Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 kết nối Bài 41: Biểu diễn lực

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) kết nối tri thức Bài 41: Biểu diễn lực. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 41: BIỂU DIỄN LỰC

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1.  Dụng cụ dùng để đo độ lớn của lực là?

  1. Lực kế.
  2. Tốc kế.
  3. Nhiệt kế.
  4. Cân.

Câu 2. Muốn biểu diễn một vectơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố:

  1. Hướng của lực.
  2. Điểm đặt, phương, chiều của lực.
  3. Điểm đặt, phương, độ lớn của lực.
  4. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn của lực.

Câu 3. Đơn vị nào sau đây là đơn vị của lực?

  1. Kilôgam (kg).
  2. Centimét (cm).
  3. Niuton (N).
  4. Lít (L).

Câu 4. Người ta biểu diễn lực bằng?

  1. Đường thẳng
  2. Mũi tên
  3. Tia
  4. Đoạn thẳng

Câu 5: Để biểu diễn các đặc trưng của lực, người ta dùng một mũi tên. Khi đó độ dài của mũi tên biểu diễn ?

  1. Phương của lực.
  2. Điểm đặt của lực.
  3. Độ lớn của lực theo một tỷ xích.
  4. Chiểu của lực.

Câu 6. Hãy sắp xếp thứ tự các bước sử dụng lực kế dưới đây sao cho hợp lí để ta có thể đo được độ lớn của một lực?

(1) Ước lượng độ lớn của lực.

(2) Điều chỉnh lực kế về số 0.

(3) Chọn lực kế thích hợp.

(4) Đọc và ghi kết quả đo.

(5) Móc vật vào lực kế, kéo hoặc giữ lực kế theo phương của lực cần đo.

  1. (1), (2), (3), (4), (5).
  2. (1), (2), (3), (5), (4).
  3. (1), (3), (2), (5), (4).
  4. (2), (1), (3), (5), (4).

Câu 7. Sắp xép các lực trong các trường hợp sau theo độ lớn tăng dần:

  1. b-d-c-a.
  2. d-b-c-a.
  3. a-b-c-d.
  4. a-b-d-c.

Câu 8. Hình vẽ là lực tác dụng lên 3 vật theo cùng một tỉ lệ xích như nhau. Trong các sắp xếp theo thứ tự giảm dần của lực sau đây, sắp xếp nào là đúng?

  1. F3 > F2 > F1
  2. B. F2 > F3 > F1
  3. F1 > F2 > F3
  4. Cách sắp xếp khác.

Câu 9. Hình nào biểu diễn đúng lực do búa đóng đinh vào tường với tỉ lệ xích 0,5cm tương ứng với 10N?

  1. Hình B.
  2. Hình D.
  3. Hình A.
  4. Hình C.

Câu 10. Phát biểu nào sau đây, mô tả đúng đặc điểm của lực trong hình vẽ (1 đoạn ứng với 1 N) ?

  1. Điểm đặt tại mép vật, phương hợp với phương nằm ngang một góc 600, chiều từ dưới lên trên, độ lớn 3 N.
  2. Điểm đặt tại mép vật, phương hợp với phương thẳng đứng một góc 600, chiều từ dưới lên trên, độ lớn 3 N.
  3. Điểm đặt tại mép vật, phương hợp với phương thẳng đứng một góc 600, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 3 N.
  4. Điểm đặt tại mép vật, phương hợp với phương nằm ngang một góc 600, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 3 N.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

D

C

B

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

A

A

D

A

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào lực có phương nằm ngang chiều từ trái sang phải?

  1. Hạt mưa rơi.
  2. Hai đội thi kéo co, đội bên phải tác dụng lực vào dây rất mạnh.
  3. Mẹ em mở cánh cửa sổ.
  4. Quả bóng bay đang bay lên bầu trời.

Câu 2. Quả táo bị rơi xuống đất do chịu tác dụng của lực có đặc điểm

  1. Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên.
  2. Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
  3. Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải.
  4. Phương nằm ngang, chiều từ trên xuống dưới.

Câu 3. Lực nào sau đây có độ lớn mạnh nhất?

  1. Lực của người đẩy xe ô tô chết máy.
  2. Lực của người ấn điện thoại.
  3. Lực của người mẹ mở cửa phòng
  4. Lực của em bé đeo ba lô.

Câu 4. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Độ mạnh hay yếu của một lực được gọi là … của lực.

  1. Độ mạnh.
  2. Độ cao.                
  3. Độ lớn.
  4. Độ dài.                 

Câu 5. Lực của tay người bắn cung tác dụng lên dây cung có phương và chiều?

  1. Lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
  2. Lực có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên.               
  3. Lực có phương nằm ngang, chiều từ trái qua phải.         
  4. Lực có phương nằm ngang, chiều từ phải qua trái.

Câu 6. Các đặc trưng của lực trong hình vẽ sau đây là ?

  1. Điểm đặt tại vật, phương nằm ngang, chiều từ trái qua phải.
  2. Điểm đặt tại vật, phương nằm ngang, chiều từ phải qua trái.
  3. Điểm đặt tại vật, phương xiên với mặt phẳng ngang góc 45 độ, chiều từ dưới lên trên.
  4. Điểm đặt tại vật, phương xiên với mặt phẳng ngang góc 45 độ, chiều từ trên xuống dưới.

Câu 7. Mô tả bằng lời phương và chiều của lực trong hình vẽ ?

  1. Lực có phương thẳng đúng, chiều từ trên xuống dưới.              
  2. Lực có phương thẳng đúng, chiều từ dưới lên trên.              
  3. Lực có phương nằm ngang, chiều từ trái qua phải.              
  4. Lực có phương nằm ngang, chiều từ phải qua trái.              

Câu 8. Hai đội chơi kéo co. Đội đỏ kéo về bên trái, đội xanh kéo về bên phải. Khi đó ta nói lực kéo của hai đội?

  1. Cùng phương ngang, cùng chiều.                
  2. Cùng phương ngang, ngược chiều.
  3. Cùng phương thẳng đứng, cùng chiều.                 
  4. Cùng phương thẳng đứng, ngược chiều.

Câu 9. Sợi dây kéo co của hai đội giữ nguyên vị trí vì:

  1. Lực kéo của đội 1 tác dụng vào dây cân bằng với lực của dây tác dụng vào tay đội 1.
  2. Lực kéo của đội 2 tác dụng vào sợi dây cân bằng với lực kéo của đội 1 tác dụng vào sợi dây.
  3. Lực kéo của đội 2 tác dụng vào sợi dây cân bằng với lực dây tác dụng vào tay đội 1.
  4. Lực kéo của đội 1 tác dụng vào dây cân bằng với lực của dây tác dụng vào tay đội 2.

Câu 10. Dây cung tác dụng lực F= 150N lên mũi tên khi bắn cung. Lực F này được biểu diễn bằng mũi tên, với tỉ xích 0,5cm ứng với 50N. Trong hình vẽ dưới đây, hình nào vẽ đúng lực F ?

  1. Hình B.
  2. Hình C.
  3. Hình A.
  4. Hình D.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

B

A

C

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

B

B

B

B

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Biểu diễn lực trong các trường hợp sau:

  1. Một người kéo cái hộp với lực 1N và hai người kéo cái hộp với lực 2N.
  2. Một xe kéo đang kéo một thùng đồ với lực 500N.

Câu 2 ( 4 điểm). Tạo sao cân thường dùng lại sử dụng đơn vị đo là kg chứ không phải đơn vị Newton? Bản chất của cân là dụng cụ gì?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

1.

-       Một người kéo cái hộp với lực 1N:

-       Hai người kéo cái hộp với lực 2N:

2. Một xe kéo đang kéo một thùng đồ với lực 500N:

2 điểm

2 điểm

2 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

-       Các cân thường dùng sử dụng đơn vị đo là kg vì người ta cần biết khối lượng của vật, còn đơn vị Newton là dùng để xác định trọng lượng của vật.

-       Bản chất của cân là một loại lực kế.

2 điểm

2 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Một người mẹ đẩy xe nôi với lực 30N theo phương nằm ngang từ trái sang phải. Em hãy biểu diễn lực đó trên hình vẽ (tỉ xích 1 cm ứng với 15N).

Câu 2 ( 4 điểm). Em hãy thiết kế một thí nghiệm đo lực kéo của hộp bút.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

-       Gốc nằm trên xe, tại vị trí tay đặt vào xe để đẩy

-       Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải

-     Theo tỉ xích, độ dài của mũi tên là:   = 2 cm.

2 điểm

2 điểm

2 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

-       Chuẩn bị đo lực kéo hộp bút: hộp bút, lực kế lò xo, mặt sàn nhẵn.

-       Tiến hành thí nghiệm đo lực kéo hộp bút theo phương nằm ngang bằng lực kế lò xo:

+       Bước 1: Chọn lực kế phù hợp: Chọn lực kế có giới hạn đo 5N, có độ chia nhỏ nhất 0,1N

+       Bước 2: Điều chỉnh cho kim chỉ thị của lực kế chỉ đúng số 0.

+       Bước 3: Cho hộp bút móc vào đầu móc của lực kế. Giữ cố định phần thân của lực kế sao cho lực kế nằm dọc theo phương nằm ngang và tác dụng lực kéo vào hộp bút.

+       Bước 4: Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với chỗ đánh dấu của cái chỉ thị: Ta đo được lực kéo có giá trị bằng 3N.

0.8 điểm

0.8 điểm

0.8 điểm

0.8 điểm

0.8 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Người ta ước lượng lực của ngón tay tác dụng vào nút bấm bút bi khoảng ?

  1. 2N               
  2. 1N.
  3. 0,5N.             
  4. 0,25N.

Câu 2. Lực của động cơ xe tải có thể lên tới:

  1. 100N.
  2. 1000N.
  3. 10000N.
  4. 100000N.

Câu 3. Sử dụng hình vẽ dưới đây (minh hoạ cho trường hợp kéo gầu nước từ dưới giếng lên) hãy chọn phát biểu chưa chính xác:

  1. Lực kéo có phương thẳng đứng, chiều hướng lên trên, độ lớn 40N.
  2. Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều hướng xuống, độ lớn 30N.
  3. Lực kéo và trọng lực cùng phương.
  4. Lực kéo và trọng lực cũng hướng.

Câu 4. Trình bày các đặc trưng của lực?

  1. Đơn vị lực là niuton, kí hiệu là N.
  2. Độ lớn của lực không phải là độ mạnh hay yếu của một lực        
  3. Dụng cụ đo lực là nhiệt kế.
  4. Mỗi lực không có phương và chiều xác định.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu cách biểu diễn lực

Câu 2: Em hãy lấy ví dụ về biểu diễn lực.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

C

D

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Mỗi lực được biểu diễn bằng mũi tên có:

-       Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật (còn gọi là điểm đặt của lực).

-       Hướng (phương và chiều) cùng hướng với sự kéo hoặc đẩy (cùng hướng với lực tác dụng).

-       Chiều dài biểu diễn độ lớn của lực theo một tỉ xích cho trước.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Ví dụ, nếu ta quy ước mỗi xentimét chiều dài của mũi tên biểu diễn tương ứng với độ lớn 1 N thì khi lực có độ lớn 2 N được biểu diễn như hình 35.7a, lực có độ lớn 4 N được biểu diễn như hình 35.7b.

        3 điểm

    

 

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Quả táo bị rơi xuống đất do chịu tác dụng của lực có những đặc điểm như thế nào?

  1. Quả táo bị rơi xuống đất do chịu tác dụng của lực có đặc điểm phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
  2. Quả táo bị rơi xuống đất không phải do chịu tác dụng của lực
  3. Quả táo bị rơi xuống đất do chịu tác dụng của lực có đặc điểm phương nằm ngang, chiều từ trên xuống dưới.
  4. Quả táo bị rơi xuống đất do chịu tác dụng của lực có đặc điểm phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên

Câu 2. Xác định phương và chiều của lực Hạt mưa rơi ?.

  1. Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
  2. Phương nằm ngang chiều từ trái sang phải.
  3. Phương nằm ngang, chiều từ trên xuống dưới.
  4. Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên

Câu 3. Xác định phương và chiều của lực Quả bóng bay đang bay lên bầu trời ?

  1. Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
  2. Phương nằm ngang chiều từ trái sang phải.
  3. Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên.
  4. Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên

Câu 4. Để biểu diễn các đặc trưng của lực, người ta dùng một mũi tên. Khi đó độ dài của mũi tên biểu diễn ?

  1. Phương của lực.
  2. Điểm đặt của lực.
  3. Độ lớn của lực theo một tỷ xích.
  4. Chiểu của lực.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Nêu khái niệm độ lớn của lực. Nêu các đặc trưng cơ bản của lực

Câu 2. Nêu đơn vị lực và dụng cụ đo lực.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

A

C

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Độ mạnh hay yếu của một lực được gọi là độ lớn của lực.

Mỗi lực đều có 4 đặc trưng cơ bản (còn gọi là 4 yếu tố của lực) là điểm đặt, phương, chiều và độ lớn.

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

-       Đơn vị đo của lực là niutơn (newton), kí hiệu N.

-       Dụng cụ đo lực là lực kế.

1.5 điểm

1.5 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay