàng khi đi lại dưới nước vì lực nâng của nước lớn hơn lực cản của không khí.

Câu 5. Cho biết các lực xuất hiện trong khi người đang bơi lội trong nước

  1. Người đang bơi lội trong nước: lực cản của không khí và lực nâng của nước
  2. Người đang bơi lội trong nước lực cản của nước
  3. Người đang bơi lội trong nước: lực cản của không khí và lực cản của nước
  4. Người đang bơi lội trong nước: lực cản của không khí

Câu 6. Cho biết các lực xuất hiện trong trường hợp Quả bóng rơi từ trên cao xuống đất.

  1. Quả bóng rơi từ trên cao xuống đất: cản của trái đất và lực cản của không khí.
  2. Quả bóng rơi từ trên cao xuống đất: lực hút của trái đất.
  3. Quả bóng rơi từ trên cao xuống đất: lực hút của trái đất và lực cản của không khí.
  4. Quả bóng rơi từ trên cao xuống đất lực cản của không khí.

Câu 7. Các dụng cụ trong thí nghiệm về lực cản của nước?

  1. Hộp thủy tinh hoặc nhựa cứng, trong suốt hình hộp chữ nhật
  2. Tấm giấy hình chữ nhật.
  3. Ròng rọc chuyển động
  4. Đôi đũa.

Câu 8. Lực cản của nước phụ thuộc yếu tố nào?

  1. Chiều cao
  2. Khối lượng
  3. Tốc độ
  4. Diện tích mặt cản                

Câu 9. Lực nào làm cho dù và người nhảy dù rơi chậm lại khi dù mở?

  1. Lực cản của không khí
  2. Lực hút trái đất
  3. Lực hút mặt trăng             
  4. Lực cản nước

Câu 10. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của nước?

  1. Quả sầu riêng rơi từ trên cây xuống.
  2. Bạn Minh lặn.
  3. Bạn Linh đi xe đạp tới trường.
  4. Chiếc máy bay đang bay trên bầu trời.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

D

B

B

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

A

D

A

B

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Các vận động viên đua xe thường cúi người xuống, gần như song song với mặt đường. Giải thích.

Câu 2 ( 4 điểm). Tại sao lực cản của nước tăng lên khi tốc độ di chuyển tăng lên?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Các vận động viên đua xe thường cúi khom thân người gần như song song với mặt đường để hạn chế lực cản của không khí tác dụng vào người giúp xe đi được nhanh hơn.

6 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Lực cản của nước tăng lên khi tốc độ di chuyển tăng lên do một số nguyên nhân chính sau:

-       Áp suất: Khi vật thể di chuyển nhanh hơn trong nước, áp suất tạo ra bởi chuyển động tạo ra áp suất trên bề mặt của vật thể. Điều này tạo ra một lực cản lớn hơn khi vật thể tiếp xúc với nước.

-       Dòng chảy: Khi vật thể di chuyển nhanh hơn trong nước, dòng chảy tạo ra bởi chuyển động của nước cũng tăng lên. Dòng chảy này tạo ra lực cản lớn hơn đối với vật thể di chuyển.

2 điểm

2 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Tại sao các sinh vật sống dưới nước có hình dạng khí động học, trong khi các sinh vật sống trên cạn thì không?

Câu 2 ( 4 điểm). Tại sao nước có lực cản lớn hơn không khí?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Quá trình tạo ra dưa muối, sữa chua hay pho mát đều sử dụng vi khuẩn lên men lactic. Trong điều kiện không có oxygen, vi khuẩn này sẽ phân giải các chất trong nguyên liệu, sinh ra acid lactic tạo ra hương thơm và vị chua đặc trưng cho món ăn.

6 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Nước có lực cản lớn hơn không khí do:

-       Khối lượng riêng: Nước có khối lượng riêng cao hơn so với không khí, tức là một đơn vị thể tích của nước có khối lượng lớn hơn so với một đơn vị thể tích của không khí. Do đó, nước có khả năng tạo ra lực cản lớn hơn khi di chuyển.

-       Kết cấu phân tử: Phân tử nước có trọng lượng lớn hơn và kết cấu phức tạp hơn so với phân tử của không khí, khiến nước có tính chất đặc biệt trong việc tương tác với các vật thể, tạo ra lực cản mạnh khi tiếp xúc.

-       Trạng thái: Nước ở trạng thái lỏng có khả năng tạo ra lực cản cao hơn so với không khí. Điều này có thể được thấy rõ trong các hiện tượng như lực cản của nước trong khi bơi lặn hoặc di chuyển qua chất lỏng.

-       Áp suất: Nước cũng tạo ra áp suất lớn hơn trong các tình huống cụ thể, ví dụ như áp suất dưới đáy biển có thể làm cho việc di chuyển dưới nước trở nên khó khăn hơn di chuyển trong không khí.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí?

  1. Chiếc thuyền đang chuyển động.
  2. Con mực đang bơi.
  3. Bạn Mai nhảy dù
  4. Mẹ em đang rửa rau.

Câu 2. Chọn phát biểu đúng?

  1. Độ lớn của lực cản càng lớn khi diện tích mặt cản càng lớn.
  2. Độ lớn của lực cản càng lớn khi diện tích mặt cản càng nhỏ.
  3. Vật đi càng nhanh thì lực cản của không khí càng nhỏ.
  4. Tờ giấy để phẳng rơi nhanh hơn viên bi

Câu 3. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là sai?

  1. Cá đang bơi trong nước chịu cả lực cản của không khí và của nước.
  2. Người đi bộ trên mặt đất chịu lực cản của không khí.
  3. Xe ô tô đang chạy chịu lực cản của không khí.
  4. Máy bay đang bay chịu lực cản của không khí.

Câu 4. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của nước?

  1. Quả táo rơi từ trên cây xuống.
  2. Bạn Bách đang tập bơi.
  3. Bạn Hoa đi xe máy tới trường.
  4. Trực thăng đang bay trên bầu trời.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Các vật chuyển động trong không khí có gặp phải lực cản hay không?

Câu 2: Nêu một số ví dụ về lực cản của nước.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

A

A

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Không chỉ nước mà cả không khí cũng tác dụng lực cản lên vật chuyển động trong nó. Độ lớn của lực cản của không khí cũng càng mạnh khi diện tích mặt cản càng lớn.

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

-       Tàu ngầm có tốc độ nhỏ hơn máy bay vì tàu ngầm chịu tác dụng lực cản của nước và làm nó di chuyển chậm hơn.

-       Vận động viên bơi lội giữ cơ thể thăng bằng khi bơi giúp làm giảm lực cản của nước tác dụng lên cơ thể do tiết diện nước xâm nhập vào đường bơi giảm.

       1.5 điểm

       1.5 điểm

 

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Đâu là đơn vị lực cản của nước?

  1. N.
  2. cm.
  3. F
  4. Kg.

Câu 2. Tàu ngầm chuyển động dưới nước thì

  1. Chịu lực cản của nước.
  2. Chịu lực cản của không khí.
  3. Chịu cả lực cản của không khí và của nước.
  4. Không chịu lực cản nào.

Câu 3. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

“Lực cản của nước … khi diện tích mặt cản …”.

  1. càng lớn – càng nhỏ
  2. càng lớn – càng lớn
  3. càng nhỏ – càng nhỏ
  4. càng nhỏ - càng lớn

Câu 4.  Trong hai phương tiện dưới đây (hình vẽ): Máy bay có thể đạt tốc độ 1000 km/h, tàu ngầm có thể đạt tốc độ 40 km/h. Tại sao tàu ngầm lại có tốc độ nhỏ hơn nhiều so với máy bay?

  1. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí
  2. Vì lực cản của nước nhỏ hơn lực cản của không khí
  3. Vì tàu ngầm có khối lượng nhỏ hơn máy bay
  4. Vì tàu ngầm có khối lượng lớn hơn máy bay
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Em hiểu thế nào về lực cản của nước? Lực cản của nước phụ thuộc vào yếu tố nào?

Câu 2. Tại sao khi thả cùng một vật ở cùng một độ cao, vật trong không khí lại rơi nhanh hơn?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

A

B

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

- Khi các vật chuyển động trong nước, lực ma sát xuất hiện và cản trở chuyển động. Lực đó được gọi là lực cản của nước.

- Lực cản của nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ: Độ lớn lực cản của nước càng mạnh khi diện tích mặt cản càng lớn.

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Vật thả trong không khí rơi nhanh hơn vật thả trong nước do lực cản của nước tác dụng vào vật lớn hơn lực cản của không khí tác dụng vào vật.

3 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay