Đề kiểm tra, đề thi cuối kì 2 Sinh học 8 kết nối tri thức (đề số 5)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 (Sinh học) kết nối tri thức cuối kì 2 đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 cuối kì 2 môn Sinh học 8 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Môi trường sống của sinh vật là

  1. nơi sinh vật làm tổ và sinh sản.
  2. nơi sống của sinh vật, gồm tất cả những gì bao quanh chúng.
  3. nơi làm tổ, nơi kiếm ăn và nơi sinh sản của sinh vật .
  4. nơi sinh vật làm tổ và những nơi sinh vật kiếm ăn.

Câu 2. Lưới thức ăn

  1. gồm nhiều chuỗi thức ăn.
  2. gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.
  3. gồm nhiều chuỗi thức ăn có các mắt xích chung.
  4. gồm nhiều loài sinh vật trong đó có sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.

Câu 3. Khi nói về độ đa dạng của quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Các quần xã sinh vật khác nhau nhưng có độ đa dạng giống nhau.
  2. Số lượng loài trong quần xã là một chỉ tiêu biểu thị độ đa dạng của quần xã đó.
  3. Quần xã có độ đa dạng cao khi có số lượng loài lớn và số cá thể của mỗi loài thấp.
  4. Mức độ đa dạng của quần xã không biểu thị sự ổn định hay suy thoái của quần xã.

Câu 4. Các cá thể trong quần thể được phân chia làm các nhóm tuổi là

  1. ấu trùng, giai đoạn sinh trưởng và trưởng thành.
  2. trẻ, trưởng thành và già.
  3. trước sinh sản, sinh sản và sau sinh sản.
  4. trước giao phối và sau giao phối.

Câu 5. Dựa vào các đặc điểm địa lí, khí hậu và sinh vật, sinh quyển được chia thành các khu sinh học chủ yếu là

  1. khu sinh học nước ngọt, khu sinh học nước đứng và khu sinh học nước chảy.
  2. khu sinh học nước ngọt, khu sinh học nước đứng và khu sinh học nước chảy.
  3. khu sinh học trên cạn, khu sinh học nước ngọt và khu sinh học nước mặn.
  4. khu sinh học trên cạn, khu sinh học nước đứng và khu sinh học nước chảy.

Câu 6. Vì sao thực vật thường là sinh vật đứng đầu chuỗi thức ăn?

  1. Vì thực vật có khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng còn con người và động vật thì không có khả năng đó. Vì vậy con người và động vật phải lấy thức ăn từ thực vật và động vật khác
  2. Vì thực vật có ở mọi nơi trên Trái Đất
  3. Vì thực vật cung cấp một lượng lớn chất xơ, giúp con người tăng sức đề kháng
  4. Vì thực vật tốt cho hệ tiêu hóa, giúp con người và động vật tiêu hóa các chất khác dễ dàng hơn

Câu 7. Đặc trưng nào sau đây không có ở quần thể?

  1. Thành phần nhóm tuổi.
  2. Độ đa dạng.
  3. Tỉ lệ giới tính.
  4. Mật độ cá thể.

Câu 8. Cho các biện pháp sau:

  1. Trồng cây gây rừng.
  2. Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh.
  3. Chọn giống vật nuôi và cây trồng thích hợp và có năng suất cao.
  4. Cấm săn bắn động vật hoang dã.

Trong các biện pháp trên, số biện pháp giúp cải tạo hệ sinh thái bị thoái hóa là

  1. 1.
  2. 2.
  3. 3.
  4. 4.

PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm). a) Quần xã là gì? Nêu một số đặc trưng cơ bản của quần xã.

  1. b) Sao la (Pseudoryx nghetinhensis) là một trong những loài thú quý, hiếm trên thế giới, chúng sinh sống ở vùng núi rừng hẻo lánh ở dãy Trường Sơn tại Việt Nam và Lào. Sao la có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao, được xếp hạng ở mức cực kì nguy cấp trong Danh lục đỏ IUCN và Sách Đỏ Việt Nam. Em hãy nêu các biện pháp mà nước ta đã áp dụng để bảo vệ động vật quý hiếm này.

Câu 2 (2 điểm). Quan sát hình sau đây, hãy nêu tác động trực tiếp và tác động gián tiếp của một số nhân tố sinh thái đến đời sống của một loài động vật? Tại sao cần tìm hiểu về tác động trực tiếp và gián tiếp của các nhân tố sinh thái?

Câu 3 (1 điểm). Sừng tê giác ở các nước Châu Á được xem là “thần dược” trị bá bệnh, nó còn có giá trị thẩm mĩ, giá trị kinh tế cao. Do hoạt động săn bắt trái phép, số lượng tê giác trên thế giới đã giảm đến mức báo động. Hiện trên thế giới hiện còn 5 loài tê giác, bao gồm: tê giác đen, tê giác Javan, tê giác Sumatran đang ở bậc cực kì nguy cấp (CR) trong sách đỏ, tê giác một sừng ở bậc sẽ nguy cấp (VU), tê giác trắng ở bậc sắp bị đe dọa (NT).

Là học sinh THCS, em hãy nêu 4 biện pháp phù hợp với khả năng của bản thân để góp phần ngăn chặn việc đi đến tuyệt chủng của loài tê giác nói chung và các loài sinh vật quý hiếm khác nói riêng.

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

 

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Môi trường và các nhân tố sinh thái

1

 

 

 

1

C2

 

 

 

 

 

1

1

2,5

2. Quần thể sinh vật

1

 

 

1

 

 

 

 

 

 

2

 

1

3. Quần xã sinh vật

 

 

1 ý

C1a

1

 

 

 

1 ý

C1b

 

 

2

1

3,5

4. Hệ sinh thái

1

 

 

 

 

 

 

 

1

 

0,5

5. Sinh quyển

1

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

0,5

6. Cân bằng tự nhiên

 

 

 

 

1

 

 

 

 

1

 

0,5

7. Bảo vệ môi trường

 

 

 

 

1

 

 

1

C3

1

1

1,5

Tổng số câu TN/TL

4

1 ý

2

1

2

1 ý

 

1

8

3

11

Điểm số

2,0

2,0

1,0

2,0

1,0

1,0

0

1,0

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

10 %

10 điểm

 

TRƯỜNG THCS .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

CHƯƠNG VIII. SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG

4

8

 

1. Môi trường và các nhân tố sinh thái

Nhận biết

Nêu được môi trường sống, nhân tố sinh thái.

 

1

 

C1

Thông hiểu

Giải thích được tác động của các nhân tố sinh thái trong đời sống của sinh vật.

1

 

C2

 

Vận dụng

Vận dụng được kiến thức, liên hệ thực tiễn.

 

 

 

 

2. Quần thể sinh vật

Nhận biết

Nêu được khái niệm quần thể sinh vật.

 

1

 

C7

Thông hiểu

Xác định được ví dụ về quần thể sinh vật.

 

1

 

C4

3. Quần xã sinh vật

Nhận biết

Nhận biết khái niệm và các đặc trưng cơ bản của quần xã.

1

 

C1a

 

Thông hiểu

Phân biệt được loài ưu thế và loài đặc trưng.

 

1

 

C3

Vận dụng

Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng thực tiễn.

1

 

C1b

 

4. Hệ sinh thái

Nhận biết

Nêu được các khái niệm, đặc điểm, thành phần trong hệ sinh thái.

 

1

 

C2

5. Sinh quyển

Nhận biết

Nêu được khái niệm sinh quyển.

 

1

 

C5

6. Cân bằng tự nhiên

Vận dụng

Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng thực tiễn.

 

1

 

C6

7. Bảo vệ môi trường

Nhận biết

Nêu được một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

 

 

 

 

Vận dụng

Trình bày quan điểm của bản thân về ô nhiễm môi trường.

 

1

 

C8

Vận dụng cao

Đề xuất các biện pháp phù hợp với khả năng của bản thân để góp phần ngăn chặn việc đi đến tuyệt chủng của loài, báo vệ môi trường.

1

 

C3

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 sinh học 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay