Đề thi cuối kì 1 Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thuỷ sản Cánh diều (Đề số 5)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều Cuối kì 1 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 học kì 1 môn Công nghệ 12 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

CÔNG NGHỆ 12 –  LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN

CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên:  ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. 

Câu 1. Làm sạch không khí, tăng dưỡng khí,…là vai trò của lâm nghiệp đối với

A. phòng hộ đầu nguồn.

B. phòng hộ ven biển.

C. phòng hộ xung quanh các điểm dân cư, khu công nghiệp, khu đô thị.

D. điều hòa khí hậu.

Câu 2. Chế biến lâm sản là:

A. hoạt động sử dụng sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ để tạo ra các sản phẩm hữu ích, phục vụ nhu cầu thiết yếu cho con người.

B. hoạt động sử dụng sản phẩm gỗ để tạo ra các sản phẩm hữu ích, phục vụ nhu cầu thiết yếu cho con người.

C. hoạt động chặt phá rừng để lấy các loại gỗ quý nằm tạo ra các sản phẩm, phục vụ nhu cầu thiết yếu cho con người.

D. hoạt động săn bắt động vật quý hiếm trong rừng tạo ra các sản phẩm, phục vụ nhu cầu cho con người.

Câu 3. Ở Việt Nam, cháy rừng thường xảy ra vào

A. Mùa mưa.

B. Mùa đông.

C. Mùa khô.

D. Mùa xuân.

 Câu 4. Đặc điểm của cây ở giai đoạn già cỗi là

A. cây chưa có bộ rễ hoàn chỉnh nên tốc độ sinh trưởng còn chậm.

B. cây sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ.

C. khả năng ra hoa, kết quả giảm, cây yếu ớt thường xuất hiện hiện tượng rỗng ruột dễ bị đổ.

D. cây ra hoa, kết quả đạt số lượng nhiều và chất lượng cao nhất.

 Câu 5. Chăm sóc rừng giúp

A. tăng sự cạnh tranh ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng của cây dại với cây rừng.

B. tạo không gian sinh trưởng tối ưu, duy trì tốc độ sinh trưởng của cây rừng.

C. duy trì các loại sâu, bệnh trên cây rừng.

D. Giảm tốc độ sinh trưởng của cây rừng trước khi khép tán.

 Câu 6. Thực trạng trồng và chăm sóc rừng ở nước ta trong các năm gần đây là

A. diện tích rừng tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được chỉ tiêu đề ra, chủ yếu phục vụ kinh tế không phải phòng hộ , đặc dụng.

B. diện tích rừng tăng đáng kể đã đáp ứng được mục tiêu đề ra, chủ yêu là các rừng phòng hộ.

C. diện tích rừng tăng vượt mục tiêu đề ra, rừng kinh tế hay rừng phòng hộ đều được trú trọng.

D. diện tích rừng giảm, các rừng phòng hộ bị tàn phá nặng nề, rừng kinh tế cũng không được trú trọng.

Câu 7. Diện tích rừng trồng ở nước ta trong năm 2022 là

A. 2,33 triệu ha.

B. 3.08 triệu ha.

C. 3,89 triệu ha.

D. 4,66 triệu ha.

Câu 8. Khai thác dần là phương thức tiến hành chặt

A. toàn bộ những cây rừng đã thành thục trên một khoảng chặt trong một mùa chặt, thường dưới 1 năm.

B. toàn bộ những cây rừng đã đến tuổi thành thục trên khoảng chặt, quá trình chặ được tiến hành làm nhiều lần, sao cho trong thời gian chặt hạ, một thế hệ rừng mới được hình thành nhờ sự gieo giống và bảo vệ của rừng.

C. từng cây hoặc đám cây thành thục.

D. từng cây hoặc từng đám cây già cỗi.

Câu 9. Phát triển trồng rong biển có vai trò quan trọng trong

A. cải thiện môi trường cho hệ sinh thái biển.

B. nâng cao giá trị kinh tế.

C. bảo vệ các loài thuỷ sản quý hiềm.

D. phát triển cảnh quan biển.

Câu 10. Nhóm thực vật thuỷ sinh thường gặp trong ao nuôi thuỷ sản là

A. rong đuôi chó.

B. bèo lục bình.

C. thực vật phù du, các loài vi tảo.

D. cây sen.

Câu 11. Khoảng pH môi trường nước phù hợp cho các loài động vật thuỷ sản sinh trưởng là

A. từ 4,5 đến 10,5.

B. từ 4,5 đến 6,5.

C. từ 8,5 đến 10,5.

D. từ 6,5 đến 8,5.

Câu 12. Ta xác định sinh vật phù du trong nước bằng dụng cụ thí nghiệm nào?

A. Kính lúp.

B. Lam kính.

C. Kính hiển vi quang học.

D. Kính thiên văn.

 Câu 13. Đâu không phải là bước xử lí nước thải trước khi nuôi trồng thủy sản?

A. Lấy nước vào hệ thống nuôi qua túi lọc để loại bỏ sinh vật tạp và cặn vẩn.

B. Khử trùng nước bằng muối để tiêu diệt vi sinh vật gây hại.

C. Sử dụng chế phẩm sinh học để tạo hệ vi sinh có lợi sau khi khử trùng nước từ 2 đến 3 ngày.

D. Trước khi cấp nước vào ao, nền đáy ao nuôi cần được nạo vét, bón vôi và phơi đáy để khử trùng, diệt tạp và giảm độ chua.

 Câu 14. Đâu không phải triển vọng của lâm nghiệp về kinh tế - xã hội?

A. Phát huy tiềm năng và lợi thế tài nguyên rừng nhiệt đới.

B. Ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác động tiêu cực của thiên tai.

C. Góp phần phát triển kinh tế bền vững, hội nhập quốc tế.

D. Đưa nước ta trở thành một trong những trung tâm sản xuất, chế biến và thương mại lâm sản hàng đầu của thế giới với công nghệ hiện đại.

Câu 15. Đâu không phải lợi ích của việc giao, cho thuê rừng và thu hồi rừng, đất trồng rừng.

A. Tăng thu nhập, tạo kế sinh nhai cho người dân.

B. Nâng cao giá trị đa mục đích của rừng.

C. Nâng cao khả năng khai thác, sản xuất, khai thác trồng rừng.

D. Hợp pháp hoá săn bắt, khai thác động thực vật quý hiếm.

 Câu 16. Cháy rừng gây thiện hại tài nguyên rừng như thế nào?

A. Đất rừng bị vôi hoá, bạc màu, rất khó để tái sinh rừng.

B. Đa dạng hệ sinh thái bị suy giảm.

C. Động thực vật khó sinh trưởng và phát triển.

D. Cháy rừng làm mất rừng một cách nhanh chóng, gây thiệt hại về tài nguyên rừng, đất rừng thoái hoá.

Câu 17. Nên khai thác cây rừng phòng hộ ở giai đoạn già cỗi vì

A. lượng hoa, quả tăng dần; tán cây dần hình thành.

B. tận dụng sản phẩm, vệ sinh rừng và tạo không gian dinh dưỡng cho cây khác.

C. năng suất và chất lượng lâm sản ổn định, khả năng ra hoa đậu quả mạnh nhất.

D. tăng trưởng hằng năm rồi dừng hẳn; khả năng ra hoa, đậu quả giảm; chất lượng hạt kém.

Câu 18. Thời vụ trồng rừng thường là mùa xuân hè hoặc mùa mưa vì

A. thời tiết mát, đủ ẩm.

B. Ít nắng.

C. Đất nhiều mùn hơn.

D. Vi sinh vật có lợi phát triển.

Câu 19. Nhận định nào dưới đây chưa chính xác?

A. Uỷ ban nhân dân các cấp có nhiệm vụ tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

B. Chủ rừng có trách nhiệm bảo vệ rừng của mình, xây dựng được phương án, biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng.

C. Toàn dân phải có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật.

D. Sau khi khai thác rừng không cần triển khai nhanh chóng việc trồng rừng kế tiếp hoặc tái sinh rừng, cần để đất có thời gian nghỉ 3-5 năm.

Câu 20. Đâu không phải thực trạng khai thác rừng ở Việt Nam?

A. Sản lượng khai thác gỗ ngày một tăng.

B. Hiện nay khai thác gỗ chủ yếu đến từ rừng trồng tập trung.

C. Khai thác gỗ trên rừng tự nhiên được khai thác chặt chẽ.

D. Cho phép khai thác rừng tự nhiên trên phạm vi toàn quốc từ năm 2016.

 Câu 21. Cho các nhận định sau:

  1. Cá rô phi thuộc nhóm ăn tạp.
  2. Cá tầm là loài thuỷ sản bản địa của Việt Nam.
  3. Ốc nhồi thuộc nhóm bò sát và lưỡng cư.
  4. Cá tra là loại cá nhiệt đới - nước ấm .
  5. Tôm, cua là thuỷ sản thuộc nhóm động vật giáp xác.

Số nhận định đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 22. Khi cho giấy chỉ thị pH vào một mẫu nước ao nuôi tôm, ta thấy giấy chuyển màu đỏ hồng, điều này chứng tỏ

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)MÔN: CÔNG NGHỆ 12 –  LÂM NGHIỆP – THỦY SẢNCÁNH DIỀU--------------------------------------TRƯỜNG THPT .........BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUYMÔN: CÔNG NGHỆ 12 – LÂM NGHIỆP – THỦY SẢNCÁNH DIỀUThành phần năng lựcCấp độ tư duyPHẦN IPHẦN IINhận biếtThông hiểuVận dụngNhận biếtThông hiểuVận dụngNhận thức công nghệ73122 Giao tiếp công nghệ2   21Sử dụng công nghệ231  3Đánh giá công nghệ122 24Thiết kế kĩ thuật      TỔNG1284268 TRƯỜNG THPT .........BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA  HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

A. nước ao nuôi có môi trường acid cao, không thích hợp để nuôi tôm.

B. nước ao nuôi có môi trường kiềm nhẹ, không thích hợp để nuôi tôm.

C. nước ao nuôi có môi trường acid cao, thích hợp để nuôi tôm.

D. nước ao nuôi có môi trường trung tính, phù hợp để nuôi tôm.

 Câu 23. Cho các nhận định sau:

  1. Yếu tố quan trọng đầu tiên của môi trường nuôi thuỷ sản là nguồn nước.

  2. Ta xác định sinh vật phù du trong nước bằng kính lúp.

  3. Có thể xử lý chất thải nuôi thuỷ sản bằng cách xả trực tiếp ra môi trường.

  4. Yếu tố thuỷ lí của nguồn nước trong quá trình nuôi là pH, độ mặn.

  5. Hệ thống mái che hoặc bổ sung nước được sử dụng khi nhiệt độ tăng cao.

Số nhận định không chính xác là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

 Câu 24. Hình ảnh sau là phương pháp xử lí nước nào sau thu hoạch thuỷ sản?

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)MÔN: CÔNG NGHỆ 12 –  LÂM NGHIỆP – THỦY SẢNCÁNH DIỀU--------------------------------------TRƯỜNG THPT .........BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUYMÔN: CÔNG NGHỆ 12 – LÂM NGHIỆP – THỦY SẢNCÁNH DIỀUThành phần năng lựcCấp độ tư duyPHẦN IPHẦN IINhận biếtThông hiểuVận dụngNhận biếtThông hiểuVận dụngNhận thức công nghệ73122 Giao tiếp công nghệ2   21Sử dụng công nghệ231  3Đánh giá công nghệ122 24Thiết kế kĩ thuật      TỔNG1284268 TRƯỜNG THPT .........BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA  HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

A. Sử dụng hệ vi sinh vật.

B. Sử dụng hoá chất.

C. Sử dụng hệ động vật.

D. Sử dụng hệ thực vật.

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Một khu rừng mới trồng có nhiều cỏ dại và cây rừng non còi cọc. Dưới đây là những nhận định về các biện pháp chăm sóc rừng phù hợp nên được áp dụng tại đây:

a) Làm cỏ nhằm giúp cây trồng chính có đủ không gian sống.

b) Trồng xen cây nông nghiệp để giảm cỏ dại.

c) Bón thúc nhằm bổ sung kịp thời dinh dưỡng cho cây trong giai đoạn còn non để cây sinh trưởng tốt nhất.

d) Sử dụng thuốc diệt cỏ dại.

Câu 2. Công nghệ sinh học phát triển đã giúp ứng dụng mạnh mẽ vi sinh vật để quản lí môi trường nuôi thuỷ sản nhằm thực hiện các chức năng xử lí chính: xử lí chất thải hữu cơ, xử lí khí độc và vi sinh vật gây hại trong môi trường nuôi.

a) Công nghệ sinh học đã được ứng dụng bằng cách sử dụng các chủng vi sinh vật có tác dụng phân giải khí độc trong nước và nền đáy như NHvà H2S.

b) Vi sinh vật gây hại cho hệ thống nuôi chủ yếu là các nhóm vi khuẩn không gây bệnh cho vật nuôi.

c) Một số loại enzyme phân huỷ cũng được tổng hợp để bổ sung vào chế phẩm sinh học, nhằm hỗ trợ và tăng cường quá trình phân huỷ chất hữu cơ.

d) Các nhóm vi sinh vật có lợi vào hệ thống nuôi ngoài tác dụng xử lí làm sạch môi trường thì sự tăng sinh của chúng sẽ lấn át và cạnh tranh với các nhóm vi khuẩn gây bệnh.

Câu 3. Cần lựa chọn nguồn nước đảm bảo trữ lượng và chất lượng phù hợp để cung cấp cho hệ thống nuôi. Trại nuôi cần có ao chứa nước để cấp nước vào hệ thống nuôi trước khi thả giống và cấp bù trong quá trình nuôi.

a) Nguồn nước được đảm bảo các đối tượng vật nuôi sẽ sinh trưởng, phát triển tốt.

b) Mỗi loại thuỷ sản đều có một môi trường sinh trưởng và phát triển riêng.

c) Cần ao chứa nước có diện tích tối thiểu mà 5%.

d) Cần quản lí nước thải sau nuôi trước khi thải ra môi trường tránh gây ô nhiễm.

Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau

“Công nghệ chế biến lâm sản (tên Tiếng anh là Wood Technology) được hiểu cơ bản chính là ngành liên quan đến những vẫn đề về chế biến và khai thác gỗ, những sản vật từ rừng. Công nghệ chế biến lâm sản bao gồm: khoa học gỗ, công nghệ xẻ gỗ, công nghệ sấy gỗ, công nghệ bảo quản gỗ và lâm sản, thiết kế sản phẩm gỗ, công nghệ đồ gỗ, công nghệ vật liệu gỗ, máy và thiết bị chế biến gỗ, công nghệ tự động hoá trong chế biến gỗ, công nghệ chế biến hoá học gỗ”…

Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai về công nghệ chế biến lâm sản?

a. Công nghệ chế biến lâm sản là một ngành nghề hạn chế sự sáng tạo của người lao động.

b. Chế biến lâm sản luôn nhận được sự đầu tư lớn từ phía cơ quan Đảng và chính phủ cũng như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

c. Công nghệ chế biến lâm sản không bao gồm công nghệ giấy và thiết kế đồ gỗ nội thất.

d. Ngành học Công nghệ chế biến lâm sản sẽ giúp người học nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp; Có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực Công nghệ chế biến lâm sản.

 TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

MÔN: CÔNG NGHỆ 12 –  LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN

CÁNH DIỀU

--------------------------------------

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY

MÔN: CÔNG NGHỆ 12 – LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN

CÁNH DIỀU

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN I

PHẦN II

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận thức công nghệ

7

3

1

2

2

Giao tiếp công nghệ

2

2

1

Sử dụng công nghệ

2

3

1

3

Đánh giá công nghệ

1

2

2

2

4

Thiết kế kĩ thuật

TỔNG

12

8

4

2

6

8

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA  HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

MÔN: CÔNG NGHỆ 12 –  LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN

CÁNH DIỀU

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số ý/câu

Câu hỏi

Nhận thức công nghệ

Giao tiếp công nghệ

Sử dụng công nghệ

Đánh giá công nghệ

Thiết kế kĩ thuật

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai

(số ý)

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai (số ý)

CHỦ ĐỀ 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LÂM NGHIỆP

6

4

6

4

Bài 1.

Vai trò và triển vọng của lâm nghiệp

Nhận biết

Nhận biết được vai trò của lâm nghiệp

1

C1

Thông hiểu

Chỉ ra được đâu không phải triển vọng phát triển lâm nghiệp

1

C14

Vận dụng

Bài 2.

Đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp

Nhận biết

Nhận biết được khái niệm chế biến lâm sản.

1

1

C2

C4a

Thông hiểu

Chỉ ra được đâu không phải lợi ích khi giao rừng cho dân

1

C15

Vận dụng

Đưa ra được các công nghệ chế biến lâm sản

3

C4b, c, d

Bài 3.

Sự suy thoái tài nguyên rừng

Nhận biết

Nhận biết được thời gian nước ta thường xuyên xảy ra cháy rừng

1

C3

Thông hiểu

Chỉ ra được thiệt hại của cháy rừng

1

C16

Vận dụng

CHỦ ĐỀ 2. TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RỪNG

4

4

4

4

Bài 4.

Sinh trưởng và phát triển của cây rừng

Nhận biết

Nhận biết được đặc điểm sinh trưởng của cây

1

C4

Thông hiểu

Chỉ ra được thời gian khai thác rừng

1

C17

Vận dụng

Bài 5.

Hoạt động trồng và chăm sóc rừng

Nhận biết

Nhận biết được hoạt động chăm sóc rừng

1

C5

Thông hiểu

Chỉ ra được một số biện pháp chăm sóc rừng

Chỉ ra được một số biện pháp chăm sóc rừng

Chỉ ra được thời gian trồng rừng

1

4

C18

C1

Vận dụng

CHỦ ĐỀ 3. BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC

TÀI NGUYÊN RỪNG BỀN VỮNG

5

0

5

0

Bài 6. Ý nghĩa, nhiệm vụ của việc bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững

Nhận biết

Nhận biết được thực trạng trồng và chăm sóc rừng những năm gần đây

1

C6

Thông hiểu

Chỉ ra được nội dung chưa đúng về phát triển rừng

1

C19

Vận dụng

Bài 7: Thực trạng trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng

Nhận biết

Nhận biết được diện tích rừng trồng nước ta

1

C7

Thông hiểu

Chỉ ra được thực trạng khai thác rừng ở nước ta

1

C20

Vận dụng

Bài 8: Bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng

Nhận biết

Nhận biết được phương thức khai thác rừng

1

C8

Thông hiểu

Vận dụng

CHỦ ĐỀ 4: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THUỶ SẢN

4

0

4

0

Bài 9: Vai trò và triển vọng của thuỷ sản trong cuộc cách mạng cộng nghiệp 4.0

Nhận biết

Nhận biết được vai trò của trồng rong biển

1

C9

Thông hiểu

Vận dụng

Bài 10: Các nhóm thuỷ sản và phương thức nuôi phổ biến.

Nhận biết

Nhận biết được nhóm thực vật thuỷ sinh

1

C10

Thông hiểu

Vận dụng

Đưa ra được nhận định về vấn đề phát triển thuỷ sản

1

C21

CHỦ ĐỀ 5: MÔI TRƯỜNG NUÔI THUỶ SẢN

6

8

6

8

Bài 11: Một số chỉ tiêu cơ bản của môi trường nuôi thuỷ sản

Nhận biết

Nhận biết được độ PH thích hợp trong môi trường nước

1

C11

Thông hiểu

Vận dụng

Chỉ ra được môi trường thích hợp phát triển thuỷ sản

1

C22

Bài 12: Quản lí môi trường nuôi thuỷ sản

Nhận biết

Nhận biết được nguồn nước.

Nhận biết được các dụng cụ thí nghiệm xác định sinh vật phù du

1

1

C12

C3a

Thông hiểu

Chỉ ra được diện tích phát triển sinh vật

1

C3c

Vận dụng

Đưa ra được môi trường sinh vật.

Đưa ra những nhận định không đúng về môi trường thuỷ sản.

Đưa ra được cách quản lí nước thải

1

2

C23

C3b, d

Bài 13: Xử lí môi trường nuôi thuỷ sản

Nhận biết

Thông hiểu

Chỉ ra được các bước xử lí nước thải trong môi trường nước.

Đưa ra được 1 số công nghệ sinh học

1

1

C13

C2a

Vận dụng

Đưa ra được vi sinh vật gây hại trong môi trường

Đưa ra được 1 số phương pháp xử lí nước

1

3

C24

C2b, c, d

              


 

  

        

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay