Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 kết nối Bài 44: Lực ma sát
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) kết nối tri thức Bài 44: Lực ma sát. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 44. LỰC MA SÁT
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Chọn phát biểu đúng?
- Lực ma sát là lực xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác.
- Lực ma sát là lực xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác.
- Lực ma sát vừa có lợi vừa có hại.
- Lực ma sát là lực không tiếp xúc.
Câu 2. Trường hợp nào sau đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát?
- Xe đạp đi trên đường.
- Đế giày lâu ngày đi bị mòn.
- Lò xo bị nén.
- Người công nhân đẩy thùng hàng mà nó không xê dịch chút nào.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về lực ma sát?
- Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt.
- Lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này trượt trên vật khác.
- Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.
- Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.
Câu 4. Khi nào thì xuất hiện lực ma sát nghỉ?
- Khi một vật đứng yên trên bề mặt một vật khác
- Khi một vật chịu tác dụng của một lực nhưng vẫn đứng yên trên bề mặt của vật khác.
- Khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.
- Khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.
Câu 5. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào lực ma sát có ích?
- Bảng trơn không viết được phấn lên bảng.
- Xe đạp đi nhiều nên xích, líp bị mòn.
- Người thợ trượt thùng hàng trên mặt sàn rất vất vả.
- Giày dép sau thời gian sử dụng đế bị mòn.
Câu 6. Khi xe đang chuyển động, muốn dừng xe lại, người ta dùng phanh để
- Tạo ra ma sát trượt giữa má phanh và vành bánh xe để cản trở chuyển động của xe.
- Tạo ra ma sát lăn giữa má phanh và vành bánh xe để cản trở chuyển động của xe.
- Tạo ra ma sát nghỉ giữa má phanh và vành bánh xe để cản trở chuyển động của xe.
- Tăng mức quán tính của xe làm xe dừng lại nhanh hơn.
Câu 7. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi:
- Ô tô đang chuyển động, đột ngột hãm phanh.
- Quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng.
- Quả bóng bàn đặt trên mặt nằm ngang nhẵn bóng.
- Xe đạp đang xuống dốc.
Câu 8. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không xuất hiện lực ma sát nghỉ?
- Quyển sách đứng yên trên mặt bàn dốc.
- Bao xi măng đứng yên trên dây chuyền chuyển động.
- Kéo vật bằng một lực nhưng vật vẫn không chuyển động.
- Hòn đá đặt trên mặt đất phẳng.
Câu 9. Tại sao khi phanh gấp, lốp xe ô tô để lại một vệt đen dài trên đường nhựa?
- Do ma sát giữa lốp xe và mặt đường lớn.
- Do ma sát giữa lốp xe và mặt đường lớn làm cho cao su nóng lên, mềm ra và dín vào mặt đường.
- Do cao su nóng lên.
- Do lực hút của mặt đường.
Câu 10. Khi đi bộ, chân đạp lên mặt đường về phía sau làm xuất hiện lực ma sát giữa mặt đường và chân. Lực này có phương, chiều như thế nào và có tác dụng gì?
- Phương nằm ngang, chiều hướng về phía trước, có tác dụng làm người chuyển động về phía trước.
- Phương nằm ngang, chiều hướng về phía sau, có tác dụng làm người chuyển động về phía trước.
- Phương nằm ngang, chiều hướng về phía sau, có tác dụng làm cản trở chuyển động.
- Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống, có tác dụng làm cản trở chuyển động.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
C |
C |
A |
B |
A |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
A |
B |
D |
B |
A |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào lực ma sát có hại?
- Em bé đang cầm chai nước trên tay.
- Ốc vít bắt chặt vào với nhau.
- Con người đi lại được trên mặt đất.
- Lốp xe ôtô bị mòn sau một thời gian dài sử dụng.
Câu 2. Lực giữ cho vật đứng yên khi vật chịu tác dụng của lực khác là:
- Lực ma sát.
- Lực ma sát lăn.
- Lực ma sát nghỉ.
- Lực ma sát trượt.
Câu 3. Cách nào sau đây làm tăng được ma sát khi xe ô tô bị sa lầy?
- Tăng ga.
- Xuống xe đẩy đuôi ôtô.
- Lấy các viên đá sỏi, gạch chẹn vào bánh xe.
- Cả A và B đều đúng.
Câu 4. Bạn Lan muốn đưa một vật nặng lên cao, bạn nghĩ ra 2 cách:
Cách 1: Lăn vật trên mặt phẳng nghiêng
Cách 2: Kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng.
Trong 2 cách trên cách nào lực ma sát lớn hơn làm bạn Lan tốn nhiều sức để đưa vật lên hơn?
- Lăn vật.
- Kéo vật.
- Cả 2 cách như nhau.
- Không so sánh được.
Câu 5. Lực ma sát trong trường hợp nào sau đây có tác dụng thúc đẩy chuyển động?
- Lực ma sát giữa phấn và bảng khi viết bảng.
- Lực ma sát khi ô tô phanh gấp.
- Lực ma sát giữa tay và các vật khi cầm nắm.
- Lực ma sát giữa lốp xe và mặt đường khi xe đứng yên trên dốc.
Câu 6. Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt?
- Viên bi lăn trên cát.
- Bánh xe đạp chạy trên đường.
- Trục ổ bi ở xe máy đang hoạt động.
- Khi viết phấn trên bảng.
Câu 7. Khi phanh gấp, lực ma sát xuất hiện ở những bộ phận nào trên xe?
- Giữa má phanh và vành bánh xe.
- Giữa lốp xe và mặt đường.
- Cả A và B đều sai.
- Cả A và B đều đúng.
Câu 8. Khi cầm bút viết, lực nào giúp chiếc bút không trượt khỏi tay?
- Lực hút của trái đất.
- Lực ma sát trượt.
- Lực ma sát nghỉ.
- Cả ba lực trên.
Câu 9. Một người ra sức đẩy thùng hàng mà nó vẫn đứng yên. Lực nào cân bằng
với lực đẩy của người và nó có tác dụng gì?
- Lực ma sát nghỉ, thúc đẩy chuyển động.
- Lực ma sát nghỉ, cản trở chuyển động.
- Lực ma sát trượt, thúc đẩy chuyển động.
- Lực ma sát trượt, cản trở chuyển động.
Câu 10. Tại sao khi xe ô tô bị sa lầy, bánh xe vẫn quay nhưng xe không dịch chuyển được? Phải làm thế nào để xe thoát khỏi vũng bùn?
- Do lực ma sát trượt giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy xe đi. Cần giảm lực ma sát trượt.
- Do lực ma sát trượt giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy xe đi. Cần tăng lực ma sát trượt.
- Do lực ma sát nghỉ giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy xe đi. Cần giảm lực ma sát nghỉ.
- Do lực ma sát nghỉ giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy xe đi. Cần tăng lực ma sát nghỉ.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
D |
C |
C |
B |
A |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
D |
D |
C |
B |
D |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 ( 6 điểm). Lấy ví dụ ma sát cản trở chuyển động. Nêu biện pháp khắc phục.
Câu 2 ( 4 điểm). Lực ma sát chia thành mấy loại?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
- Giữa các bộ phận bằng kim loại chuyển động trong động cơ có lực ma sát rất lớn cản trở chuyển động. Dầu, mỡ được cho vào giữa các bộ phận này để làm giảm ma sát, giúp động cơ hoạt động tốt hơn và làm giảm hao mòn bề mặt các bộ phận. - Để làm giảm ma sát, người ta còn dùng nhiều cách khác nhau, ví dụ có thể dùng vòng bi để thay chuyển động trượt bằng chuyển động lăn,... |
3 điểm 3 điểm |
Câu 2 ( 4 điểm) |
Lực ma sát chia thành 2 loại là lực ma sát nghỉ và lực ma sát trượt: - Lực ma sát nghỉ là lực giữ cho vật đứng yên ngay cả khi nó bị kéo hoặc đầy. - Lực ma sát trượt là lực xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt của vật khác. |
2 điểm 2 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 ( 6 điểm). Ma sát có ảnh hưởng gì đến an toàn giao thông?
Câu 2 ( 4 điểm). Nêu khái niệm lực ma sát. Nêu tác dụng của lực ma sát.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
- Lực ma sát có vai trò quan trọng trong giao thông. Lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường giữ cho bánh xe lăn trên đường không bị trượt. Để dừng một chiếc xe đang chuyển động, người lái xe cần phanh, khi đó lực ma sát ở phanh và lốp xe giúp xe chuyển động chậm lại và có thể dừng hẳn. Lực ma sát càng lớn thì quãng đường kể từ khi xe bắt đầu phanh đến khi dùng lại càng ngắn. Điều này có thể giúp tránh được các va chạm gây nguy hiểm cho người và xe. - Khi xe dừng đỗ trên dốc, lực ma sát góp phần giữ cho xe không bị trượt dốc. |
3 điểm 3 điểm |
Câu 2 ( 4 điểm) |
- Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật. - Lực ma sát có thể thúc đẩy hoặc cản trở chuyển động của các vật và có vai trò quan trọng trong an toàn giao thông đường bộ. |
2 điểm 2 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Cho biết ý nghĩa của biển báo chỉ dẫn tốc độ giới hạn chạy trên đường cao tốc mô tả trong hình vẽ:
- Đường cao tốc: tốc độ tối thiểu 120km/h, tốc độ tối đa 70km/h, tốc độ tối thiểu khi trời mưa 100km/h.
- Đường cao tốc: tốc độ tối thiểu 70km/h, tốc độ tối đa 100km/h, tốc độ tối đa khi trời mưa 120km/h.
- Đường cao tốc: tốc độ tối thiểu 70km/h, tốc độ tối đa 120km/h, tốc độ tối đa khi trời mưa 100km/h.
- Đường cao tốc: tốc độ tối thiểu 120km/h, tốc độ tối đa 70km/h, tốc độ tối đa khi trời mưa 100km/h.
Câu 2. Tại sao trên lốp ô tô, xe máy, xe đạp người ta phải xẻ rãnh?
- Để trang trí cho bánh xe đẹp hơn.
- Để làm tăng ma sát, giúp xe không bị trơn trượt.
- Để giảm diện tích tiếp xúc với mặt đất, giúp xe đi nhanh hơn.
- Để tiết kiệm vật liệu.
Câu 3. Ổ bi lắp ở trục quay (hình vẽ) có tác dụng gì?
- Chuyển ma sát nghỉ thành ma sát trượt để giảm ma sát.
- Chuyển ma sát trượt thành ma sát nghỉ để giảm ma sát.
- Chuyển ma sát trượt thành ma sát lăn để giảm ma sát.
- Cả A và B đều đúng.
Câu 4. Lực ma sát là gì?
- Lực ma sát là lực hút xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật.
- Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật.
- Lực ma sát là lực đẩy xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật.
- Lực ma sát là lực nén xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Trường hợp nào vừa xuất hiện ma sát nghỉ vừa xuất hiện ma sát trượt?
Câu 2: Tại sao lốp xe đua lại trơn nhẵn, không có rãnh, trong khi lốp xe phổ thông lại có rãnh và gai?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
C |
B |
C |
B |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
Khi di chuyển thùng hàng: Lực ma sát xuất hiện giữa thùng hàng và mặt đất khi một người ra sức đẩy nhưng thùng hàng vẫn đứng yên là lực ma sát nghỉ. Khi có thêm một người nữa cùng đẩy và thùng hàng di chuyển sẽ xuất hiện lực ma sát trượt. |
3 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
Bởi vì lốp xe đua có một mục đích sử dụng cụ thể và được sử dụng trong điều kiện khô ráo; trong khi lốp xe đường phố phải thích ứng với mọi mục đích sử dụng và điều kiện khác nhau: mặt đường khô ráo, trời mưa,... Do đó, lốp xe cần có rãnh để giúp dẫn nước và chuyển nước trong trường hợp tiếp xúc với bề mặt ướt. |
3 điểm |
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Tại sao khi phanh gấp, lốp xe ô tô để lại một vệt đen trên đường nhựa?
- Lực ma sát trượt giữa lốp xe và đường rất nhỏ làm cho lốp bị cọ sát mạnh với đường và để lại một vệt đen dài trên đường nhựa.
- Lực ma sát trượt giữa lốp xe và đường rất nhỏ làm cho lốp bị cọ sát nhẹ với đường và để lại một vệt đen dài trên đường nhựa.
- Lực ma sát trượt giữa lốp xe và đường rất lớn làm cho lốp bị cọ sát mạnh với đường và để lại một vệt đen dài trên đường nhựa.
- Lực ma sát nghỉ giữa lốp xe và đường rất lớn làm cho lốp bị cọ sát mạnh với đường và để lại một vệt đen dài trên đường nhựa.
Câu 2. Lực ma sát có ảnh hưởng gì tới chuyển động?
- Lực ma sát có thể thúc đẩy hoặc cản trở chuyển động của các vật.
- Lực ma sát có thể thúc đẩy chuyển động của các vật.
- Lực ma sát có thể cản trở chuyển động của các vật.
- Lực ma sát không ảnh hưởng chuyển động của các vật.
Câu 3. Tại sao trên mặt lốp xe lại có các khía rãnh, gai?
- Các khía rãnh, gai trên mặt lốp xe giúp giảm ma sát giữa bánh xe mà mặt đường khiến xe chuyển động dễ dàng hơn về phía trước.
- Các khía rãnh, gai trên mặt lốp xe giúp tăng ma sát giữa bánh xe mà mặt đường khiến xe chuyển động dễ dàng hơn về phía trước.
- C. Xe sẽ bị trơn trượt, gây nguy hiểm khi tham gia giao thông.
- Các khía rãnh, gai trên mặt lốp xe giúp giảm ma sát giữa bánh xe mà mặt đường khiến xe chuyển động khó khăn hơn hơn về phía trước.
Câu 4. Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt?
- Viên bi lăn trên cát.
- Bánh xe đạp chạy trên đường.
- Trục ổ bi ở xe máy đang hoạt động.
- Bánh xe trượt trên đường khi phanh
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1. Lấy ví dụ ma sát giúp thúc đẩy chuyển động.
Câu 2. Tại sao các xe đua khi quẹo qua các đường cua, lốp xe ô tô sẽ để lại vệt đen dài trên đường nhựa?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
C |
A |
B |
D |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
Ví dụ: Khi bước về phía trước một bước, người đi bộ nhấc một bàn chân lên khỏi mặt đất, trong khi bàn chân kia đẩy vào mặt đất, về phía sau. Khi đó, giữa mặt đất và bàn chân xuất hiện lực ma sát giúp bàn chân không bị trượt về phía sau, nhờ đó mà người dịch chuyển về phía trước. Đó là cách ma sát giúp chúng ta đi bộ hằng ngày. Cũng nhờ có ma sát mà khi chuyển động, bánh xe của ô tô, xe máy không bị trượt trên mặt đường. |
3 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
Vì khi quẹo qua khúc cua, lực ma sát trượt giữa lốp xe và đường rất lớn làm cho lốp bị cọ sát mạnh với đường và để lại một vệt đen dài trên đường nhựa. |
3 điểm |