Đề thi cuối kì 1 Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thuỷ sản Cánh diều (Đề số 1)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều Cuối kì 1 Đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 học kì 1 môn Công nghệ 12 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

CÔNG NGHỆ 12 –  LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN

CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên:  ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. 

Câu 1. Lâm nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với lĩnh vực nào?

A. Kinh tế và xã hội.

B. Nông nghiệp và thủy sản.

C. Xã hội và môi trường.

D. Nông nghiệp và xã hội.

Câu 2. Đâu không phải hoạt động cơ bản của lâm nghiệp?

A. Quản lí, bảo vệ.

B. Phát triển và sử dụng rừng.

C. Chế biến và thương mại lâm sản.

D. Săn bắt động vật hoang dã.

Câu 3. Suy thoái rừng là

A. sự suy giảm về các động, thực vật của rừng.

B. diện tích rừng bị thu nhỏ.

C. đất rừng bị vôi hoá, xói mòn, bạc màu.

D. sự suy giảm về hệ sinh thái rừng, làm giảm chức năng của rừng.

 Câu 4. Sinh trưởng của cây rừng là

A. Sự tăng lên về kích thước của cây rừng.

B. Sự tăng lên về khối lượng của cây rừng.

C. Sự giảm đi về kích thước và khối lượng của cây rừng.

D. Sự tăng lên về kích thước và khối lượng của cây rừng

Câu 5. Đâu không phải vai trò của trồng rừng?

A. Phủ xanh đất trống, đồi trọc, khôi phục lại những diện tích rừng bị tàn phá.

B. Cung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng xã hội.

C. Phòng hộ, bảo vệ môi trường sống như duy trì sự cần bằng O2 và CO2, bảo tồn đa dạng sinh học.

D. Giảm thu nhập của người dân và người dân không được phép trồng các loại cây lương thực, cây ăn quả thay cây rừng.

Câu 6. Bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững không có ý nghĩa nào sau đây?

A. Duy trì và nâng cao chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường nước, đất và điều hoà khí hậu,...

B. Bảo tồn đa dạng sinh học.

C. Góp phần tạo việc làm và cải thiện sinh kế vùng nông thôn.

D. Cung cấp gỗ, động vật quý hiếm phục vụ nhu cầu của người dân.

 Câu 7. Rừng trồng tập trung nhiều ở những tỉnh nào của nước ta?

A. Các tỉnh ở vùng đồng bằng sông cửu Long.

B. Các tỉnh ở vùng đồng bằng sông Hồng.

C. Các tỉnh ở vùng đồng bằng duyên hải miền Trung.

D. Các tỉnh ở vùng núi Tây Bắc, Tây Nguyên,..

  Câu 8. Bảo vệ rừng nhằm 

A. đảm bảo nguồn nước sạch từ thường nguồn tới hạ lưu.

B. ngăn chặn tình trạng phá rừng bừa bãi.

C. ngăn chặn tình trạng đốt rừng làm nương, rẫy.

D. ngăn chặn các tác động tiêu cực, tạo diều kiện thuận loại cho phát triển rừng.

  Câu 9. Đâu không phải lợi thế của điều kiện tự nhiên ở Việt Nam đối với phát triển thuỷ sản là

A. 3/4 địa hình là đồi núi, nhiều rừng cây.

B. Bờ biển dài hơn 3 260 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn.

C. Nguồn thuỷ sản khá phong phú.

D. Dọc bờ biển có nhiều vũng vịnh, đầm, rừng ngập mặn, sông, suối, kênh, rạch,… thích hợp nuôi thuỷ sản nước mặn, lợ, ngọt.

 Câu 10. Theo yếu tố môi trường là khả năng chịu mặn, thuỷ sản được phân ra làm mấy loại?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 11. Màu nước nuôi phù hợp nhất cho các loại thuỷ sản nước ngọt là

A. màu xanh nõn chuối nhạt.

B. màu vàng nâu nước trà.

C. nàu xanh rêu hoặc vàng cam.

D. màu đỏ gạch.

Câu 12. Vai trò của việc quản lí môi trường nuôi thủy sản là gì?

A. Giúp tăng trưởng kinh tế.

B. Giảm thiểu tác động của nước thải và chất thải từ hệ thống nuôi lên môi trường tự nhiên.

C. Giúp điều hòa môi trường nước, tránh ô nhiễm môi trường.

D. Giảm tỉ lệ chất lượng nước suy giảm, ảnh hưởng đến môi trường.

 Câu 13. Đâu không phải một ứng dụng của công nghệ sinh học trong xử lí môi trường nuôi thuỷ sản?

A. Xử lí chất thải hữu cơ.

B. Xử lí khí độc.

C. Xử lí các chất rắn lơ lửng trong nước.

D. Xử lí vi sinh vật gây hại.

 Câu 14. Các yếu tố thuỷ sinh không bao gồm

A. nhiệt độ.

B. rong, rêu.

C. tảo.

D. cây trồng ven bờ.

Câu 15. Mật độ sinh vật phù du trong ao nuôi thuỷ sản thường được đánh giá gián tiếp qua

A. độ trong và màu nước ao nuôi.

B. độ pH.

C. độ mặn.

D. hàm lượng oxygen hoà tan.

Câu 16. Phương thức nuôi trồng thuỷ sản nào dưới đây phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn thức ăn thuỷ sản do người nuôi cung cấp?

A. Nuôi trồng thuỷ sản thâm canh.

B. Nuôi trồng thuỷ sản bán thâm canh.

C. Nuôi trồng thuỷ sản quảng canh.

D. Nuôi trồng thuỷ sản quảng canh cải tiến.

Câu 17. Để phát triển thuỷ sản bền vững cần tăng tỉ lệ nuôi, giảm tỉ lệ khai thác vì

A. Giảm áp lực lên nguồn thuỷ sản tự nhiên và tăng thu nhập cho người dân.

B. Tăng thêm thu nhập cho người dân.

C. Giảm áp lực lên nguồn thuỷ sản tự nhiên.

D. Tăng áp lực lên nguồn thuỷ sản tự nhiên và tăng thu nhập cho người dân. 

Câu 18. Vì sao nhiều quốc gia trên thế giới trong có có Việt Nam đã thực hiện lệnh đóng của rừng tự nhiên?

A. Để bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái rừng, đảm bảo nguồn tài nguyên rừng cho thế hệ tương lai.

B. Ngăn chặn phá rừng bừa bãi, khai thác tài nguyên rừng trái phép.

C. Bảo vệ các loại động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

D. Bảo vệ các loài thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

 Câu 19. Rừng trồng có đóng góp như thế nào về độ che phủ rừng ở nước ta từ năm 1990 đến 2022?

A. Tỉ lệ che phủ rừng ngày càng tăng và phát triển ổn định.

B. Tỉ lệ che phủ rừng đạt 100% diện tích nước ta.

C. Tỉ lệ che phủ rừng có tăng nhưng không đáng kể.

D. Tỉ lệ che phủ rừng vẫn giảm do rừng tự nhiên bị tàn phá nặng nề, chưa khắc phục được.

Câu 20. Để bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững, cần nghiêm cấm hành vi nào sau đây?

A. Chặt phá, khai thác, lấn chiếm rừng trái quy định của pháp luật.

B. Xây dựng các khu bản tồn thiên nhiên như vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển.

C. Tổ chức tuyền truyền vận động trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc.

D. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trên địa phương có rừng.

Câu 21. Trong quá trình trồng rừng, mật độ cây trồng cao, có một số cây chưa được cao nhưng những cành bên vươn tán khá rộng, lúc này ta nên

A. Bón phân cho cây thêm cao.

B. Tỉa bớt các cành bên.

C. Tưới nước cho cây.

D. Chặt bỏ các cây dại.

Câu 22. Trà Mi, Trà Bồng là hai vùng từ lâu đã nổi tiếng với việc trồng quế cả về sản lượng lẫn chất lượng cây quế rừng. Tất cả bộ phận của cây quế như vỏ, lá, hoa, gỗ, rễ đều có thể dùng được. Nhưng người ta chủ yếu thu hoạch vỏ quế, cành quế hay lá để phơi khô hoặc cất tinh dầu. Theo em cây quế nên được khai thác và thu hoạch vào giai đoạn phát triển nào của cây?

A. Giai đoạn già cỗi.

B. Giai đoạn non.

C. Giai đoạn thành thục.

D. Giai đoạn gần thành thục.

Câu 23. Đâu không phải lợi ích của việc giao, cho thuê và thu hồi rừng, đất trồng rừng?

A. Tăng thu nhập, tạo kế sinh nhai cho người dân.

B. Nâng cao giá trị đa mục đích của rừng.

C. Nâng cao khả năng khai thác, sản xuất, khai thác trồng rừng.

D. Hợp pháp hoá săn bắt, khai thác động thực vật quý hiếm.

Câu 24. Hoạt động sản xuất lâm nghiệp thường tiến hành trên những khu vực có điều kiện như thế nào?

A. Vùng đồng bằng hoặc các khu đô thị lớn dân cư đông đúc.

B. Vùng sâu, vùng xa nơi có điều kiện tự nhiên phức tạp, cơ cở hạ tầng kém phát triển.

C. Các vùng thành phố lớn, nơi tập trung của các nhà đâu tư.

D. Các thành phố biển, hoạt động du lịch phát triển.

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Xử lý môi trường nuôi thủy sản là quá trình thiết yếu để duy trì điều kiện sống tối ưu cho các loài thủy sản, giúp ngăn ngừa bệnh tật và tăng cường năng suất. Theo Nguyễn Thị Lan (2022), xử lý môi trường bao gồm các biện pháp như kiểm soát chất lượng nước, sử dụng hệ thống lọc và xử lý nước để loại bỏ chất ô nhiễm, và quản lý thức ăn để tránh dư thừa gây ô nhiễm. Đặc biệt, việc duy trì nồng độ oxy hòa tan ở mức tối ưu và theo dõi định kỳ các chỉ số môi trường như pH và nhiệt độ là rất quan trọng. Một môi trường không được xử lý đúng cách có thể dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh và làm giảm chất lượng của sản phẩm thu hoạch.”

Nguồn tài liệu: Nguyễn Thị Lan. (2022). Xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

a) Xử lý môi trường nuôi thủy sản quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tật và tăng cường năng suất.

b) Kiểm soát chất lượng nước và sử dụng hệ thống lọc là những biện pháp quan trọng trong xử lý môi trường nuôi thủy sản.

c) Việc duy trì nồng độ oxy hòa tan không cần thiết trong xử lý môi trường nuôi thủy sản.

d) Sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh có thể xảy ra nếu môi trường nuôi thủy sản được xử lý đúng cách.

Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Quản lý môi trường nuôi thủy sản là một yếu tố thiết yếu để duy trì sức khỏe và năng suất của các loài thủy sản trong hệ thống nuôi trồng. Theo Nguyễn Văn Hòa (2021), việc kiểm soát các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ pH, độ oxy hòa tan và mức độ ô nhiễm nước không chỉ giúp các loài thủy sản phát triển tối ưu mà còn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và cải thiện chất lượng sản phẩm. Đồng thời, việc theo dõi và điều chỉnh chất lượng nước, sử dụng hệ thống lọc và xử lý nước phù hợp là những phương pháp quản lý quan trọng để duy trì môi trường nuôi trồng sạch và ổn định. Sự quản lý kém có thể dẫn đến tình trạng ô nhiễm nước và suy giảm sức khỏe của thủy sản” 

Nguồn: Nguyễn Văn Hòa. (2021). Quản lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

a) Quản lý môi trường nuôi thủy sản không ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của các loài thủy sản.

b) Nhiệt độ, độ pH, nồng độ oxy hòa tan và mức độ ô nhiễm nước là những yếu tố môi trường cần kiểm soát trong quản lý nuôi thủy sản.

c) Việc theo dõi chất lượng nước không cần thiết nếu hệ thống lọc nước hoạt động tốt.

d) Sự quản lý kém môi trường nuôi thủy sản có thể dẫn đến ô nhiễm nước và suy giảm sức khỏe của thủy sản.

Câu 3. Một nhóm học sinh được giao nhiệm vụ thuyết trình về chủ đề các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng môi trường thuỷ sản. Liên quan đến tác động thời tiết khí hậu.các thành viên trong nhóm đưa ra các ý kiến sau:

a) Thời tiết khí hậu ảnh hưởng đến mức nhiệt trung bình và biến động nhiệt độ theo các mùa trong năm.

b) Các loài động vật thuỷ sản nói chung đều có khoảng nhiệt độ phù hợp cho sinh trưởng giống nhau.

c) Việc xác định đối tượng nuôi không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết, khí hậu.

d) Mùa vụ thả nuôi và số vụ thả nuôi trong năm không bị ảnh hưởng bởi đặc trưng thời tiết khí hậu.

 Câu 4. Khi thảo rluận về các phương thức nuôi trồng phổ biến, nhóm học sinh đưa ra một số ý kiến sau:

a) Diện tích ao, đầm nuôi thâm canh thường rất lớn.

b) Phương thức nuôi quảng canh thường cho năng suất cao, kiểm soát được quá trình nuôi trong các khâu.

c) Trong phương thức nuôi thâm canh, hệ thống nuôi có bị nguồn nước cấp và thoát nước hoàn toàn chủ động. Đầy đủ các trang thiết bị, thuốc, hoá chất và xử lí bệnh.

d) Phương thức nuôi thâm canh có mật độ thả giống cao.

 TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

MÔN: CÔNG NGHỆ 12 –  LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN

CÁNH DIỀU

--------------------------------------

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY

MÔN: CÔNG NGHỆ 12 – LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN

CÁNH DIỀU

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN I

PHẦN II

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận thức công nghệ

7

3

1

2

2

Giao tiếp công nghệ

2

2

1

Sử dụng công nghệ

2

3

1

3

Đánh giá công nghệ

1

2

2

2

4

Thiết kế kĩ thuật

TỔNG

12

8

4

2

6

8

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA  HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

MÔN: CÔNG NGHỆ 12 –  LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN

CÁNH DIỀU

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số ý/câu

Câu hỏi

Nhận thức công nghệ

Giao tiếp công nghệ

Sử dụng công nghệ

Đánh giá công nghệ

Thiết kế kĩ thuật

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai

(số ý)

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai (số ý)

CHỦ ĐỀ 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LÂM NGHIỆP

5

0

5

0

Bài 1.

Vai trò và triển vọng của lâm nghiệp

Nhận biết

Nhận biết được vai trò của lâm nghiệp

1

C1

Thông hiểu

Vận dụng

Bài 2.

Đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp

Nhận biết

Nhận biết được hoạt động cơ bản của lâm nghiệp

1

C2

Thông hiểu

Vận dụng

Đưa ra được khu vực thuận lợi cho sản xuất lâm nghiệp

1

C24

Bài 3.

Sự suy thoái tài nguyên rừng

Nhận biết

Nhận biết được khái niệm suy thoái rừng.

1

C3

Thông hiểu

Vận dụng

Đưa được lợi ích của việc giao, cho thuê và thu hồi rừng

1

C23

CHỦ ĐỀ 2. TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RỪNG

4

0

4

0

Bài 4.

Sinh trưởng và phát triển của cây rừng

Nhận biết

Nhận biết được khái niệm sinh trưởng của cây

1

C4

Thông hiểu

Vận dụng

Đưa ra được thời gian thu hoạch cây

1

C22

Bài 5.

Hoạt động trồng và chăm sóc rừng

Nhận biết

Nhận biết được đâu không phải vai trò của trồng rừng

1

C5

Thông hiểu

Vận dụng

Đưa ra được các cách chăm sóc rừng

1

C21

CHỦ ĐỀ 3. BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC

TÀI NGUYÊN RỪNG BỀN VỮNG

6

0

6

0

Bài 6. Ý nghĩa, nhiệm vụ của việc bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững

Nhận biết

Nhận biết được ý nghĩa của bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng

1

C6

Thông hiểu

Chỉ ra được các hành vi bị nghiêm cấm đề bảo vệ rừng bền vững

1

C20

Vận dụng

Bài 7: Thực trạng trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng

Nhận biết

Nhận biết được khu vực tập trung rừng trồng ở nước ta.

1

C7

Thông hiểu

Chỉ ra được vai trò của rừng trồng ở nước ta.

1

C19

Vận dụng

Bài 8: Bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng

Nhận biết

Nhận biết được nhiệm vụ bảo vệ rừng ở nước ta.

1

C8

Thông hiểu

Chỉ ra được nguyên nhân đóng cửa rừng tự nhiên ở nước ta

1

C18

Vận dụng

CHỦ ĐỀ 4: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THUỶ SẢN

4

4

4

4

Bài 9: Vai trò và triển vọng của thuỷ sản trong cuộc cách mạng cộng nghiệp 4.0

Nhận biết

Nhận biết được diện tích nuôi thuỷ sản

Nhận biết được đâu không phải lợi thế của nước ta để phát triển thuỷ sản

1

1

C9

C4a

Thông hiểu

Chỉ ra được nguyên nhân cần phát triển rừng bền vững

1

C17

Vận dụng

Đưa ra được các phương thực nuôi trồng thuỷ sản

3

C4b, c, d

Bài 10: Các nhóm thuỷ sản và phương thức nuôi phổ biến.

Nhận biết

Nhận biết được các nhóm thuỷ sản

1

C10

Thông hiểu

Chỉ ra được một số phương thức nuôi thuỷ sản

1

C16

Vận dụng

CHỦ ĐỀ 5: MÔI TRƯỜNG NUÔI THUỶ SẢN

5

12

5

12

Bài 11: Một số chỉ tiêu cơ bản của môi trường nuôi thuỷ sản

Nhận biết

Nhận biết được môi trường nuôi thuỷ sản nước ngọt

1

C11

Thông hiểu

Chỉ ra được mật độ sinh vật phù du trong ao nuôi thuỷ sản

Đưa ra được các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường thuỷ sản

1

1

C15

C3a

Vận dụng

Đưa ra được các yếu tố ảnh hưởng đến thuỷ sản

Đưa ra được đối tượng nuôi thuỷ sản

Đưa ra được mùa vụ phát triển thuỷ sản

3

C3b, c, d

Bài 12: Quản lí môi trường nuôi thuỷ sản

Nhận biết

Nhận biết được nhưng tác động của môi trường nuôi thuỷ sản

Nhận biết được vai của việc quản lí môi trường thuỷ sản

1

1

C12

C2a

Thông hiểu

Chỉ ra được các yếu tố thuỷ sinh

Đưa ra được những yêu tố trong quản lí môi trường nuôi thuỷ sản

1

1

C14

C2c

Vận dụng

Đưa ra được những tác động của quản lí môi trường nuôi thuỷ sản

2

C2b, d

Bài 13: Xử lí môi trường nuôi thuỷ sản

Nhận biết

Thông hiểu

Chỉ ra được các ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí môi trường nuôi thuỷ sản.

- Chỉ ra được vai trò của xử lí môi trường nuôi thuỷ sản.

Chỉ ra được các cách xử lí môi trường.

1

4

C13

C1

Vận dụng

              


 


 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay