Đề thi giữa kì 1 Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thuỷ sản Cánh diều (Đề số 5)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều Giữa kì 1 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 giữa kì 1 môn Công nghệ 12 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
CÔNG NGHỆ 12 – LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN
CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Làm sạch không khí, tăng dưỡng khí,…là vai trò của lâm nghiệp đối với
A. phòng hộ đầu nguồn.
B. phòng hộ ven biển.
C. phòng hộ xung quanh các điểm dân cư, khu công nghiệp, khu đô thị.
D. điều hòa khí hậu.
Câu 2. Chế biến lâm sản là:
A. hoạt động sử dụng sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ để tạo ra các sản phẩm hữu ích, phục vụ nhu cầu thiết yếu cho con người.
B. hoạt động sử dụng sản phẩm gỗ để tạo ra các sản phẩm hữu ích, phục vụ nhu cầu thiết yếu cho con người.
C. hoạt động chặt phá rừng để lấy các loại gỗ quý nằm tạo ra các sản phẩm, phục vụ nhu cầu thiết yếu cho con người.
D. hoạt động săn bắt động vật quý hiếm trong rừng tạo ra các sản phẩm, phục vụ nhu cầu cho con người.
Câu 3. Nguyên nhân chính xảy ra cháy rừng là
A. thời tiết khô, nóng.
B. không chủ động có các phương án phóng cháy chữa cháy kịp thời.
C. lá rụng dưới gốc cây rừng khá dày, dễ bắt lửa.
D. đốt dọn thực bì, làm nương rẫy, săn bắt động vật rừng,...
Câu 4. Tiêu chí đánh giá tình hình sinh trưởng của cây rừng:
A. Đường kính tán cây, đường kính thân cây, chiều cao dưới cành, chiều cao vút ngọn.
B. Đường kính tán cây, đường kính thân cây, độ sâu của rễ.
C. Chiều cao dưới cành, chiều cao vút ngọn, độ cao của cây.
D. Đường kính tán cây, độ sâu của rễ.
Câu 5. Thời vụ trồng rừng có ý nghĩa
A. quyết định đến chất lượng lâm sản.
B. quyết định đên tỉ lệ sống của cây con và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng ban đầu của rừng non.
C. quyết định đến giá trị của lâm sản.
D. quyết định đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của cây rừng trong giai đoạn thành thục.
Câu 6. Chủ rừng có nhiệm vụ như thế nào trong công tác bảo vệ rừng.
A. Bảo vệ hệ sinh thái rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.
B. Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú ý và quy định khác của pháp luật có liên quan.
C. Tuyên truyền, giáp dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
D. Bảo tồn đa dạng sinh học, kiểm kê rừng theo quy định của pháp luật.
Câu 7. Đâu là một trong những yêu cầu cơ bản đối với người lao động trong ngành lâm nghiệp?
A. Có trình độ trung cấp trở lên.
B. Có sở thích làm việc trong nhà.
C. Yêu quý sinh vật.
D. Có khả năng chế tạo ra các chủng động vật, thực vật mới.
Câu 8. Đâu không phải đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp?
A. Quá trình tái sản xuất tự nhiên xen kẽ với quá trình tái sản xuất kinh tế
B. Ngành sản xuất kinh doanh có chu kì ngắn.
C. Sản xuất lâm nghiệp có tính thời vụ.
D. Địa bàn sản xuất lâm nghiệp thường có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khó khăn.
Câu 9. Đâu không phải giải pháp khắc phục suy thoái tài nguyên rừng?
A. Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
B. Hoàn thành việc gia đất, gia rừng, cho thuê và thu hồi rừng, đất rừng.
C. Cho phép chuyển đổi cây rừng sang cây hoa màu, cây ăn quả hay cây công nghiệp.
D. Kiểm soát, quản lí, bảo vệ và phát triển mỗi loại rừng theo quy chế quản lí riêng.
Câu 10. Đặc điểm của cây ở giai đoạn già cỗi là
A. cây chưa có bộ rễ hoàn chỉnh nên tốc độ sinh trưởng còn chậm.
B. cây sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ.
C. khả năng ra hoa, kết quả giảm, cây yếu ớt thường xuất hiện hiện tượng rỗng ruột dễ bị đổ.
D. cây ra hoa, kết quả đạt số lượng nhiều và chất lượng cao nhất.
Câu 11. Bước đầu tiên trong kỹ thuật chăm sóc rừng là:
A. Làm cỏ, xới đất và vun gốc.
B. Bón thúc.
C. Tưới nước.
D. Tỉa thưa, tỉa cành.
Câu 12. Đâu là nhiệm vụ của khai thác rừng bền vững:
A. Khai thác lâm sản trong mỗi loại rừng cần thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
B. Có trách nhiệm bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật.
C. Duy trì và nâng cao chức năng sản xuất của rừng. Đảm bảo kinh doanh, sản xuất những sản phẩm và dịch vụ của rừng lâu dài.
D. Góp phần tạo việc làm và cải thiện sinh kế vùng nông thôn.
Câu 13. Đâu không phải triển vọng của lâm nghiệp về kinh tế - xã hội?
A. Phát huy tiềm năng và lợi thế tài nguyên rừng nhiệt đới.
B. Ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác động tiêu cực của thiên tai.
C. Góp phần phát triển kinh tế bền vững, hội nhập quốc tế.
D. Đưa nước ta trở thành một trong những trung tâm sản xuất, chế biến và thương mại lâm sản hàng đầu của thế giới với công nghệ hiện đại.
Câu 14. Đâu không phải lợi ích của việc giao, cho thuê rừng và thu hồi rừng, đất trồng rừng.
A. Tăng thu nhập, tạo kế sinh nhai cho người dân.
B. Nâng cao giá trị đa mục đích của rừng.
C. Nâng cao khả năng khai thác, sản xuất, khai thác trồng rừng.
D. Hợp pháp hoá săn bắt, khai thác động thực vật quý hiếm.
Câu 15. Cháy rừng gây thiện hại tài nguyên rừng như thế nào?
A. Đất rừng bị vôi hoá, bạc màu, rất khó để tái sinh rừng.
B. Đa dạng hệ sinh thái bị suy giảm.
C. Động thực vật khó sinh trưởng và phát triển.
D. Cháy rừng làm mất rừng một cách nhanh chóng, gây thiệt hại về tài nguyên rừng, đất rừng thoái hoá.
Câu 16. Hình ảnh dưới đây là giai đoạn phát triển nào của cây?
A. giai đoạn non.
B. giai đoạn thành thục.
C. giai đoạn gần thành thục.
D. giai đoạn già cỗi.
Câu 17. Trong trồng rừng, khi phát hiện mật độ cây trên một đơn vị diện tích quá thưa, để đảm bảo mật độ phù hợp để đảm bảo các chức năng của rừng, ta nên
A. Vun xới.
B. Tỉa thưa.
C. Trồng dặm.
D. Bón phân.
Câu 18. Mức độ báo cháy cao nhất trong cấp dự báo cháy rừng là:
A. Cấp 1.
B. Cấp 3.
C. Cấp 4.
D. Cấp 5.
Câu 19. Duy trì diện tích rừng và tài nguyên rừng phù hợp giúp
A. suy giảm diện tích đất canh tác.
B. điều hoà không khí, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ nguồn nước và ngăn chặn các thiên tai.
C. suy giảm đa dạng sinh học.
D. thu hẹp môi trường sống của nhiều loài động thực vật quý hiếm.
Câu 20. Thời vụ trồng rừng thường là mùa xuân hè hoặc mùa mưa vì
A. thời tiết mát, đủ ẩm.
B. Ít nắng.
C. Đất nhiều mùn hơn.
D. Vi sinh vật có lợi phát triển.
Câu 21. Vì sao rừng lại có vai trò quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học?
A. Rừng là môi trường sống của nhiều loài động vật, thực vật, vi sinh vật.
B. Rừng sinh ra nhiều nguồn gene mới.
C. Rừng có khả năng làm sạch không khí cho các loài động vật sinh sống.
D. Rừng có thể cung ứng dịch vụ du lịch.
Câu 22. Cho các hoạt động sau đây:
- Khai thác gỗ không hợp lí và các sản phẩm khác từ rừng
- Chăn thả gia súc.
- Phủ xanh đồi trọc.
- Cháy rừng.
- Xây dựng các khu bảo tồn.
- Phá rừng trồng cây công nghiệp và cây đặc sản.
Có bao nhiêu hoạt động gây suy thoái tài nguyên rừng?
A. 2
B. 3.
C. 4
D. 5
Câu 23. Đâu không phải lợi ích của việc giao, cho thuê và thu hồi rừng, đất trồng rừng?
A. Tăng thu nhập, tạo kế sinh nhai cho người dân.
B. Nâng cao giá trị đa mục đích của rừng.
C. Nâng cao khả năng khai thác, sản xuất, khai thác trồng rừng.
D. Hợp pháp hoá săn bắt, khai thác động thực vật quý hiếm.
Câu 24. Cho các nhận định sau đây
- Sinh trưởng của cây rừng là sự tăng lên về kích thước của cây rừng.
- Giai đoạn thành thục là giai đoạn từ hạt nảy mầm đến trước ra hoa lần thứ nhất.
- Nhóm cây sinh trưởng nhanh có đặc điểm đường kính bình quân đạt từ 2 cm/năm.
- Đa số các loại cây rừng đều có 4 giai đoạn sinh trưởng, phát triển.
- Nên khai thác cây rừng phòng hộ ở giai đoạn già cỗi vì tận dụng sản phẩm, vệ sinh rừng và tạo không gian dinh dưỡng cho cây khác.
Có bao nhiêu nhận định đúng?
A. 2.
B. 3.
C. 4
D. 5.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Trong buổi thảo luận của nhóm học sinh về “Vai trò của lâm nghiệp đối với đời sống và môi trường”. Có một số ý kiến được đưa ra như sau:
a) Vai trò cung cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ của lâm nghiệp là quan trọng nhất.
b) Vai trò của lâm nghiệp được thể hiện như: khả năng cung cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ, khả năng phòng hộ và bảo vệ môi trường, cải thiện thu nhập cho người trồng rừng.
c) Rừng là môi trường sống tự nhiên cho nhiều loài thực vật, động vật và vi sinh vật.
d) Chỉ có các hệ sinh thái rừng tự nhiên góp phần giảm phát thải khí nhà kính.
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau:
“Hộ gia đình, cá nhân là một trong những chủ thể nòng cốt tham gia quản lí rừng ở nước ta. Tính đến hết năm 2022, có trên 3 triệu ha rừng (chiếm 21,5% tổng diện tích rừng toàn quốc) được giao cho hộ gia đình, cá nhân quản lý”.
(Nguồn: Quyết định số 2357/QĐ – BNN – KL ngày 14 tháng 6 năm 2023 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
a) Hộ gia đình góp phần vào bảo vệ và phát triển rừng.
b) Vấn đề phát triển và bảo vệ rừng là vấn đề của tất cả các cá nhân, tổ chức, tập thể.
c) Chính sách phát triển rừng của nước ta chủ yếu là giao rừng cho người dân và hộ gia đình.
d) Hiện nay, hộ gia đình và cá nhân góp phần lớn vào vấn đề phát triển và quản lí rừng.
Câu 3. Trong buổi thảo luận của học sinh về “Vai trò của trồng rừng”. Có một số ý kiến được đưa ra như sau:
a) Trồng rừng có vai trò phủ xanh đất trống, đồi trọc, khôi phục lại diện tích rừng bị tàn phá.
b) Trồng rừng làm giảm phát triển cỏ dại.
c) Trồng rừng giúp cung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng xã hội.
d) Phòng hộ, bảo vệ môi trường sống như duy trì cân bằng O2 và CO2.
Câu 4. Trong buổi hoạt động ngoại khoá của một nhóm học sinh tại Vườn quốc gia Ba Vì, cán bộ quản lí Vườn quốc gia cho nhóm học sinh thảo luận về chủ đề “nhiệm vụ khai thác tài nguyên rừng bền vững”. Dưới đây là một số ý kiến cho buổi thảo luận:
a) Chỉ được khai thác động vật rừng.
b) Khai thác lâm sản trong mỗi loại rừng cần thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.
c) Được khai thác tất cả những cây rừng đã thành thục.
d) Cần tuân thủ nghiêm ngặt quy định của pháp luật đối với việc khai thác các loài động, thực vật rừng quý, hiếm và các loài được ưu tiên bảo vệ.
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: CÔNG NGHỆ 12 – LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN
CÁNH DIỀU
………………………..
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
MÔN: CÔNG NGHỆ 12 – LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN
CÁNH DIỀU
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN I | PHẦN II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Nhận thức công nghệ | 7 | 3 | 1 | 2 | 2 | |
Giao tiếp công nghệ | 2 | 2 | 1 | |||
Sử dụng công nghệ | 2 | 3 | 1 | 3 | ||
Đánh giá công nghệ | 1 | 2 | 2 | 2 | 4 | |
Thiết kế kĩ thuật | ||||||
TỔNG | 12 | 8 | 4 | 2 | 6 | 8 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
MÔN: CÔNG NGHỆ 12 – LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN
CÁNH DIỀU
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||||
Nhận thức công nghệ | Giao tiếp công nghệ | Sử dụng công nghệ | Đánh giá công nghệ | Thiết kế kĩ thuật | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | ||
CHỦ ĐỀ 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LÂM NGHIỆP | 12 | 8 | 12 | 8 | ||||||
Bài 1. Vai trò và triển vọng của lâm nghiệp | Nhận biết | Nhận biết được vai trò của lâm nghiệp. Nhận biết được những yêu cầu cơ bản đối với lao động trong ngành lâm nghiệp. Nhận biết được vai trò của gỗ, nhận biết được khái niệm rừng. | 2 | 2 | C1, 7 | C1a,c | ||||
Thông hiểu | Chỉ ra được đâu không phải là triển vọng phát của lâm nghiệp về kinh tế - xã hội. Đưa ra được các vai trò khác của lâm nghiệp. Chỉ ra được ý nghĩa của hệ sinh thái rừng. | 1 | 2 | C13 | C1b, d | |||||
Vận dụng | Giải thích được vai trò quan trọng trong việc bảo tồn sinh học. | 1 | C21 | |||||||
Bài 2. Đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp | Nhận biết | Nhận biết được khái niệm chế biến lâm sản. | Nhận biết được những đặc trưng cơ bản trong sản xuất lâm nghiệp | 2 | C2, 8 | |||||
Thông hiểu | Chỉ ra được lợi ích của việc giao, cho thuê thu lại rừng và đất trồng rừng. | Đưa ra được hộ gia đình góp phần vào bảo vệ và phát triển rừng. Ý nghĩa của hộ gia đình với quản lí và phát triển rừng | Chỉ ra được các chính sách phát triển rừng. | 1 | 3 | C14 | C2a, c, d | |||
Vận dụng | Chỉ ra được các vấn đề phát triển rừng. | Chỉ ra được các hoạt động gây suy thoái tài nguyên rừng | 1 | 1 | C22 | C2b | ||||
Bài 3. Sự suy thoái tài nguyên rừng | Nhận biết | Nhận biết được nguyên nhân xảy ra cháy rừng. | Nhận biết được giải pháp khắc phục suy thoái tài nguyên rừng. | 2 | C3, 9 | |||||
Thông hiểu | Chỉ ra dược thiệt hại do cháy rừng gây ra. | 1 | C15 | |||||||
Vận dụng | Chỉ ra được đâu không phải là lợi ích của việc giao rừng, cho thuê và thu hồi rừng. | 1 | C23 | |||||||
CHỦ ĐỀ 2. TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RỪNG | 8 | 4 | 8 | 4 | ||||||
Bài 4. Sinh trưởng và phát triển của cây rừng | Nhận biết | Nhận biết được các tiêu chí đánh giá sinh trưởng và phát triển của cây. | Nhận biết được đặc điểm của cây ở giai đoạn già cỗi. | 2 | C4, 10 | |||||
Thông hiểu | Chỉ ra được các giai đoạn phát triển của cây. | 1 | C16 | |||||||
Vận dụng | Chỉ ra được các nhận định đúng về sinh trưởng và phát triển của cây. | 1 | C24 | |||||||
Bài 5. Hoạt động trồng và chăm sóc rừng | Nhận biết | Nhận biết được ý nghĩa thời vụ trồng rừng. | Nhận biết được các bước trong chăm sóc rừng. | 2 | C5, 11 | |||||
Thông hiểu | Chỉ ra được giai đoạn chăm sóc rừng. | Chỉ ra được thời gian trồng rừng. Chỉ ra được vai trò của trồng rừng. | 2 | 1 | C 17, 20 | C3b | ||||
Vận dụng | Đưa ra được các vai trò khác của trồng rừng. | 3 | C3a,c,d | |||||||
CHỦ ĐỀ 3. BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN RỪNG BỀN VỮNG | 4 | 4 | 4 | 4 | ||||||
Bài 6. Ý nghĩa, nhiệm vụ của việc bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững | Nhận biết | Nhận biết được nhiệm vụ của chủ rừng. | Đưa ra được nhiệm vụ khai thác rừng bền vững. | 2 | C6, 12 | |||||
Thông hiểu | Chỉ ra được các mực độ cảnh báo cháy rừng. | Chỉ ra được ý nghĩa duy trì diện tích và tài nguyên rừng. | 2 | C18, 19 | ||||||
Vận dụng | Đưa ra được các vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ rừng bền vừng | 1 | C4 (TL) |