Đề thi cuối kì 1 Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Cánh diều (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp - Mô đun Trồng cây ăn quả - Cánh diều - Cuối kì 1 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 học kì 1 môn Công nghệ 9 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
CÔNG NGHỆ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ 9
CẤNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Vai trò của cây xoài là
làm cây ăn quả
làm cây cho bóng mát
làm dược liệu
chống xói mòn đất.
lấy cảnh quan.
Số phát biểu đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 2 (0,25 điểm). Bộ rễ của cây xoài thuộc loại rễ nào?
A. Rễ cọc.
B. Rễ chùm.
C. Tuỳ từng giống xoài.
D. Tuỳ từng môi trường.
Câu 3 (0,25 điểm). Hình ảnh dưới đây thuộc bộ phận nào của cây thanh long?
A. Chồi non.
B. Lá thanh long.
C. Hoa thanh long.
D. Quả thanh long.
Câu 4 (0,25 điểm). Khối lượng của quả thanh long trưởng thành dao động khoảng
A. 300 - 500g.
B. 3kg - 5kg.
C. 200 - 300g.
D. 500 - 600g.
Câu 5 (0,25 điểm). Giai đoạn không nên tưới nước cho cây xoài là
A. giai đoạn ra quả.
B. giai đoạn ra lộc.
C. giai đoạn ra hoa.
D. giai đoạn trước ra hoa 2 - 3 tháng.
Câu 6 (0,25 điểm). Ý nào sau đây nói không đúng về đặc điểm hoa của cây nhãn?
Có thể ra hoa đực, hoa cái hoặc lưỡng tính.
Hoa chủ yếu tự thụ phấn.
Cành hoa phân nhánh nhiều.
Mỗi chùm có khoảng 200 – 400 hoa.
Câu 7 (0,25 điểm). Ý nào sau đây nói không đúng về đặc điểm quả của cây nhãn?
Khi chín, vỏ quả xoài thường có màu vàng hoặc tím vàng.
Thịt quả thường có màu vàng đậm, mềm, ít xơ.
Khối lượng quả đạt 100 – 1 000g tùy loại.
Hạt xoài thường lớn, vỏ hạt có lớp lông xơ dày.
Câu 8 (0,25 điểm). Đâu không phải quy trình và chăm sóc cây xoài?
Lựa chọn thời tiết.
Xác định mật độ trồng cây.
Chuẩn bị hố trồng cây.
Trồng cây.
Câu 9 (0,25 điểm). Nhãn là loại thực vật ___________
A. thân leo.
B. thân thảo.
C. thân gỗ.
D. thân bò.
Câu 10 (0,25 điểm). Chọn phát biểu sai.
A. Lá thanh long tiêu biến thành gai.
B. Hoa thanh long thuộc loại đơn tính.
C. Hoa thanh long thuộc loại lưỡng tính.
D. Cây thanh long thường ra hoa vào tháng 4 - 10.
Câu 11 (0,25 điểm). “Trộn đất tơi xốp rồi đặt cây sống vào lớp đất sâu” là kỹ thuật của giai đoạn nào trong chăm sóc cây thanh long?
A. Lựa chọn thời vụ cây trồng.
B. Xác định mật độ cây trồng.
C. Chuẩn bị trụ hoặc giàn.
D. Trồng cây.
Câu 12 (0,25 điểm). Đâu không phải đặc điểm thực vật học của cây thanh long?
Có hai loại rễ.
Là loại cây thân gỗ.
Hoa thuộc loại hoa lưỡng tính.
Quả to, hình bầu dục.
Câu 13 (0,25 điểm). Ý nào sau đây nói không đúng về mật độ trồng cây thanh long?
Được trồng theo trụ với mật độ 900 – 1000 trụ/ha.
Mỗi trụ trồng 3 cây phân bố đều ba hướng.
Khoảng cách giữa các trụ là 3 m x 3 m.
Trồng theo luống trên giàn, khoảng cách cây trên một luống là 0,4 – 0,5m.
Câu 14 (0,25 điểm). Hoa nhãn có mấy loại?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 15 (0,25 điểm). Chọn câu SAI. Các yêu cầu ngoại cảnh đối với cây nhãn là gì?
A. Nhiệt độ thích hợp từ 21°C - 27°C.
B. Độ ẩm không khí 50 - 60%
C. Cây cần đủ ánh sáng, nhưng không ưa ánh sáng mạnh và chịu được bóng râm.
D. Thích hợp trồng ở đất phù sa là thích hợp nhất, độ pH = 6 - 6,5.
Câu 16 (0,25 điểm). Cây nhãn cần ít nước trong thời kỳ nào?
A. Thời kỳ ra hoa.
B. Thời kỳ sinh trưởng của quả.
C. Thời kỳ ra lá.
D. Thời kỳ quả chín.
Câu 17 (0,25 điểm). Thời vụ trồng nhãn tốt nhất là
A. mùa Xuân.
B. mùa khô.
C. mùa mưa.
D. mùa Đông.
Câu 18 (0,25 điểm). Loại sâu hại chính cho cây xoài là gì?
A. Rầy xanh, ruồi đục quả, rẹp, châu chấu.
B. Bọ cánh cứng, bọ dừa, sâu róm.
C. Kiến, bọ xít, bọ rùa.
D. Bọ ngựa, bọ dừa, sâu đục thân.
Câu 19 (0,25 điểm). “Biện pháp tăng cường bón phân hữu cơ” thuộc nhóm biện pháp nào trong việc để phòng trừ sâu bệnh trên cây xoài?
A. Biện pháp cơ giới.
B. Biện pháp canh tác.
C. Biện pháp sinh học.
D. Biện pháp hóa học.
Câu 20 (0,25 điểm). Vì sao cần tỉa cành và tạo tán cây xoài?
A. Để hãm chiều cao giúp cây tập trung dinh dưỡng phát triển cành lá và quả.
B. Để giảm sản lượng vụ sau.
C. Để tăng lượng sâu, bệnh hại.
D. Để tăng chiều cao cây.
Câu 21 (0,25 điểm). Hoa bị rụng và quả bị nhỏ hơn là ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh nào?
A. Thiếu ánh sáng.
B. Thiếu nước.
C. Nhiệt độ quá cao.
D. Đất nhiều chất dinh dưỡng.
Câu 22 (0,25 điểm). “Sử dụng chế phẩm vi sinh” thuộc nhóm biện pháp nào trong việc để phòng trừ sâu bệnh trên cây xoài?
A. Biện pháp cơ giới.
B. Biện pháp canh tác.
C. Biện pháp sinh học.
D. Biện pháp hóa học.
Câu 23 (0,25 điểm). Kích thước hố trồng nhãn đối với đất phù sa đất đồng bằng là
A. rộng 80cm; sâu 40 - 60cm.
B. rộng 100cm; sâu 40 - 60cm.
C. rộng 100cm; sâu 60 - 80cm.
D. rộng 80cm; sâu 60 - 80cm.
Câu 24 (0,25 điểm). Thời gian thu hoạch nhãn vào lúc nào trong ngày là tốt nhất?
A. Trong ngày tạnh ráo, vào buổi sáng hoặc buổi chiều.
B. Vào ngày mưa, vào buổi sáng hoặc buổi chiều.
C. Vào mùa mưa, buổi trưa, trời nóng.
D. Vào mùa khô, buổi trưa, trời nóng.
Câu 25 (0,25 điểm). Thời gian hoa thanh long nở đến khi thu hoạch quả khoảng bao nhiêu ngày?
A. 20 - 35 ngày.
B. 52 - 80 ngày.
C. 70 - 90 ngày.
D. 22 - 30 ngày.
Câu 26 (0,25 điểm). Hiện nay có bao nhiêu loại quả thanh long?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 27 (0,25 điểm). : Khi bảo quản nhãn sau khi hái, được đóng gói và đưa đến nơi tiêu thụ hoặc vào kho lạnh bảo quản ở nhiệt độ:
A. 20 – 30 độ C.
B. 5 – 10 độ C.
C. 30 – 40 độ C.
D. 0 – 5 độ C.
Câu 28 (0,25 điểm). Nên bón thúc cho cây nhãn vào thời gian nào?
A. Khi ra hoa.
B. Sau khi thu hoạch quả.
C. Khi ra hoa và sau khi thu hoạch quả.
D. Không cần bón thúc.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy phân tích các yêu cầu ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây xoài.
Câu 2 (1,0 điểm). Mô tả các dấu hiệu cây thanh long bị thiếu phân bón.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: CÔNG NGHỆ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ 9
BỘ CẤNH DIỀU
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Bài 5: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây xoài | 2 | 1 | 4 | 0 | 3 | 0 | 0 | 0 | 9 | 1 | 4,25 |
Bài 6: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long | 4 | 0 | 4 | 0 | 2 | 0 | 0 | 1 | 10 | 1 | 3,5 |
Bài 7: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn | 2 | 0 | 4 | 0 | 3 | 0 | 0 | 0 | 9 | 0 | 2,25 |
Tổng số câu TN/TL | 8 | 1 | 6 | 0 | 4 | 0 | 0 | 1 | 28 | 2 | 10,0 |
Điểm số | 2,0 | 2,0 | 3,0 | 0 | 2,0 | 0 | 0 | 1,0 | 7,0 | 3,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40% | 3,0 điểm 30% | 2,0 điểm 20% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS...........................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: CÔNG NGHỆ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ 9
BỘ CẤNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Bài 5 | 9 | 1 | ||||
Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây xoài | Nhận biết | - Biết được vai trò của cây xoài. - Biết được loại rễ của cây xoài. - Phân tích được các yêu cầu ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây xoài. | 2 | 1 | C1, 2 | C1 (TL) |
Thông hiểu | - Biết được giai đoạn không nên tưới nước cho cây xoài. - Biết được giai đoạn không nên tưới nước cho cây xoài. - Nhận diện được ý nói không đúng về đặc điểm hoa, quả của cây nhãn. - Biết được ý nói không đúng về quy trình trồng và chăm sóc cây xoài. | 4 | C5, 6, 7, 8 | |||
Vận dụng | - Nêu được loại sâu hại chính cho cây xoài. - Nêu được nhóm biện pháp “Biện pháp tăng cường bón phân hữu cơ”. - Nêu được lí do cần tỉa cành và tạo tán cây xoài. | 3 | C18, 19, 20 | |||
Vận dụng cao | ||||||
Bài 6 | 10 | 1 | ||||
Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long | Nhận biết | - Biết được bộ phận cây thanh long qua hình ảnh. - Biết được khối lượng của quả thanh long trưởng thành. - Biết được thời gian hoa thanh long nở đến khi thu hoạch. - Biết được tổng số loại thanh long. | 4 | C3, 4, 25, 26 | ||
Thông hiểu | - Chọn được phát biểu sai. - Xác định được giai đoạn chăm sóc cây xoài bằng kĩ thuật “Trộn đất tơi xốp rồi đặt cây sống vào lớp đất sâu”. - Biết được ý nói không phải đặc điểm thực vật học của cây thanh long. - Biết được ý không đúng về mật độ trồng cây thanh long. | 4 | C 10, 11, 12, 13 | |||
Vận dụng | - Xác định được hệ quả khi thanh long được trồng nơi có ánh sáng yếu. - Nêu được nhóm biện pháp của “Sử dụng chế phẩm vi sinh” trong việc phòng trừ sâu bệnh trên cây xoài. | 2 | C21, 22 | |||
Vận dụng cao | - Mô tả được các dấu hiệu cây thanh long bị thiếu phân bón. | 1 | C2 (TL) | |||
Bài 7 | 9 | 0 | ||||
Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn | Nhận biết | - Biết được loại thực vật của cây nhãn. - Biết được loại hoa của cây nhãn. | 2 | C9, 14 | ||
Thông hiểu | - Biết được câu sai với yêu cầu ngoại cảnh đối với cây nhãn. - Biết được thời kì cây nhãn cần ít nước. - Biết được thời vụ trồng nhãn tốt nhất. - Biết được kích thước hố trồng nhãn đối với đất phù sa đất đồng bằng. | 4 | C15, 16, 17, 23 | |||
Vận dụng | - Xác định được thời gian thu hoạch nhãn tốt nhất trong ngày. - Nêu được nhiệt độ bảo quản nhãn sau khi hái, được đóng gói và đưa đến nơi tiêu thụ hoặc vào kho lạnh. - Nêu được thời gian nên bón thúc cho cây nhãn. | 3 | C24, 27, 28 | |||
Vận dụng cao |