Đề thi giữa kì 2 Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thuỷ sản Cánh diều (Đề số 1)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều Giữa kì 2 Đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 giữa kì 2 môn Công nghệ 12 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

CÔNG NGHỆ 12 –  LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN

CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. 

Câu 1. Mục đích của việc xây dựng hệ thống thoát nước riêng biệt trong cơ sở nuôi là gì?

A. Để tưới tiêu cho cây trồng xung quanh.

B. Để ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.

C. Để tạo cảnh quan đẹp cho cơ sở nuôi.

D. Để giảm chi phí xây dựng.

Câu 2: Yêu cầu về nhân sự trong cơ sở nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP là gì?

A. Phải có bằng cấp đại học.

B. Phải có nhiều kinh nghiệm.

C. Phải được đào tạo về VietGAP.

D. Phải là người địa phương.

Câu 3: Thức ăn công nghiệp cho cá rô phi thường chứa thành phần chính nào?

A. Rau củ

B. Cá tươi

C. Bột cá, bột đậu nành

D. Gạo

Câu 4: Thời điểm thích hợp nhất để thả tôm giống là khi nào?

A. Buổi trưa

B. Lúc sáng sớm hoặc chiều muộn

C. Ban đêm

D. Bất cứ lúc nào cũng được

Câu 5: Các chất bổ sung nên được bảo quản ở nhiệt độ bao nhiêu?

A. Dưới 30 oC nhưng thời hạn bảo quản tùy thuộc vào từng loại chất.

B. Dưới 20 oC nhưng thời hạn bảo quản tùy thuộc vào từng loại chất

C. Dưới 40 oC nhưng thời hạn bảo quản tùy thuộc vào từng loại chất

D. Dưới 50 oC nhưng thời hạn bảo quản tùy thuộc vào từng loại chất

Câu 6: Thức ăn tươi sống phải bảo quản ở nhiệt độ

A. từ - 10 oC đến 0 oC, nhưng không quá 6 tháng.

B. từ - 20 oC đến 1 oC, nhưng không quá 6 tháng.

C. từ - 30 oC đến -10  oC, nhưng không quá 6 tháng.

D. từ - 20 oC đến 0 oC, nhưng không quá 6 tháng. 

Câu 7: Trong thức ăn chăn nuôi, các chất vô cơ là

A. khoáng đa lượng.

B. protein, lipid, carbonhydrate,…

C. nước.

D. khoáng đa lượng và khoáng vi lượng.

Câu 8: Trong thức ăn chăn nuôi, các chất hữu cơ là

A. khoáng đa lượng.

B. protein, lipid, carbonhydrate,…

C. nước.

D. khoáng đa lượng và khoáng vi lượng.

Câu 9: Mùa sinh sản của cá thường kết thúc vào tháng mấy?

A. Tháng 8 hằng năm.

B. Tháng 9 hằng năm.

C. Tháng 10 hằng năm.

D. Tháng 11 hằng năm.

Câu 10: Tôm có tuổi sinh sản lần đầu sau

A. 1 năm tuổi.

B. 2 năm tuổi.

C. 3 tháng tuổi.

D. 6 tháng tuổi.

Câu 11: Ngoài nhiệt độ, thời gian bảo quản dài hạn dựa vào các yếu tố nào?

A. Độ ẩm không khí, tia UV (ánh nắng mặt trời).

B. Loài cá, chất lượng tinh trùng, tỉ lệ pha loãng, chất bảo quản, phương pháp hạ nhiệt,…

C. Chất bảo quản, độ ẩm không khí, loài cá.

D. Tia UV ( ánh nắng mặt trời), loài cá, tỉ lệ pha loãng, chất bảo quản.

Câu 12: Hầu hết các phương thức sinh sản của các loài cá đẻ trứng là

A. thụ tinh trong cơ thể.

B. thụ tinh ngoài trong môi trường nước.

C. thụ tinh ngoài trong môi trường không khí.

D. thụ tinh ngoài trong môi trường ẩm thấp.

Câu 13: Tại sao cần thực hiện kiểm tra nội bộ định kỳ trong cơ sở nuôi?

A. Để đánh giá năng lực của người lao động.

B. Để so sánh với các cơ sở nuôi khác.

C. Để phát hiện và khắc phục những tồn tại, thiếu sót.

D. Để báo cáo với cơ quan quản lý.

Câu 14: Mục đích của việc sử dụng túi lọc thô trong hệ thống cấp nước là gì?

A. Loại bỏ các chất bẩn lớn.

B. Tăng cường lượng oxy trong nước.

C. Giảm độ mặn của nước.

D. Tạo bọt khí cho nước.

Câu 15: Ý nào dưới đây nói không đúng về bảo quản thức ăn hỗn hợp thủy sản?

A. Bảo quản thức ăn thủy sản ở nhiệt độ môi trường dưới 20 oC.

B. Thức ăn phải được bảo quản trong nhà kho, tránh nước và tránh ánh nắng trực tiếp.

C. Các bao thức ăn phải được chồng lên nhau trên kệ (không quá 10 bao) để tránh tiếp xúc trực tiếp với mặt đất và cách tường ít nhất từ 45 đến 50 cm.

D. Tốt nhất nên sử dụng trong vòng từ 2 đến 4 tuần đầu sau khi sản xuất, không nên bảo quản quá 3 tháng.

Câu 16: Thức ăn hỗn hợp có vai trò là

A. chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng để phì hợp với từng loài, từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển thuỷ sản.

B. tăng giá trị dinh dưỡng trong khẩu phẩn ăn, động vật tiêu hoá, hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.

C. cung cấp chất dinh dưỡng (protein hàm lượng cao) cho động vật thuỷ sản, phù hợp với đặc tính bắt mồi chủ động.

D. phối chế thức ăn, cung cấp protein, năng lượng và chất phụ gia.

Câu 17: Tuổi thành thục sinh dục ở cá tra đực là 

A. 4 - 6 tháng tuổi.

B. 12 - 18 tháng tuổi.

C. 24 tháng tuổi.

D. 36 tháng tuổi.

Câu 18: Lợi ích của sử dụng chất kích thích sinh sản trong nhân giống thuỷ sản là

A. giúp chọn lọc được giới tính của con giống.

B. giúp chọn lọc được các gene mong muốn.

C. giúp sản xuất cá giống trên quy mô lớn và chủ động.

D. giúp loại bỏ các con giống yếu ớt, bệnh tật.

Câu 19: Các cá thể của cùng một giống thường có

A. ngoại hình thể chất, sức sinh sản, tính năng sản xuất tương đối giống nhau.

B. sức đề kháng, giá trị dinh dưỡng giống hệt nhau.

C. ngoại hình và thể chất khác nhau.

D. sức sinh sản sản xuất khác nhau.

Câu 20: Ý nào sau đây không phải là bước ương, nuôi từ cá hương lên cá giống?

A. Chuẩn bị ao.

B. Lựa chọn và thả cá.

C. Thu hoạch.

D. Chuẩn bị thức ăn.

Câu 21: Phát biểu nào sau đây đúng về nhóm thức ăn hỗn hợp

A. Có chứa đầy đủ chất dinh dưỡng như protein, lipid, carbohydate, khoáng chất để phù hợp với từng loài, từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của thuỷ sản.

B. Làm gia tăng giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn thuỷ sản, giúp động vật thuỷ sản tiêu hoá, hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.

C. Giúp tăng khả năng kết dính, hấp phụ độc tố, kích thích tiêu hoá.

D. Là nguồn cung cấo chất xơ cho động vật thuỷ sản.

Câu 22: Không nên áp dụng phương pháp nào trong bảo quản thức ăn thuỷ sản tươi sống tại gia đình?

A. Bảo quản bằng đá lạnh.

B. Bảo quản bằng tủ mát.

C. Bảo quản bằng kho silo.

D. Bảo quản bằng muối.

Câu 23: Để tăng cường sức đề kháng cho nghêu, người nuôi không nên làm gì?

A. Bổ sung vitamin và khoáng chất

B. Cải thiện chất lượng nước

C. Phòng trừ dịch bệnh

D. Thả sinh vật lạ vào bãi nuôi.

Câu 24: Một cơ sở nuôi tôm muốn mở rộng quy mô sản xuất. Họ cần xây dựng thêm một ao nuôi mới. Theo tiêu chuẩn VietGAP, yếu tố nào sau đây cần được ưu tiên hàng đầu khi thiết kế ao mới?

A. Tính thẩm mỹ của ao nuôi.

B. Chi phí xây dựng ao.

C. Hệ thống cấp thoát nước và xử lý chất thải.

D. Kích thước của ao nuôi.

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Hiện nay, có thể điều khiển giới tính của con giống thuỷ sản theo hướng có lợi cho người nuôi bằng nhiều cách khác nhau. Các nhận định như sau:

a) Có thể bổ sung vào thức ăn cho thuỷ sản hormone giúp chuyển đổi giới tính như estrogen (chuyển sang giới tính cái) hoặc testosterone (chuyển sang giới tính đực).

b) Bổ sung các hormone giới tính vào thức ăn cho cá sẽ giúp duy trì giới tính của một số loài cá giúp đảm bảo cân bằng tỉ lệ cá bố mẹ.

c) Tất cả các loài động vật thuỷ sản đều có sự giống nhau giữa con cái và con đực về ngoài hình và tốc độ sinh trưởng.

d) Có thể ngâm hoặc tiêm hormone cho thuỷ sản nhằm điều khiển tỷ lệ giới tính phù hợp.

Câu 2. Dưới đây giới thiệu về công nghệ làm men khô đậu nành làm thức ăn cho động vật thuỷ sản:

Hiện này nhờ ứng dụng công nghệ sinh học trong việc tuyển chọn, nhân nuôi các chủng vi sinh vật có lợi, sau đó phối hợp với khô đậu nành để lên men trong môi trường thích hợp đã tạo ra chế phẩm khô đậu nành lên men trong môi trường thích hợp đã tạo ra chế phẩm khô đậu nành lên men có hàm lượng protein cao. Khô đậu nành lên men đã thay thế khoảng 70% bột cá trong sản xuất thức ăn cho nhiều loài thuỷ sản. Khô đậu nành lên men bằng vi khuẩn Bacillus subtilis natto làm tăng hàm lượng amino acid thiết yếu lên từ 8 đến 23% và giảm các chất kháng dinh dưỡng từ 50 đến 90%.

Từ thông tin trên, có một số nhận định như sau:

a) Protein thực vật như đậu nành được sử dụng nhiều trong thức ăn thuỷ sản để thay thế protein bột cá nhằm giảm giá thành và giảm áp lực khai thác cá tự nhiên.

b) Khô đậu nành lên men có hàm hàm lượng amino acid nhiều hơn so với ban đầu là nhờ hoạt động của các vi sinh vật có lợi.

c) Việc thay thế nguồn nguyên liệu tự nhiên như bột cá bằng đạm và dầu thực vật trong sản xuất thức ăn công nghiệp cho cá giúp phát triển thuỷ sản bền vững.

d) Các sản phẩm khô đậu nành lên men làm giảm khả năng hấp thu, giảm hàm lượng protein và giảm các chất kháng dinh dưỡng.

Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Hoàng và cộng sự (2023), việc áp dụng công nghệ sinh học vào chọn lọc và nhân giống giúp cải thiện nhanh chóng các đặc tính di truyền của thủy sản, như khả năng tăng trưởng, sức đề kháng bệnh và chất lượng sản phẩm. Công nghệ sinh học, bao gồm các kỹ thuật như nhân bản, chỉnh sửa gen và phân tích di truyền, cung cấp công cụ mạnh mẽ để phát triển các giống thủy sản ưu việt hơn. Nhờ vào những ứng dụng này, ngành nuôi trồng thủy sản có thể đạt được hiệu quả cao hơn, giảm thiểu rủi ro và tăng cường tính bền vững của sản phẩm.

Nguồn tài liệu: Nguyễn Văn Hoàng, Lê Thị Hương, & Trần Minh Tâm. (2023). Vai trò của giống và ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống thủy sản. Nhà xuất bản Khoa học và Công nghệ.

a) Giống thủy sản không ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của sản phẩm nuôi trồng.

b) Công nghệ sinh học không có vai trò trong việc cải thiện các đặc tính di truyền của thủy sản.

c) Những kỹ thuật như nhân bản và chỉnh sửa gen là ứng dụng của công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống thủy sản.

d) Công nghệ sinh học không giúp tăng cường tính bền vững của sản phẩm trong ngành nuôi trồng thủy sản.

Câu 4. Đặc điểm sinh sản của cá và tôm giống rất đa dạng và có ảnh hưởng lớn đến phương pháp ương và nuôi dưỡng. 

Theo tài liệu của Trần Văn Nam và cộng sự (2024), cá và tôm giống thường sinh sản theo mùa và yêu cầu điều kiện môi trường rất cụ thể, bao gồm nhiệt độ, độ pH, và nồng độ oxy hòa tan. Kỹ thuật ương và nuôi cá, tôm giống bao gồm việc chăm sóc ấu trùng trong giai đoạn đầu đời, điều chỉnh các yếu tố môi trường để phù hợp với nhu cầu sinh lý của chúng, và cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo sự phát triển tối ưu. Việc áp dụng đúng các kỹ thuật này không chỉ giúp nâng cao tỷ lệ sống sót của giống mà còn cải thiện chất lượng và năng suất của sản phẩm nuôi trồng.

Nguồn tài liệu: Trần Văn Nam, Phạm Thị Hạnh, & Nguyễn Minh Tuấn. (2024). Đặc điểm sinh sản và kỹ thuật ương, nuôi cá, tôm giống. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

a) Kỹ thuật ương cá, tôm giống bao gồm việc cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo sự phát triển tối ưu.

b) Cá và tôm giống có thể sinh sản mà không cần điều chỉnh các yếu tố môi trường như nhiệt độ và độ pH.

c) Việc chăm sóc ấu trùng trong giai đoạn đầu đời không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống sót của giống.

d) Kỹ thuật nuôi cá và tôm giống cần quan tâm đến nồng độ oxy hòa tan trong môi trường.

 TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: CÔNG NGHỆ 12 –  LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN

CÁNH DIỀU

………………………………………..


 

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY

MÔN: CÔNG NGHỆ 12 –  LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN

CÁNH DIỀU

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN I

PHẦN II

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận thức công nghệ

7

3

1

2

2

Giao tiếp công nghệ

2

2

1

Sử dụng công nghệ

2

3

1

3

Đánh giá công nghệ

1

2

2

2

4

Thiết kế kĩ thuật

TỔNG

12

8

4

2

6

8


 

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: CÔNG NGHỆ 12 –  LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN

CÁNH DIỀU

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số ý/câu

Câu hỏi

Nhận thức công nghệ

Giao tiếp công nghệ

Sử dụng công nghệ

Đánh giá công nghệ

Thiết kế kĩ thuật

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai

(số ý)

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai (số ý)

CHỦ ĐỀ 6. CÔNG NGHỆ GIỐNG THUỶ SẢN

8

12

8

12

Bài  14. Vai trò của giống và ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống thuỷ sản

Nhận biết

Nhận biết được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nuôi

Nhận biết được các yếu tố bảo quản dài hạn

Nhận biết được phương pháp sinh sản ở cá

2

2

C11, 12

C3a,b

Thông hiểu

Chỉ ra được những kỹ thuật trong sản phẩm nuôi trồng

Chỉ ra được lợi ích của sử dụng chất kích thích trong sinh sản

Chỉ ra được các cá thể cá

2

2

C18, 19

C3c,d

Vận dụng

Đưa ra được các ứng dụng công nghệ trong nuôi thuỷ sản

4

C1

Bài  15: Đặc điểm sinh sản và kĩ thuật ương cá, tôm giống

Nhận biết

Nhận biết được thời gian kết thúc mùa sinh sản của cá

Nhận biết được lần đầu tuổi của tôm

2

C9, 10

Thông hiểu

Chỉ ra được kĩ thuật nuôi.

Chỉ ra được tuổi thành thực của cá

Chỉ ra được ý không đúng với bước ương, nuôi cá.

Chỉ ra được cách chăm soc

2

4

C17, 20

C4

Vận dụng

CHỦ ĐỀ 7. CÔNG NGHỆ THỨC ĂN THUỶ SẢN

8

4

8

4

Bài  16: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thuỷ sản

Nhận biết

Nhận biết được chất vô cơ

Nhận biết được chất hữu cơ

2

C7, 8

Thông hiểu

Chỉ ra được vai trò của thức ăn hỗn hợp

1

C16

Vận dụng

Đưa ra được phát biểu không đúng về nhóm thức ăn hỗn hợp

1

C21

Bài 17: Chế biến và bảo quản thức ăn thuỷ sản  

Nhận biết

- Nhận biết được nhiệt độ bảo quản chất bổ sung.

- Nhận biết được nhiệt độ bảo quản thức ăn tươi sống 

2

C5, 6

Thông hiểu

Chỉ ra được nội dung không đúng về bảo quản thức ăn hỗn hợp thủy sản

1

C15

Vận dụng

Đưa ra các chất trong thức ăn thuỷ sản

Đưa ra được không áp dụng phương pháp bảo quản thức ăn nào trong gia đình.

Đưa ra được các chất sử dụng trong chăn nuôi thuỷ sản

1

4

C22

C2

CHỦ ĐỀ 8. CÔNG NGHỆ NUÔI THUỶ SẢN

8

0

8

0

Bài  18. Kĩ thuật nuôi một số loài thuỷ sản phổ biến

Nhận biết

- Nhận biết được thành phần thức ăn công nghiệp.

- Nhận biết được thời điểm thích hợp để thả giống

2

C3, 4

Thông hiểu

Chỉ ra được mục đích sử dụng túi lọc thô trong hệ thống thoát nước

1

C14

Vận dụng

Đưa ra được cách tăng cường đề kháng cho nghêu

1

C23

Bài 19. Quy trình nuôi thuỷ sản theo quy chuẩn VietGAP.

Nhận biết

- Nhận biết được mục đích xây dựng hệ thống thoát nước.

- Nhận biết được yêu cầu về nhân sự chuẩn vietGAP

2

C1, 2

Thông hiểu

Chỉ ra được thực hiện kiểm tra môi trường nuôi

1

C13

Vận dụng

Đưa ra được yếu tố được ưu tiên khi xây dựng bể nuôi

1

C24

            


 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay