Đề kiểm tra, đề thi cuối kì 2 Lịch sử 8 kết nối tri thức (đề số 5)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 8 kết nối tri thức cuối kì 2 đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 cuối kì 2 môn Lịch sử 8 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

        TRƯNG THCS…………...

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

LỊCH SỬ 8 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

ĐỀ BÀI

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Câu 1 (0,25 điểm). Mâu thuẫn trực tiếp dẫn đến các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Ấn Độ vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

  1. giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến.
  2. nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh.
  3. giai cấp tư sản với giai cấp vô sản.
  4. giai cấp tư sản Ấn Độ với thực dân Anh.

Câu 2 (0,25 điểm). Việc khai hoang và thành lập các huyện Kim Sơn (Ninh Bình), Tiền Hải (Thái Bình) gắn liền với công lao của nhân vật nào dưới đây?

  1. Trịnh Hoài Đức.
  2. Nguyễn Hữu Cảnh.
  3. Nguyễn Công Trứ.
  4. Nguyễn Tri Phương.

Câu 3 (0,25 điểm). Danh y Lê Hữu Trác là tác giả của bộ sách y dược học nào sau đây?

  1. Hải Thượng y tông tâm lĩnh.
  2. Nam dược thần hiệu.
  3. Bảo anh lương phương.
  4. Bản thảo cương mục.

Câu 4 (0,25 điểm). Nhận xét nào dưới đây không đúng về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858-1884)?

  1. Góp phần làm chậm quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.
  2. Lan rộng từ Bắc vào Nam, dần quy tụ thành các trung tâm kháng chiến lớn.
  3. Chuyển từ chống ngoại xâm sang chống ngoại xâm và phong kiến đầu hàng.
  4. Đấu tranh quyết liệt, song còn lẻ tẻ, chưa tạo thành một phong trào thống nhất.

Câu 5 (0,25 điểm). Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau:

“Vua nào chính trực anh hào,

Đứng ra lãnh đạo phong trào Cần vương?”

  1. Vua Khải Định.
  2. Vua Hàm Nghi.
  3. Vua Duy Tân.
  4. Vua Đồng Khánh.

Câu 6 (0,25 điểm). Nội dung nào không phải là yếu tố tác động đến quyết định ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (5-6-1911)?

  1. Đất nước bị xâm lược, giải phóng dân tộc là yêu cầu cấp thiết.
  2. Ảnh hưởng từ truyền thống yêu nước của quê hương, gia đình.
  3. Tác động mạnh mẽ từ trào lưu cách mạng vô sản trên thế giới.
  4. Yêu cầu tìm kiếm một con đường cứu nước mới cho dân tộc.

Câu 7 (0,25 điểm). Triều Nguyễn kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt với Pháp vào năm nào?

  1. Từ năm 1802 đến năm 1884.
  2. Từ năm 1945 đến nay.
  3. Từ năm 1884 đến năm 1945.
  4. Từ năm 1702 đến năm 1786.

Câu 8 (0,25 điểm). Quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong thế kỉ X là?

  1. Triều Lê sơ tiếp tục mở rộng khai phá vùng đất phía nam, duy trì việc buôn bán với thương nhân nước ngoài qua các thương cảng và giữ vững chủ quyền cả trên đất liền, vùng biển, các đảo lớn.
  2. Cư dân ven biển tiếp tục khai thác biển, lập nghiệp và góp phần trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
  3. Thời kì ra đời và phát triển của các nhà nước đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam (Văn Lang – Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam).
  4. Cảng biển Vân Đồn (Quảng Ninh) thuộc vùng quần đảo phía đông bắc, đã trở thành thương cảng quốc tế quan trọng từ thời Lý - Trần, các vua Trần cử các tướng lĩnh tin cậy trấn thủ.
  5. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (2,5 điểm).

  1. Hoàn thành bảng hệ thống về các khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX.

Cuộc khởi nghĩa, thời gian

Khởi nghĩa

Ba Đình

(1886-1887)

Khởi nghĩa

Bãi Sậy

(1883-1892)

Khởi nghĩa

Hương Khê

(1885-1896)

Người lãnh đạo

Căn cứ/địa bàn

Kết quả

Ý nghĩa

  1. Tại sao gọi khởi nghĩa Yên Thế là khởi nghĩa nông dân tự phát?

Câu 2 (0,5 điểm). Đọc các tư liệu dưới đây:

Tư liệu 1. Năm 1833, Giám mục Ta-be đã xác nhận: Quần đảo Pa-ra-xen, mà người Việt gọi là Cát Vàng hay Hoàng Sa đã được chiếm cứ bởi người Việt xứ Đàng Trong. Hoàng đế Gia Long xét thấy đúng lúc phải vượt biển để tiếp thâu quần đảo Hoàng Sa, vào năm 1816, Ngài đã long trọng treo tại đó lá cờ của xứ Đàng Trong.

(Theo Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam

đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Sđd, tr. 61)

Tư liệu 2. Bộ Công tâu: Cương giới mặt biển nước ta có xứ [đảo] Hoàng Sa rất là hiểm yếu. Hằng năm nên phái người đi dò xét để thuộc đường biển... Vua y lời tâu. Sai Phạm Hữu Nhật đem binh thuyền đi. Chuẩn cho mang theo mười bài gỗ đến nơi đó dựng làm dấu, ghi khắc những chữ: “Minh Mạng thứ 17, năm Bính Thân [1836], Thuỷ quân Chánh đội trưởng Suất đội Phạm Hữu Nhật, vâng mệnh đi Hoàng Sa trông nom đo đạc đến đây lưu dấu để ghi nhớ.

(Theo Quốc sử quán Triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Tập bốn,

NXB Giáo dục, 2004, tr. 851, 867)

Dựa vào hai tư liệu trên em có nhận định gì về Triều Nguyễn? Chỉ ra những dẫn chứng từ tư liệu chứng minh cho nhận định của em.

               

%

BÀI LÀM:

         ………………………………………………………………………………………....

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

 

TRƯỜNG THCS ............................

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)

MÔN: LỊCH SỬ 8 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

CHƯƠNG 6: CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Bài 15. Ấn Độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

1

1

0

0,25

CHƯƠNG 7: VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Bài 16. Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)

1

1

1

2

1

1,0

Bài 17. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884

1

1

0

0,25

Bài 18. Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 - 1896

ý a

1

ý b

1

1

2,75

Bài 19. Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1917

1

1

0

0,25

Chủ đề 2. Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

1

1

2

0

0,5

Tổng số câu TN/TL

2

ý a

6

0

0

ý b

0

1

8

3

5,0

Điểm số

0,5

1,5

1,5

0

0

1,0

0

0,5

2,0

3,0

5,0

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

1,5 điểm

15%

 1,0 điểm

10%

0,5 điểm

5%

5,0 điểm

50 %

5,0

điểm

 

TRƯỜNG THCS ............................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)

MÔN: LỊCH SỬ 8 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

 

TL

CHƯƠNG 6: CHÂU Á VÀ ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN

 ĐẦU THẾ KỈ XX

1. Ấn Độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Thông hiểu

Tìm hiểu mâu thuẫn trực tiếp dẫn đến các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Ấn Độ vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

1

C1

CHƯƠNG 7: VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

2. Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)

Nhận biết

Nhận biết nhân vật gắn liền với công lao khai hoang và thành lập các huyện Kim Sơn (Ninh Bình), Tiền Hải (Thái Bình).

1

C2

Thông hiểu

Tìm hiểu danh y Lê Hữu Trác là tác giả của bộ sách y dược học nào.

1

C3

Vận dụng cao

Quan sát tư liệu và nêu nhận định về Triều Nguyễn? Chỉ ra những dẫn chứng từ tư liệu chứng minh cho nhận định của em.

1

C2

(TL)

3. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884  

Thông hiểu

Tìm hiểu nhận xét không đúng về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858-1884).

1

C4

4. Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 - 1896

Nhận biết

Hoàn thành bảng hệ thống về các khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX.

ý a

C1

(TL)

Thông hiểu

Tìm hiểu nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian.

1

C5

Vận dụng

Tại sao gọi khởi nghĩa Yên Thế là khởi nghĩa nông dân tự phát?

ý b

C1

(TL)

5. Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1917

Thông hiểu

Tìm hiểu nội dung không phải là yếu tố tác động đến quyết định ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (5-6-1911).

1

C6

6. Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp của Việt Nam ở Biển Đông

Nhận biết

Biết được thời gian Triều Nguyễn kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt với Pháp.

1

C7

Thông hiểu

Tìm hiểu quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong thế kỉ X.

1

C8

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 lịch sử 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay