Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 kết nối Bài 48: Sự chuyển hoá năng lượng

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) kết nối tri thức Bài 48: Sự chuyển hoá năng lượng. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 48. SỰ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1.  Hoá năng dự trữ trong bao diêm khi cọ xát với vỏ bao diên được chuyển hoá thành:

  1. Nhiệt năng.
  2. Quang năng.
  3. Nhiệt năng và quang năng.
  4. Điện năng.

Câu 2. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Hoá năng lưu trữ trong thực phẩm, khi ta ăn được chuyển hoá thành… giúp ta đạp xe.

  1. Nhiệt năng.
  2. Động năng.
  3. Thế năng.
  4. Quang năng.

Câu 3. Tuabin điện gió sản xuất điện từ:

  1. Hoá năng.
  2. Động năng.
  3. Năng lượng ánh sáng.
  4. Năng lượng mặt trời.

Câu 4. Gọi tên các dạng năng lượng xuất hiện khi đèn pin được bật sáng?

  1. Điện năng và quang năng.                             
  2. Hoá năng và điện năng.
  3. Nhiệt năng và quang năng.                   
  4. Hoá năng và quang năng.

Câu 5. Thiết bị nào biến đổi điện năng thành nhiệt năng?

  1. Hình A.
  2. Hình B.
  3. Hình C.
  4. Hình D.

Câu 6. Tại sao khi trời lạnh, ta xoa hai bàn tay vào nhau và thấy tay nóng lên?

  1. Vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hoá năng lượng từ động năng sang nhiệt năng, động năng làm tay ta nóng lên.
  2. Vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hoá năng lượng từ nhiệt năng sang nhiệt năng, động năng làm tay ta nóng lên.
  3. Vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hoá năng lượng từ động năng sang nhiệt năng, nhiệt năng làm tay ta nóng lên.
  4. Vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hoá năng lượng từ nhiệt năng sang động năng, động năng làm tay ta nóng lên.

Câu 7. Điền vào chỗ trống để thành câu hoàn chỉnh: Hoá năng trong nhiên liệu khi đốt cháy được chuyển hoá thành…, … và … của máy bay, tàu hoả.

  1. Động năng, nhiệt năng, năng lượng ánh sáng.
  2. Động năng, thế năng, năng lượng ánh sáng.
  3. Động năng, điện năng, thế năng.
  4. Động năng, nhiệt năng, thế năng.

Câu 8. Điền vào chỗ trống để thành câu hoàn chỉnh: Khi quả bóng được giữ yên ở trên cao, nó đang có… Khi quả bóng được thả rơi,… của nó được chuyển hoá thành…:

  1. Động năng, thế năng, nhiệt năng.
  2. Thế năng, động năng, thế năng. 
  3. Động năng, động năng, thế năng.
  4. Thế năng, thế năng, động năng.

Câu 9. Kéo con lắc lên tới vị trí A rồi buông nhẹ. Bỏ qua ma sát của không khí. Tìm phát biểu sai.

  1. Thế năng của vật tại C là lớn nhất.
  2. Động năng của vật tại C lớn hơn tại A.
  3. Khi chuyển động từ A đến C, động năng của con lắc tăng dần, thế năng giảm dần.
  4. Khi chuyển động từ C đến B, động năng của con lắc giảm dần, thế năng tăng dần.

Câu 10. Chỉ ra đâu là sơ đồ chuyển hoá năng lượng (sơ đồ dòng năng lượng) của đèn pin?

  1.      

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

B

B

C

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

A

D

A

B

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Pin mặt trời có sự chuyển hoá:

  1. Nhiệt năng thành cơ năng.
  2. Nhiệt năng thành điện năng.
  3. Quang năng thành nhiệt năng.
  4. Quang năng thành điện năng.

Câu 2. Trong máy phát điện gió, dạng năng lượng nào được chuyển hoá thành điện năng?

  1. Quang năng.
  2. Hoá năng.
  3. Nhiệt năng.
  4. Cơ năng.

Câu 3. Khi sử dụng nồi cơm điện, năng lượng điện đã chuyển hóa thành năng lượng chủ yếu nào?

  1. Năng lượng ánh sáng.
  2. Cơ năng.
  3. Năng lượng nhiệt.
  4. Năng lượng âm.

Câu 4. Trong các dụng cụ và thiết bị điện sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành cơ năng: 

  1. Nồi cơm điện.
  2. Bàn là điện. 
  3. Tivi.
  4. Máy bơm nước.

Câu 5. Dạng năng lượng nào đã chuyển hoá thành điện năng trong một chiếc đồng hồ treo tường chạy bằng pin? 

  1. Hoá năng.
  2. Nhiệt năng. 
  3. Cơ năng.
  4. Quang năng.

Câu 6. Chỉ ra sự biến đổi năng lượng khi nước đổ từ thác xuống?

  1. Thế năng biến đổi thành động năng.
  2. Nhiệt năng biến đổi thành năng lượng âm.
  3. Động năng biến đổi thành nhiệt năng.
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 7. Chỉ ra sự biến đổi năng lượng khi ném một vật lên theo phương thẳng đứng?

  1. Động năng biến đổi thành thế năng đàn hồi.
  2. Động năng biến đổi thành thế năng hấp dẫn.
  3. Thế năng biến đổi thành động năng.
  4. Cả ba phương án trên đều đúng.

Câu 8. Viết tên 3 dạng năng lượng được chuyển hoá thành khi máy sấy tóc hoạt động?

  1. Nhiệt năng, động năng, năng lượng âm.
  2. Hoá năng, động năng, năng lượng âm.
  3. Thế năng, động năng, năng lượng âm.
  4. Nhiệt năng, động năng, năng lượng âm.

Câu 9. Một quả bóng cao su rơi từ vị trí A xuống đất rồi lại nảy lên nhưng chỉ tới điểm B. Bỏ qua sức cản của không khí. Tại sao quả bóng không lên lại tới điểm A?

  1. Vì khi va chạm với mặt đất, một phần năng lượng của nó đã chuyển hoá thành năng lượng nhiệt.                             
  2. Vì khi va chạm với mặt đất, một phần năng lượng của nó đã chuyển hoá thành năng lượng âm.                             .
  3. Vì khi va chạm với mặt đất, một phần năng lượng của nó đã chuyển hoá thành năng lượng nhiệt và năng lượng âm.                   
  4. Cả ba phương án trên đều sai.

Câu 10. Chu trình biến đỏi của nước biển có kèm theo sự biến đổi của năng lượng từ dạng nào sang dạng nào?

  1. Quang năng => Hoá năng => Thế năng => Động năng.
  2. Quang năng => Nhiệt năng =>.Thế năng => Động năng.
  3. Thế năng => Nhiệt năng => Thế năng => Động năng.
  4. Thế năng => Điện năng => Thế năng => Động năng.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

D

C

D

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

B

D

C

B

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Nêu một số thiết bị chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng, cơ năng, quang năng.

Câu 2 ( 4 điểm). Tại sao lò nhiệt điện có hiệu suất thấp hơn so với các loại lò nhiệt khác trong việc chuyển đổi năng lượng từ nhiệt năng thành điện năng?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

-       Chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng: nồi cơm điện, bếp điện

-       Chuyển hóa điện năng thành cơ năng: quạt điện, máy bơm

-       Chuyển hóa điện năng thành quang năng: đèn điện

2 điểm

2 điểm

2 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Lò nhiệt điện có hiệu suất thấp hơn so với các loại lò nhiệt khác trong việc chuyển đổi năng lượng từ nhiệt năng thành điện năng do:

-       Thất thoát nhiệt: do sự tỏa nhiệt từ các bộ phận hoạt động như turbine và generator.

-       Vật liệu: sử dụng vật liệu chưa đủ phù hợp cúng làm giảm hiệu suất của lò nhiệt điện, dẫn đến mất năng lượng không cần thiết.

-       Quá trình cháy nhiên liệu: thường không hoàn toàn hiệu quả, dẫn đến mất mát nhiệt lớn và không tận dụng hết năng lượng từ nhiên liệu.

1.3 điểm

1.3 điểm

1.3 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Khi một quả bóng từ trên cao rơi xuống mặt sàn và nảy lên thì không thể lên đến độ cao ban đầu. Em hãy giải thích hiện tượng đó.

Câu 2 ( 4 điểm). Tại sao định luật bảo toàn năng lượng không cho phép năng lượng chuyển đổi hoàn toàn thành loại năng lượng khác mà phải thất thoát một phần năng lượng?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

-       Một quả bóng ở trên cao có thế năng hấp dẫn. Khi rơi từ một độ cao xác định xuống dưới, quả bóng chạm vào mặt sàn và nảy lên. Nhưng nó không thể lên đến độ cao lúc đầu. Thế năng hấp dẫn của quả bóng đã giảm so với lúc đầu.

-       Thực tế, thế năng hấp dẫn của quả bóng giảm nhưng năng lượng không mất đi. Một phần thế năng hấp dẫn của quả bóng chuyển thành năng lượng nhiệt (truyền cho sàn nhà và không khí). Khi thế năng hấp dẫn của quả bóng chuyển hết thành năng lượng nhiệt, nó sẽ nằm yên ở mặt sàn.

3 điểm

3 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

-       Định luật bảo toàn năng lượng phát biểu rằng năng lượng không tự tạo ra và mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác ® năng lượngkhông thể chuyển đổi hoàn toàn thành năng lượng khác mà phải thất thoát một phần nào đó.

-       Quá trình chuyển đổi năng lượng luôn đi kèm với sự thất thoát năng lượng. Ví dụ, từ nhiệt năng chuyển thành điện năng, luôn mất một phần năng lượng dưới dạng nhiệt.

2 điểm

2 điểm

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Hoạt động sống của cơ thể liên quan chặt chẽ đến hoạt động của cái gì?

  1. Cơ bắp
  2. Tế bào
  3. Xương
  4. Nguồn nước

 Câu 2. Quá trình quang hợp của cây xanh tạo ra gì?

  1. Năng lượng điện
  2. Chất hữu cơ và năng lượng
  3. Năng lượng âm
  4. Năng lượng nhiệt

 Câu 3. Quá trình oxi hóa chất phức tạp trong tế bào giải phóng gì?

  1. Năng lượng
  2. Nước
  3. Ánh sáng
  4. Chất hữu cơ

 Câu 4. Đồng hóa là quá trình nào trong tế bào?

  1. Tổng hợp chất đơn giản và tích lũy năng lượng
  2. Phân giải các chất đơn giản và giải phóng năng lượng
  3. Chuyển đổi năng lượng nhiệt
  4. Tạo ra chất hữu cơ
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Em hãy tìm hiểu và nêu một ví dụ về định luật bảo toàn năng lượng.

Câu 2: Khi chạm vào đồ nóng, một số người có phản ứng đưa tay chạm vào dái tai. Em hãy giải thích lí do.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

B

A

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Ví dụ: Khi bật đèn điện, năng lượng điện chuyển thành năng lượng ánh sáng và năng lượng nhiệt. Trong đó, năng lượng ánh sáng là năng lượng có ích, năng lượng nhiệt là năng lượng hao phí. Người ta đã chứng minh tổng năng lượng ánh sáng và năng lượng nhiệt bằng năng lượng điện.

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

-       Vì lớp da mềm bao quanh tai của chúng ta có rất ít các đầu dây thần kinh, khiến chúng phần lớn không có khả năng cảm nhận được sức nóng đã vượt qua các bộ phận khác đã cảm nhận được. Hơn nữa, mô mỡ và sụn trong dái tai của bạn là những chất dẫn nhiệt tốt

-       Nó tốt đến mức có thể ngăn nhiệt phá hủy các tế bào ở đầu ngón tay, ngăn không cho cơn đau kích hoạt ngay lập tức. Do đó, khi bạn giật nhanh tay hoặc bất cứ bộ phận nào bạn bị bỏng chạm vào dái tai, bạn không những không cảm thấy đau nhói mà còn có thể truyền nhiệt đó ra ngoài cơ thể.

       1.5 điểm

       1.5 điểm

 

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Dị hóa trong tế bào là quá trình gì?

  1. Chuyển đổi năng lượng nhiệt
  2. Phân giải các chất đơn giản và giải phóng năng lượng
  3. Tạo ra chất hữu cơ
  4. Tổng hợp chất đơn giản và tích lũy năng lượng

 Câu 2. Tỉ lệ đồng hóa và dị hóa thay đổi phụ thuộc vào những yếu tố nào?

  1. Môi trường sống
  2. Lứa tuổi
  3. Loại thức ăn
  4. Cả A và B

 Câu 3. Chuyển hóa cơ bản là gì?

  1. Năng lượng duy trì sự sống khi cơ thể nghỉ ngơi
  2. Tổng hợp chất đơn giản và tích lũy năng lượng
  3. Phân giải các chất đơn giản và giải phóng năng lượng
  4. Quá trình điều chỉnh năng lượng trong cơ thể

 Câu 4. Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng phụ thuộc vào những cơ chế nào?

  1. Sự đốt cháy
  2. Sự điều khiển hệ thần kinh và hoocmon
  3. Sự đồng hóa
  4. Sự truyền sóng
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Trình bày nội dung của định luật bảo toàn năng lượng.

Câu 2. Nêu một ví dụ về sự chuyển hóa năng lượng trong hoạt động thể thao.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

D

A

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Nội dung của định luật bảo toàn năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra và không tự mất đi. Năng lượng chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Một quả bóng rổ được ném lên cao, sau khi đạt đến điểm cao nhất, nó rơi xuống mặt đất, rồi nảy lên. Khi bóng đi lên, động năng chuyển hoá thành thế năng. Khi bóng rơi xuống, thế năng chuyển hoá thành động năng. Khi bóng chạm mặt đất và phát ra tiếng động, một phần năng lượng chuyển hoá thành nhiệt năng và năng lượng âm.

3 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay