Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 kết nối Bài 6: Đo khối lượng

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) kết nối tri thức Bài 6: Đo khối lượng. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 6: ĐO KHỐI LƯỢNG

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lưỡng chính thức ở nước ta là:

  1. Tấn.             

B . Miligam.               

  1. Kiôgam.           
  2. Gam.

Câu 2. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: Mọi vật đều có ...

  1. Khối lượng.
  2. Cân.
  3. Kilôgam (kg).
  4. Độ chia nhỏ nhất.

Câu 3. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: Người ta dùng... để đo khối lượng.

  1. Khối lượng.
  2. Cân.
  3. Kilôgam (kg).
  4. Độ chia nhỏ nhất

Câu 4. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:... là khối lượng của một quả cân mẫu đặt ở viện đo lường quốc tế Pháp.

  1. Khối lượng.
  2. Cân.
  3. Kilôgam (kg).
  4. Độ chia nhỏ nhất

Câu 5. Dụng cụ nào sau đây không dùng để đo khối lượng?

  1. Cân y tế.                   
  2. Cân điện tử.
  3. Cân đồng hồ.               
  4. Cân bằng.

Câu 6. Muốn cân một vật cho kết quả đo chính xác ta cần làm gì?

  1. Đặt cân ở vị trí không bằng phẳng.
  2. Để vật lệch một bên trên đĩa cân.
  3. Đọc kết quả đo khi kim chỉ của đồng hồ đã ổn định.
  4. Đặt cân ở mọi vị trí đều cho kết quả chính xác.

Câu 7. Vì sao ta cần phải ước lượng khối lượng trước khi cân?

  1. Để rèn luyện khả năng ước lượng.
  2. Để chọn cân phù hợp.
  3. Để tăng độ chính xác cho kết quả đo.
  4. Cả A và C đúng.

Câu 8. Loại cân thích hợp để đo cả chiều cao và cân nặng là:

  1. Cân điện tử.
  2. Cân đồng hồ.
  3. Cân tiểu li.
  4. Cân y tế.

Câu 9. Khi đo khối lượng của một vật bằng cân có ĐCNN là 10g. Kết quả nào sau đây là đúng?

  1. 302g.
  2. 298g.
  3. 105g.
  4. 200g.

Câu 10. Cân một túi hoa quả, kết quả là 14 533g. Độ chia nhỏ nhất của cân là:

  1. 1g.             
  2. 5g.                 
  3. 10g.         
  4. 100 g.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

A

B

C

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

B

D

D

A

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Khi cân mẫu vật trong phòng thí nghiệm, loại cân thích hợp là:

  1. Cân Roberval.
  2. Cân tạ.
  3. Cân đồng hồ.
  4. Cân y tế.

Câu 2. Để cân một túi trái cây có khối lượng chính xác là bao nhiêu ta nên dùng cân nào dưới đây là phù hợp nhất?

  1. Cân Roberval.
  2. Cân y tế.
  3. Cân điện tử.
  4. Cân tạ.

Câu 3. Hãy ghép tên các loại cân ở cột bên trái ứng với công dụng của các loại cân đó ở cột bên phải.

  1. 1 – B, 2 – C, 3 – A.
  2. 1 – C, 2 – B, 3 – A.
  3. 1 – A, 2 – C, 3 – B.
  4. 1 – B, 2 – A, 3 – C.

Câu 4. Bước nào sau đây không thuộc các bước cần thực hiện trong cách đo khối lượng?

  1. Ước lượng khối lượng vật cần đo.
  2. Đặt vật lên cân hoặc treo vật vào móc cân.
  3. Đặt mắt nhìn ngang với vật.
  4. Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân.

Câu 5. Trên vỏ một hộp bánh có ghi 500g, con số này có ý nghĩa gì?

  1. Khối lượng bánh trong hộp.
  2. Khối lượng cả bánh trong hộp và vỏ hộp,
  3. Sức nặng của hộp bánh.

D.Thể tích của hộp bánh.

Câu 6. Để đo khối lượng của 6 quả táo, ta nên chọn cân đồng hồ nào dưới đây?

  1. Cân có GHĐ là 500g và ĐCNN là 2g.
  2. Cân có GHĐ là 10kg và ĐCNN là 50g.
  3. Cân có GHĐ là 2g và ĐCNN là 10g.
  4. Cân có GHĐ là 30g và ĐCNN là 100g.

Câu 7. Chọn đơn vị đo thích hợp cho mỗi chỗ trống trong các câu sau:

  1. Khối lượng của một học sinh lớp 6 là 45…
  2. Khối lượng của một chiếc xe tải là 2,4…
  3. Khối lượng của viên thuốc cảm là 2…
  4. 45kg; 2,4kg; 2g.
  5. 45kg; 2,4 tấn; 2g.
  6. 45 tạ; 2,4kg; 2kg.
  7. 45 tạ; 2,4 tấn; 2kg.

Câu 8. Đổi khối lượng sau ra kilôgam:

650g = …kg

2,4 tạ = …kg

  1. 0,65kg và 24kg.
  2. 0,65kg và 240kg.
  3. 6,5kg và 2400kg.
  4. 0,065kg và 240kg.

Câu 9. Một hộp quả cân có các quả cân loại 2g, 5g, 10g, 50g, 200g, 200mg, 500g, 500mg. Để cân một vật có khối lượng 257,5g thì có thể sử dụng các quả cân nào?

  1. 200g, 200mg, 50g, 5g, 50g.
  2. 2g, 5g, 50g, 200g, 500 mg.
  3. 2g, 5g, 10g, 200g, 500g.
  4. 2g, 5g, 10g, 200mg, 500mg.

Câu 10. Một hộp quả cân có các quả cân loại 200g, 50g, 500g, 50mg, 200mg, 5g, 2g. Để cân một vật có khối lượng 250,7g thì có thể sử dụng các quả cân nào?

  1. 200g, 500g, 20g, 200mg.
  2. 500g, 50g, 2g, 500 mg.
  3. 200g, 50g, 500mg, 200mg.
  4. 500mg, 2g, 5g, 50g.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

C

D

C

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

B

B

B

C

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Khối lượng là gì? Đơn vị đo khối lượng trong hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta là gì? Liệt kê một số đơn vị đo khối lượng khác thường gặp?

Câu 2 ( 4 điểm). Làm thế nào để thu được kết quả đo khối lượng chính xác?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Khối lượng là số đo lượng chất của vật.

- Trong hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị đo khối lượng là kilôgam, kí hiệu là kg.

- Một số đơn vị đo khối lượng khác thường gặp:

+ 1 miligam (mg) = 0,001 g

+ 1 gam (g) = 0,001 kg

+ 1 héctôgam (1 lạng) = 100 g

+ 1 tạ = 100 kg

+ 1 tấn (1 t) = 1000 kg

1 điểm

1 điểm

4 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Để thu được kết quả đo chính xác ta cần:

- Đặt cân trên bề mặt bằng phẳng.

- Để vật cân bằng trên đĩa cân.

- Đọc kết quả khi cân ổn định.

1.3 điểm

1.3 điểm

1.3 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Trình bày các bước để đo khối lượng bằng cân đồng hồ?

Câu 2 ( 4 điểm). Một túi gạo có khối lượng 17kg. Bằng chiếc cân hai đĩa và một quả cân nặng 1kg, làm thế nào để lấy được 3,5kg gạo từ hai túi gạo đó?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Bước 1: Ước lượng khối lượng của vật để chọn cân có GHĐ và ĐCNN phù hợp.

- Bước 2: Vặn ốc điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0.

- Bước 3: Đặt vật cần cân lên đĩa cân.

- Bước 4: Mắt nhìn vuông góc với vạch chia trên mặt cân ở đầu kim cân.

- Bước 5: Đọc và ghi kết quả đo.

1.2 điểm

1.2 điểm

       1.2 điểm

1.2 điểm

1.2 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

- Đặt quả cân lên một đĩa và chia túi gạo lên hai đĩa cân sao cho cân thăng bằng. Khi đó ta được một bên 9kg gạo và một bên 8kg gạo. Tiếp tục đặt lại quả cân và chia 8kg gạo ra hai đĩa cân sao cho cân thăng bằng, như vậy trên đĩa không có quả cân chứa 4,5kg gạo và có quả cân chứa 3,5kg gạo.

4 điểm

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông ghi 10T (hình vẽ), con số này có ý nghĩa gì?

  1. Xe có trên 10 người ngồi thì không được đi qua cầu.
  2. Khối lượng toàn bộ (của cả xe và hàng) trên 10 tấn thì không được đi qua cầu.

C Khối lượng của xe trên 100 tấn thì không được đi qua cầu.

  1. Xe có khối lượng trên 10 tạ thì không được đi qua cầu.

Câu 2. Cho các bước đo khối lượng của vật:

(1) Vặn ốc điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0

(2) Ước lượng khối lượng của vật để chọn cân có GHĐ và ĐCNN thích hợp

(3) Đặt vật cần cân lên đĩa cân

(4) Đọc và ghi kết quả đo

(5) Mắt nhìn vuông góc với vạch chia trên mặt cân ở đầu kim cân

Để đo khối lượng của một vật dùng cân đồng hồ ta thực hiện theo thứ tự các bước như nào là đúng nhất?

  1. (1), (2), (3), (4), (5).
  2. (2). (1), (3), (5), (4).
  3. (2). (1), (3), (4), (5).
  4. (1), (2), (3), (5), (4).

Câu 3. Có 20 túi đường, ban đầu mỗi túi có khối lượng 1kg, sau đó người ta cho thêm mỗi túi 2 lạng đường nữa. Khối lượng của 20 túi đường khi đó là bao nhiêu?

  1. 24 kg.   
  2. 20 kg 10 lạng.

C 22kg.

  1. 20 kg 20 lạng.

Câu 4. Tên gọi của loại cân trong hình vẽ là gì?

  1. Cân lò xo.
  2. Cân đòn.
  3. Cân đồng hồ.
  4. Cân Roberval.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Một hộp quả cân Roberval gồm các quả cân có khối lượng 1g, 2g, 5g, 10g, 20g, 100g, 20 g. Hãy xác định GHĐ và ĐCNN của cân.

Câu 2: Hãy đổi những khối lượng sau đây ra đơn vị kilôgam (kg)?

650g      = … kg

2,4 tạ     = … kg

3,07 tấn = … kg

12 yến   = … kg

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

B

A

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

- Giới hạn đo của cân là tổng khối lượng của tất cả các quả cân có trong hộp.

=> GHĐ = 1 + 2 + 5 + 10 + 20 + 50 + 100 + 200 = 388g

- Độ chia nhỏ nhất của cân là khối lượng của quả cân nhỏ nhất có trong hộp.

=> ĐCNN = 1g

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

650g  = 650 : 1000 = 0,65kg.

2,4 tạ  = 2,4 x 100 = 240kg.

3,07 tấn = 3,07 x 1000 = 3070kg.

12 yến   = 12 x 10 = 120kg.

12 lạng  = 12 Hg = 12 : 10 = 1, kg.

0.6 điểm

0.6 điểm

0.6 điểm

0.6 điểm

0.6 điểm

 

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Quan sát hình vẽ và cho biết cách đặt mắt để đo khối lượng của bạn nào là đúng? (theo thứ tự từ trái sang phải lần lượt là Nam, Lan, An)

  1. Bạn Nam.
  2. Bạn An.
  3. Bạn Lan.
  4. Cả 3 bạn đều đúng.

Câu 2. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị khối lượng?

  1. Milimét.
  2. Miligam.
  3. Kilôgam
  4. Héctôgam.

Câu 3. Phát biểu nào sau đây là sai?

  1. Mọi vật đều có khối lượng.
  2. Người ta sử dụng cân để đo khối lượng.
  3. Khối lượng là số đo của lượng bao bì chứa vật.
  4. Các đơn vị đo khối lượng là miligam, gam, tạ,…

Câu 4. Trong các đơn vị khối lượng sau đây: tấn, tạ, lạng, gam đơn vị nào là đơn vị đo lớn nhất?

  1. Tấn.
  2. Tạ.
  3. Lạng.
  4. Gam.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Chọn các cụm từ: vạch số 0, ước lượng, vuông góc, kim cân để điền vào chỗ … cho phù hợp.

Khi dùng cân đồng hồ để đo khối lượng của một vật, cần… khối lượng vật đem cân để chọn số cân phù hợp. Điều chỉnh để kim của cân chỉ đúng… ở bảng chia độ. Đặt vật cần cân lên đĩa cân, đặt mắt nhìn theo hướng… với mặt số. Khi đó khối lượng của vật đem cân là số chỉ của…

Câu 2. Kể tên một số dụng cụ đo khối lượng và công dụng của chúng?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

A

C

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Khi dùng cân đồng hồ để đo khối lượng của một vật, cần ước lượng khối lượng vật đem cân để chọn số cân phù hợp. Điều chỉnh để kim của cân chỉ đúng vạch số 0 ở bảng chia độ. Đặt vật cần cân lên đĩa cân, đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt số. Khi đó khối lượng của vật đem cân là số chỉ của kim cân.

0.75 điểm

0.75 điểm

0.75 điểm

0.75 điểm

Câu 2

(3 điểm)

- Để đo khối lượng người ta dùng cân. Có nhiều loại cân khác nhau: cân đồng hồ, cân điện tử, cân y tế, cân đòn, cân Roberval,…

+ Cân đồng hồ: để cân khối lượng vật nhỏ đến vừa.

+ Cân Roberval: để cân hóa chất hoặc các vật có khối lượng nhỏ.

+ Cân đòn: để cân khối lượng vật nhỏ đến vừa.

+ Cân điện tử: có nhiều loại, tùy vào mục đích sử dụng từ cân các vật có khối lượng rất nhỏ như cân hóa chất, cân vàng, cân hàng hóa,…

0.75 điểm

0.75 điểm

0.75 điểm

0.75 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay