Đề kiểm tra, đề thi cuối kì 2 Lịch sử 8 kết nối tri thức (đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 8 kết nối tri thức cuối kì 2 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 cuối kì 2 môn Lịch sử 8 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức
PHÒNG GD & ĐT ………………. |
Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... |
Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
LỊCH SỬ 8 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. |
Mã phách |
"
Điểm bằng số
|
Điểm bằng chữ |
Chữ ký của GK1 |
Chữ ký của GK2 |
Mã phách |
ĐỀ BÀI
- PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Ý nào không phải là chính sách cai trị về chính trị của thực dân Anh ở Ấn Độ?
- Thi hành nhiều biện pháp để áp đặt và củng cố quyền cai trị trực tiếp.
- Điều hành trực tiếp là phó vương và một hội đồng gồm 5 ủy viên.
- Biến Ấn Độ thành một tỉnh của Anh.
- Nữ hoàng Anh tuyên bố đồng thời vừa là Nữ hoàng Ấn Độ.
Câu 2 (0,25 điểm). Luật Gia Long là tên gọi khác của bộ luật nào dưới đây?
- Hoàng Việt luật lệ.
- Quốc triều hình luật.
- Hình luật.
- Hình thư.
Câu 3 (0,25 điểm). Làng nghề thủ công nghiệp nào được đề cập đến trong câu ca dao dưới đây?
“Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làng Mái với anh thì về
Làng Mái có lịch có lề
Có sông tắm mát có nghề làm tranh”
- Làng Đông Hồ (Bắc Ninh).
- Làng Chu Đậu (Hải Dương).
- Làng Bát Tràng (Hà Nội).
- Làng Sình (Thừa Thiên Huế).
Câu 4 (0,25 điểm). Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam ở sáu tỉnh Nam Kì trong những năm 1862-1874 thất bại là do
- tương quan lực lượng không có lợi cho Việt Nam.
- phe chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng.
- triều đình nhà Nguyễn đã hoàn toàn đầu hàng quân Pháp.
- thực dân Pháp có sự giúp sức, hỗ trợ của Tây Ban Nha.
Câu 5 (0,25 điểm). So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885-1896), khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) có sự khác biệt về
- lực lượng chủ yếu.
- phương pháp đấu tranh.
- kết quả đấu tranh.
- xuất thân người lãnh đạo.
Câu 6 (0,25 điểm). Điểm giống nhau giữa xu hướng bạo động và cải cách trong phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là gì?
- Có sự kết hợp nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến.
- Không bị động trông chờ sự giúp đỡ từ bên ngoài.
- Xuất phát từ truyền thống yêu nước của dân tộc.
- Do giai cấp tư sản khởi xướng và lãnh đạo.
Câu 7 (0,25 điểm). Vương triều Vi-giay-a (Vương quốc Chăm-pa) phát triển thương mại đường biển thông qua thương cảng nào?
- Vân Đồn (Quảng Ninh).
- Hội Triều (Thanh Hóa).
- Hội Thống (Hà Tĩnh).
- Đại Chiêm hải khẩu (Quảng Nam).
Câu 8 (0,25 điểm). Quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam từ năm 1945 đến nay là
- các vua triều Nguyễn ra sức củng cố chủ quyền biển đảo qua việc tổ chức khảo sát, thăm dò, khai thác, đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ và cắm cờ trên quần đảo Hoàng Sa để khẳng định chủ quyền của Việt Nam.
- các nhà nước đầu tiên (Văn Lang - Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam) hình thành và phát triển trên các vùng châu thổ, ven sông.
- nhà nước Việt Nam tiếp tục hoạt động đấu tranh kiên quyết nhằm thực thi chủ quyền biển đảo.
- cảng biển Vân Đồn (Quảng Ninh) thuộc vùng quần đảo phía đông bắc, đã trở thành thương cảng quốc tế quan trọng từ thời Lý - Trần, các vua Trần cử các tướng lĩnh tin cậy trấn thủ
- PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,5 điểm).
- Trình bày khái quát cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896).
- Từ phong trào Cần vương và khởi nghĩa Yên Thế, em rút ra được bài học gì cho công cuộc đấu tranh giành độc lập sau đó, cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
Câu 2 (0,5 điểm). Kể tên một số thành tựu tiêu biểu về văn hóa dưới thời Nguyễn còn tồn tại và có giá trị đến ngày nay.
%
BÀI LÀM:
………………………………………………………………………………………....
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: LỊCH SỬ 8 – KẾT NỐI TRI THỨC
Tên bài học |
MỨC ĐỘ |
Tổng số câu |
Điểm số |
||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
VD cao |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||
CHƯƠNG 6: CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX |
|||||||||||
Bài 15. Ấn Độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX |
1 |
1 |
0 |
0,25 |
|||||||
CHƯƠNG 7: VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX |
|||||||||||
Bài 16. Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX) |
1 |
1 |
1 |
2 |
1 |
1,0 |
|||||
Bài 17. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884 |
1 |
1 |
0 |
0,25 |
|||||||
Bài 18. Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 - 1896 |
ý a |
1 |
ý b |
1 |
1 |
2,75 |
|||||
Bài 19. Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1917 |
1 |
1 |
0 |
0,25 |
|||||||
Chủ đề 2. Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông |
1 |
1 |
2 |
0 |
0,5 |
||||||
Tổng số câu TN/TL |
2 |
ý a |
6 |
0 |
0 |
ý b |
0 |
1 |
8 |
3 |
5,0 |
Điểm số |
0,5 |
1,5 |
1,5 |
0 |
0 |
1,0 |
0 |
0,5 |
2,0 |
3,0 |
5,0 |
Tổng số điểm |
2,0 điểm 20% |
1,5 điểm 15% |
1,0 điểm 10% |
0,5 điểm 5% |
5,0 điểm 50 % |
5,0 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: LỊCH SỬ 8 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt |
Số câu TL/ Số câu hỏi TN |
Câu hỏi |
||
TN (số câu) |
TL (số câu) |
TN
|
TL |
|||
CHƯƠNG 6: CHÂU Á VÀ ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX |
||||||
1. Ấn Độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX |
Thông hiểu |
Tìm hiểu ý không phải là chính sách cai trị về chính trị của thực dân Anh ở Ấn Độ. |
1 |
C1 |
||
CHƯƠNG 7: VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX |
||||||
2. Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX) |
Nhận biết |
Nhận biết tên gọi khác của bộ Luật Gia Long. |
1 |
C2 |
||
Thông hiểu |
Tìm hiểu làng nghề thủ công nghiệp được đề cập đến trong câu ca dao. |
1 |
C3 |
|||
Vận dụng cao |
Kể tên một số thành tựu tiêu biểu về văn hóa dưới thời Nguyễn còn tồn tại và có giá trị đến ngày nay. |
1 |
C2 (TL) |
|||
3. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884 |
Thông hiểu |
Tìm hiểu nguyên nhân cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam ở sáu tỉnh Nam Kì trong những năm 1862-1874 thất bại. |
1 |
C4 |
||
4. Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 - 1896 |
Nhận biết |
Trình bày khái quát diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896). |
ý a |
C1 (TL) |
||
Thông hiểu |
Tìm hiểu sự khác biệt cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885-1896) với khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913). |
1 |
C5 |
|||
Vận dụng |
Từ phong trào Cần vương và khởi nghĩa Yên Thế, bài học cho công cuộc đấu tranh giành độc lập sau đó, cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. |
ý b |
C1 (TL) |
|||
5. Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1917 |
Thông hiểu |
Tìm hiểu điểm giống nhau giữa xu hướng bạo động và cải cách trong phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. |
1 |
C6 |
||
6. Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp của Việt Nam ở Biển Đông |
Nhận biết |
Nhận biết thương cảng Vương triều Vi-giay-a (Vương quốc Chăm-pa) phát triển thương mại đường biển. |
1 |
C7 |
||
Thông hiểu |
Tìm hiểu quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam từ năm 1945 đến nay. |
1 |
C8 |