Đề thi cuối kì 1 Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thuỷ sản Cánh diều (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều Cuối kì 1 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 học kì 1 môn Công nghệ 12 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
CÔNG NGHỆ 12 – LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN
CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đề ra tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt tỉ lệ bao nhiêu?
A. 4,0% đến 5,0%/năm.
B. 5,0% đến 5,5%/năm.
C. 7,5% đến 9,5%/năm.
D. 3,5% đến 5,0%/năm.
Câu 2. Đâu không phải nguyên tắc tổ chức quản lí rừng ở nước ta?
A. Nhà nước giao rừng, cho người thuê rừng, tổ chức quản lí, bảo vệ rừng.
B. Đảm bảo mọi diện tích rừng đều có chủ.
C. Giao rừng cho người dân để khai hoang, đốt rừng làm nương rẫy.
D. Chủ rừng phải thực hiện quản lí rừng bền vững có trách nhiệm quản lí, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng theo quy chế quản lí rừng.
Câu 3. Đâu là nguyên nhân chính gây suy thoái tài nguyên rừng?
A. Phá rừng lấy đất nông nghiệp.
B. Phá rừng để trồng cây công nghiệp và cây đặc sản.
C. Khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ không bền vững.
D. Cháy rừng và chăn thả gia súc.
Câu 4. Giai đoạn non là
A. giai đoạn từ khi hạt nảy mầm đến trước khi ra hoa, kết quả.
B. giai đoạn cây bắt đầu sinh trưởng mạnh về chiều cao, đường kính và bắt đầu ra hoa kết quả.
C. giai đoạn đường kính, chiều cao của cây đạt kích thước cực đại và cây ra hoa, kết quả đạt số lượng nhiều và chất lượng cao nhất.
D. giai đoạn cây phát triển chậm rồi ngừng lại cho đến khi già cỗ và chết.
Câu 5. Trồng rừng sản xuất để
A. cung cấp lâm sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
B. bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn; chăn gió, chắn cát bay ; chắn sóng, lấn biển.
C. phủ xanh lại những diện tích rừng đặc dụng đã mất, bảo tồn đa dạng sinh học, tăng giá trị văn hoá, cảnh quan,...
D. mua bán động thực vật quý hiếm đang được thế giới và Việt Nam bảo tồn.
Câu 6. Việc khai thác rừng phải được thực hiện theo
A. công ước quốc tế về thương mại các loài động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm.
B. quy định của từng địa phương.
C. đúng quy định của pháp luật, phù hợp với chiến lược lâm nghiệp, đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
D. chủ khu rừng chỉ đạo, làm sao để sản lượng lâm sản thu được tối đa.
Câu 7. Việt Nam đứng top bao nhiêu về quốc gia có độ tăng diện tích rừng lớn nhất thế giới giai đoạn 2010-2020?
A. 10
B. 20
C. 50
D. 5
Câu 8. Khai thác trắng là phương thức tiến hành chặt
A. toàn bộ những cây rừng đã thành thục trên một khoảng chặt trong một mùa chặt, thường dưới 1 năm.
B. toàn bộ những cây rừng đã đến tuổi thành thục trên khoảng chặt, quá trình chặ được tiến hành làm nhiều lần, sao cho trong thời gian chặt hạ, một thế hệ rừng mới được hình thành nhờ sự gieo giống và bảo vệ của rừng.
C. từng cây hoặc đám cây thành thục.
D. từng cây hoặc từng đám cây già cỗi.
Câu 9. Đâu không phải triển vọng của thuỷ sản nước ta trong bối cảnh cách mạng 4.0?
A. Phát triển mạnh mẽ ngành kinh tế quan trọng của quốc gia có quy mô sản xuất hàng hoá lớn có trình độ quản lí khoa học, công nghệ tiên tiến, phát triển bền vững và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.
B. Phát triển mạnh để đưa nước ta thành trung tâm chế biến hải sản sâu, thuộc nhóm ba nước sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản dẫn đầu thế giới.
C. Giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển, góp phần đảm bảo an ninh dinh dưỡng, thực phẩm.
D. Đảm bảo lao động thuỷ sản có mức thu nhập dưới mức bình quân chung cả nước.
Câu 10. Cá rô phi thuộc nhóm cá nào?
A. Nhóm ăn thực vật.
B. Nhóm ăn động vật.
C. Nhóm ăn tạp.
D. Nhóm ăn sinh vật phù du.
Câu 11. Vai trò của thực vật thuỷ sinh trong môi trường chăn nuôi thuỷ sản là
A. cung cấp oxygen hoà tan cho nước và cung cấp nơi trú ngụ cho động vật thuỷ dản, ổn định nhiệt độ nước và hấp thụ một số kim loại nặng.
B. cung cấp carbon dioxide hoà tan cho nước.
C. trở thành thức ăn cho các động vật thuỷ sản.
D. ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật có hại cho động vật thuỷ sản.
Câu 12. Nguồn nước cấp cho ao nuôi thủy sản cần đảm bảo yêu cầu nào?
A. Nguồn nước cấp cho ao nuôi phải đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của môi trường nuôi thủy sản.
B. Nguồn cấp nước cho ao nuôi phụ thuộc vào nguồn nước được xã cung cấp.
C. Nguồn cấp nước cho ao nuôi cần có nhiệt độ phù hợp.
D. Nguồn cấp nước cho ao nuôi phải thay nước sạch hằng ngày.
Câu 13. Vì sao có thể dùng các loại động vật vùng ven biển như nghêu, sò huyết, hàu,… để làm sạch nước?
A. Chúng có thể tiêu thụ thực vật phù du và tảo để làm sạch nước.
B. Chúng tiết ra enzyme thuỷ phân các chất bẩn trong nước.
C. Chúng có thể chuyển hoá và phân giải các chất thải hữu cơ.
D. Chúng có thể xử phân giải các chất độc hoà tan trong nước.
Câu 14. Hiệp định đối tác tự nguyện giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu về thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản có hiệu lực từ ngày nào?
A. 4/4/2016.
B. 1/6/2019.
C. 4/6/2017.
D. 19/5/2018.
Câu 15. Vì sao chế biến lâm sản là khâu quan trọng trong chu trình sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp?
A. giúp tận dụng nguyên liệu lâm sản, tránh lãng phí.
B. giúp nâng cao giá trị của gỗ và các sản phẩm của gỗ.
C. giúp nâng cao giá trị của gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường và tận dụng nguyên liệu tránh lãng phí.
D. giúp giảm giá thành các sản phẩm làm từ gỗ.
Câu 16. Việc phát triển cơ sở hạ tầng và khai khoáng đã tác động như thế nào đến tài nguyên rừng và đa dạng sinh học?
A. Diện tích rừng suy giảm nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường đất, nước khiến các loài động thực vật rừng khó sinh trưởng và phát triển
B. Hệ sinh thái rừng bị ảnh hưởng nặng nề, ảnh hưởng lớp cây tái sinh, cấu trúc đất, hoạt động của các vi sinh vật đất, ảnh hưởng đến sinh trưởng của quần thể thực vật rừng.
C. Hệ sinh thái rừng bị suy giảm nặng nề, nhiều loại động thực vật quý hiếm đứng trên bờ tuyệt chủng.
D. Diện tích rừng suy giảm; mất hoặc chia căt sinh cảnh tự nhiên do hình thành rào cản di cư của các loài, tác động tới sự sống còn của quần thể động vật hoang dã.
Câu 17. Nên tiến hành khai thác cây rừng ở cuối giai đoạn thành thục vì
A. năng suất và chất lượng lâm sản ổn định, khả năng ra hoa đậu quả mạnh nhất.
B. lượng hoa, quả tăng dần; tán cây dần hình thành.
C. tính chống chịu kém nhưng sinh trưởng mạnh.
D. tận dụng sản phẩm, vệ sinh rừng và tạo không gian dinh dưỡng cho cây khác.
Câu 18. Thời vụ trồng rừng thường là mùa xuân hè hoặc mùa mưa vì
A. thời tiết mát, đủ ẩm.
B. Ít nắng.
C. Đất nhiều mùn hơn.
D. Vi sinh vật có lợi phát triển.
Câu 19. Cần ưu tiên và tăng cường trồng, chăm sóc hơn nữa đối với những loại rừng
A. Rừng sản xuất.
B. Rừng phòng hộ.
C. Rừng sản xuất và rừng đặc dụng.
D. Rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
Câu 20. Đâu không phải thực trạng bảo vệ rừng ở nước ta?
A. Thực hiện thành công chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
B. Mở rộng, thành lập mới các khi bảo tồn.
C. Ngăn chặn có hiệu quả nạn phá rừng, khai thác tài nguyên trái phép và cháy rừng.
D. Xử lí được tiệt để hoàn toàn nạn săn bắn động vật hoang dã.
Câu 21. Khai thác trắng nhưng không trồng rừng ngay có tác hại như thế nào?
A. Đất bị sa mạc hoá.
B. Đất bị thoái hoá, rửa trôi xói mòn, có thể gây ra lũ lụt.
C. Đất bị nhiễm phèn.
D. Đất bị chua.
Câu 22. Mô hình dưới đây là mô hình chăn nuôi thuỷ sản nào?
A. Nuôi trồng thuỷ sản quảng canh.
B. Nuôi trồng thuỷ sản thâm canh.
C. Nuôi trồng thuỷ sản bán thâm canh.
D. Nuôi trồng thuỷ sản xen canh.
Câu 23. Biện pháp nào sau đây không phù hợp để tăng cường lượng oxygen hoà tan cho ao nuôi thuỷ sản.
A. Quản lí mật độ tảo phù hợp để tảo quang hợp oxygen cho ao.
B. Sử dụng sục khí, quạt nước để tăng khả năng khuếch tán oxygen vào nước.
C. Sử dụng vôi bột bón xuống ao.
D. Thay nước mới giàu oxygen.
Câu 24. Nguồn nước thải sau khi nuôi thuỷ sản cần được xử lý như thế nào?
A. Xả thải trực tiếp ra môi trường.
B. Đưa vào bể lắng, lọc, xủa lí hoá chất, xử lý bằng các chế phẩm sinh học.
C. Rắc vôi bột khử trùng.
D. Tái sử dụng cho vụ nuôi sau.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau
“Môi trường nuôi là yếu tố quan trọng quyết định năng suất và chất lượng thuỷ sản. Do vậy việc quản lí nhằm duy trì sự ổn định của môi trường nuôi thuỷ sản có vai trò rất quan trọng đối với nuôi trồng thuỷ sản”.
a) Môi trường nuôi tốt hạn chết các tác động xấu đến sức khoẻ con người.
b) Giúp ngăn ngừa sự phát sinh ô nhiễm môi trường trên diện rộng.
c) Quản lí môi trường nuôi thuỷ sản làm tăng chi phí xử lí ô nhiễm môi trường nuôi.
d) Duy trì điều kiện sống ổn định, phù hợp cho động vật thuỷ sản sinh trường, phát triển.
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau
“Môi trường nuôi thuỷ sản ở nước ta đang gặp nhiều khó khăn do tình trạng ô nhiễm môi trường nuôi và biến đổi khí hậu gây ra. Tìm hiểu về các yếu tố cần thiết cho vật nuôi từ đó tìm ra giải pháp khắc phục là vô cùng bức thiết”.
(Nguồn: Thuỷ sản Việt Nam)
a) Mỗi loại thuỷ sản sẽ có yêu cầu về nhiệt độ môi trường sống là khác nhau.
b) Độ trong của nước không tác động đến quá trình quang hợp của các sinh vật.
c) Mỗi nhóm động vật thuỷ sản đều có yêu cầu về độ PH của nước là như nhau.
d) Độ mặn của nước cũng tuỳ thuộc vào các loài sinh vật.
Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau:
“ Ô nhiễm môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu đến từ quá trình xả thải nước thải ao nuôi trực tiếp ra ngoài môi trường. Nước thải ao nuôi chứa nhiều hợp chất hữu cơ,tồn đọng kháng sinh, kim loại nặng,… là những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.”
(Nguồn: Làm thế nào để bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản)
a) Đưa ra một số biện pháp xử lí môi trường nuôi thuỷ sản như xử lí nước trước khi nuôi thuỷ sản,…
b) Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí môi trường nuôi thuỷ sản.
c) Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí khí độc làm sinh vật không có khả năng phân giài khí độc ra môi trường.
d) Có thể ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí vi sinh vật gây hại.
Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau:
“Phần lớn miền núi nước ta có địa hình đồi núi cao và dốc, trừ một số ít vùng ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Do diện tích đất trồng lúa màu ít nên dân phải sử dụng đất rừng để sản xuất lương thực.
Thực tế là cuộc sống của nhiều đồng bào các dân tộc ít người từ bao đời nay đã gắn bó với nương rẫy, việc xóa bỏ hoàn toàn đốt nương làm rẫy là điều chưa thể trong giai đoạn hiện nay.
Thực hiện canh tác theo phương thức nông lâm kết hợp, cây trồng nông nghiệp với cây lâm nghiệp, trồng trọt với chăn nuôi,... Bằng cách đó sẽ tạo ra sự cân bằng sinh thái cục bộ, có khả năng giữ được độ ẩm, cản dòng chảy, chống xói mòn đất, làm cho độ phì của đất luôn được bổ sung trong quá trình canh tác và từ nguồn phân hủy tự nhiên của lớp thảm thực vật, cành lá và các phụ phẩm sau thu hoạch.”
a) Đốt rừng làm nương rẫy là hình thức khai thác tài nguyên rừng bền vững.
b) Canh tác nông lâm kết hợp chỉ làm cho tình trạng suy thoái rừng xảy ra ngày càng nghiêm trọng.
c) Canh tác nông, lâm kết hợp là kết hợp một cách hài hòa cây lâm nghiệp và cây nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi trên một diện tích đất.
d) Cần tăng cường công tác giáo dục và nâng cao năng lực cho người dân về bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, tổ chức cho nhân dân làm rừng đạt hiệu quả kinh tế cao, từ đó thu hút người dân bản địa tham gia xây dựng, bảo vệ và phát triển vốn rừng.
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: CÔNG NGHỆ 12 – LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN
CÁNH DIỀU
--------------------------------------
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
MÔN: CÔNG NGHỆ 12 – LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN
CÁNH DIỀU
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN I | PHẦN II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Nhận thức công nghệ | 7 | 3 | 1 | 2 | 2 | |
Giao tiếp công nghệ | 2 | 2 | 1 | |||
Sử dụng công nghệ | 2 | 3 | 1 | 3 | ||
Đánh giá công nghệ | 1 | 2 | 2 | 2 | 4 | |
Thiết kế kĩ thuật | ||||||
TỔNG | 12 | 8 | 4 | 2 | 6 | 8 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: CÔNG NGHỆ 12 – LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN
CÁNH DIỀU
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | |||||||||
Nhận thức công nghệ | Giao tiếp công nghệ | Sử dụng công nghệ | Đánh giá công nghệ | Thiết kế kĩ thuật | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | |||||
CHỦ ĐỀ 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LÂM NGHIỆP | |||||||||||||
Bài 1. Vai trò và triển vọng của lâm nghiệp | Nhận biết | Nhận biết được chiến lược phát triển lâm nghiệp ở nước ta | 1 | C1 | |||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được luất phát triển rừng ở nước ta. | 1 | C14 | ||||||||||
Vận dụng | |||||||||||||
Bài 2. Đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp | Nhận biết | Nhận biết được nguyên tắc tổ chức quản lí rừng ở nước ta. | 1 | C2 | |||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được vấn đề chế biến lâm sản ở nước ta | 1 | C15 | ||||||||||
Vận dụng | |||||||||||||
Bài 3. Sự suy thoái tài nguyên rừng | Nhận biết | Nhận biết được nguyên nhân gây suy thoái rừng nước ta. | 1 | C3 | |||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được thời gian khai thác rừng. | 1 | C16 | ||||||||||
Vận dụng | |||||||||||||
CHỦ ĐỀ 2. TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RỪNG | |||||||||||||
Bài 4. Sinh trưởng và phát triển của cây rừng | Nhận biết | Nhận biết được các giai đoạn phát triển của cây. | 1 | C4 | |||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được thời vụ trồng rừng | 1 | C17 | ||||||||||
Vận dụng | |||||||||||||
Bài 5. Hoạt động trồng và chăm sóc rừng | Nhận biết | Nhận biết được ý nghĩa của việc trồng rừng ở nước ta. | 1 | C5 | |||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được thời vụ trồng rừng | 1 | C18 | ||||||||||
Vận dụng | |||||||||||||
CHỦ ĐỀ 3. BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN RỪNG BỀN VỮNG | |||||||||||||
Bài 6. Ý nghĩa, nhiệm vụ của việc bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững | Nhận biết | Nhận biết được vấn đề khai thác rừng. | 1 | C6 | |||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được các loại rừng cần được tăng cường ưu tiên | 1 | C19 | ||||||||||
Vận dụng | |||||||||||||
Bài 7: Thực trạng trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng | Nhận biết | Nhận biết được diện tích rừng nước ta. | 1 | C7 | |||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được thực trạng bảo vệ rừng ở nước ta | 1 | C20 | ||||||||||
Vận dụng | |||||||||||||
Bài 8: Bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng | Nhận biết | Nhận biết được khái niệm khai thác trằn | 1 | C8 | |||||||||
Thông hiểu | |||||||||||||
Vận dụng | Tác hại của vấn đề khai thác trắng | Đưa ra được hình thức phát triển tài nguyên rừng. | 1 | 4 | C21 | C4 | |||||||
CHỦ ĐỀ 4: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THUỶ SẢN | |||||||||||||
Bài 9: Vai trò và triển vọng của thuỷ sản trong cuộc cách mạng cộng nghiệp 4.0 | Nhận biết | Nhận biết được đâu không phải triển vọng của thuỷ sản nước ta | 1 | C9 | |||||||||
Thông hiểu | |||||||||||||
Vận dụng | |||||||||||||
Bài 10: Các nhóm thuỷ sản và phương thức nuôi phổ biến. | Nhận biết | Nhận biết được các nhóm thuỷ sản nước ta | 1 | C10 | |||||||||
Thông hiểu | |||||||||||||
Vận dụng | Đưa ra được mô hình chăn nuôi thuỷ sản | 1 | C22 | ||||||||||
CHỦ ĐỀ 5: MÔI TRƯỜNG NUÔI THUỶ SẢN | |||||||||||||
Bài 11: Một số chỉ tiêu cơ bản của môi trường nuôi thuỷ sản | Nhận biết | Nhận biết được môi trường nuôi thuỷ sản | Nhận biết được vai trò của thuỷ sản thuỷ sinh. | 1 | 1 | C11 | C2a | ||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được môi trường thuỷ sản | Chỉ ra được độ mặn của nước. | 3 | C2b, c, d | |||||||||
Vận dụng | Chỉ ra được biện pháp phù hợp tăng cường lượng oxy cho cây | 1 | C23 | ||||||||||
Bài 12: Quản lí môi trường nuôi thuỷ sản | Nhận biết | Nhận biết được môi trường nuôi thuỷ sản. | Nhận biết được các yêu cầu về nguồn nước | 1 | 1 | C12 | C1a | ||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được điều kiện sinh trưởng phát triển của thuỷ sản. | 2 | C1b, c | ||||||||||
Vận dụng | Đưa ra được sự phát triển của thuỷ sản | Chỉ ra được vấn đề xử lí nước thải | 1 | 1 | C24 | C1d | |||||||
Bài 13: Xử lí môi trường nuôi thuỷ sản | Nhận biết | ||||||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được cách làm sạch nước. | Ứng dụng công nghệ vào xử lí | 1 | 1 | C13 | C3d | |||||||
Vận dụng | Đưa ra được 1 số biện pháo xử lí nước thải | 3 | C3a, b, c | ||||||||||