Đề thi cuối kì 1 Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Cánh diều (Đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp - Mô đun Trồng cây ăn quả - Cánh diều - Cuối kì 1 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 học kì 1 môn Công nghệ 9 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
CÔNG NGHỆ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ 9
CẤNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Sau khi trồng cây thanh long có mấy giai đoạn bón phân?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 2 (0,25 điểm). Cần duy trì độ ẩm cho cây thanh long từ
A. 70 - 80%.
B. 40 - 50%.
C. 65 - 80%.
D. 50 - 60%.
Câu 3 (0,25 điểm). Lượng mưa trung bình để cây xoài phát triển tốt là bao nhiêu?
A. 1000 - 1200 mm/năm.
B. 200 - 400 mm/năm.
C. 500 - 1500 mm/năm.
D. 1800 - 2000 mm/năm.
Câu 4 (0,25 điểm). Độ pH của đất trồng xoài bao nhiêu để cây xoài phát triển tốt?
A. 4 - 5.
B. 5 - 8.
C. 7 - 11.
D. 5,5 - 7.
Câu 5 (0,25 điểm). Xoài thường được nhân giống bằng phương pháp nào?
A. Giâm cành.
B. Chiết cành.
C. Ghép cành.
D. Nuôi cấy mô tế bào.
Câu 6 (0,25 điểm). Ở miền Nam nước ta nên trồng xoài vào thời điểm nào?
A. tháng 4 - 5.
B. tháng 2 - 3.
C. tháng 7 - 8.
D. tháng 8 - 9.
Câu 7 (0,25 điểm). Độ mặn của đất trồng nhãn bao nhiêu để cây nhãn phát triển tốt?
A. ≥ 0,2%.
B. ≤ 0,2%
C. ≤ 0,1%
D. ≥ 0,3%
Câu 8 (0,25 điểm). Trong thời kỳ thu hoạch quả nhãn lượng phân bón được chia thành bao nhiêu lần trong một năm?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 9 (0,25 điểm). Khi nào là thời điểm bón phân tốt nhất cho cây xoài?
Vào mùa đông khi cây đang nghỉ ngơi.
Vào đầu mùa mưa và trong suốt mùa sinh trưởng.
Vào giữa mùa hè khi cây ra quả.
Chỉ khi cây xoài bắt đầu ra hoa.
Câu 10 (0,25 điểm). Kĩ thuật nào dưới đây giúp cây xoài phát triển mạnh và ra quả đều?
Bón phân nhiều lần trong ngày.
Cắt tỉa cành đúng cách và tạo hình cho cây.
Tưới nước không đều đặn.
Trồng cây quá sát nhau.
Câu 11 (0,25 điểm). Thời điểm nào thích hợp nhất để tiến hành cắt tỉa cây xoài?
Cắt tỉa vào mùa mưa để cây phát triển mạnh.
Cắt tỉa khi cây đang ra hoa và có trãi.
Cắt tỉa vào cuối màu thu hoạch, sau khi cây đã nghỉ ngơi.
Cắt tỉa bất cứ khi nào thấy cần thiết trong năm.
Câu 12 (0,25 điểm). Kĩ thuật nào giúp cây xoài phát triển khỏe mạnh và giảm thiểu nguy cơ sâu bệnh?
Cắt tỉa cành, tạo hình cây và loại bỏ cành bị bệnh.
Tưới nước quá nhiều trong suốt mùa hè.
Trồng cây xoài ở những nơi thấp dễ bị ngập úng.
Sử dụng thuốc trừ sâu thường xuyên mà không có kiểm soát.
Câu 13 (0,25 điểm). Thời điểm nào là thích hợp để giâm cành thanh long?
Giâm cành vào mùa mưa.
Giâm cành vào mùa khô.
Giâm cành vào giữa mùa hè khi cây đang ra hoa.
Giâm cành vào bất kể thời kì nào trong năm.
Câu 14 (0,25 điểm). Khi bón phân cho cây thanh long, yếu tố nào dưới đây cần lưu ý nhất?
Bón phân quá nhiều có thể làm cây bị ngộ độc.
Phân bón không cần cân đối các thành phần dinh dưỡng.
Bón phân vào gốc cây trong suốt năm mà không cần điều chỉnh.
Cây thanh long chỉ cần phân đạm trong suốt mùa vụ.
Câu 15 (0,25 điểm). Việc cắt tỉa cành cây thanh long giúp ích cho cây ở điểm nào?
Tạo điều kiện cho ánh sáng và không khí lưu thông tốt hơn.
Làm cho cây phát triển nhanh chóng mà không cần chăm sóc thêm.
Giúp cây phát triển nhiều ncành lá nhưng không cần ra quả.
Cắt tỉa không cần thiết vì cây thanh long phát triển tựu do.
Câu 16 (0,25 điểm). Lí do vì sao cần phải tạo giàn cho cây thanh long là gì?
Giàn giúp cây thanh long tránh gió mạnh và bảo vệ cây khỏi mưa lớn.
Giàn tạo không gian cho cây phát triển một cách có trật tự và dễ thu hoạch.
Giàn giúp cây thanh long không cần ánh sáng và chỉ cần độ ẩm cao.
Giàn chỉ dùng để trồng các loại cây khác, không cần thiết cho thanh long.
Câu 17 (0,25 điểm). Lượng nước cần tưới trong giai đoạn cây nhãn phân hóa mầm hoa là
A. 10 đến 20 lít/ cây.
B. 20 đến 30 lít/ cây.
C. 10 đến 25 lít/ cây.
D. 25 đến 40 lít/ cây.
Câu 18 (0,25 điểm). Cùi nhãn chiếm bao nhiêu phần trăm khối lượng quả?
A. 15% đến 35%.
B. 25% đến 35%.
C. 35% đến 55%.
D. 25% đến 65%.
Câu 19 (0,25 điểm). Thời gian thích hợp khoanh vỏ cây nhãn thúc đẩy khả năng ra hoa là
A. tháng 10.
B. tháng 11.
C. tháng 12.
D. tháng 9.
Câu 20 (0,25 điểm). Nguyên nhân gây bệnh khô cháy hoa trên cây nhãn là
A. do nấm Phyllosticta sp.
B. do nấm Oidium sp.
C. do nấm Phytophthora sp.
D. do nhện lông nhung.
Câu 21 (0,25 điểm). Loại sâu nào không gây nguy hại cho cây nhãn?
A. Bọ xít.
B. Sâu kèn.
C. Sâu đục thân.
D. Sâu đục quả.
Câu 22 (0,25 điểm). Quan sát ảnh sau, xác định loại sâu, bệnh hại cây nhãn
A. bọ xít nâu hại nhãn.
B. sâu đục quả.
C. sâu đục thân.
D. sâu đục gốc.
Câu 23 (0,25 điểm). Mục đích của việc chặt rễ cây nhãn là
A. cho cây ngừng phát triển.
B. ức chế sinh trưởng của cây.
C. kích thích quá trình sinh trưởng của cây.
D. loại bỏ rễ xấu, bệnh.
Câu 24 (0,25 điểm). Khi cây thanh long bị thiếu hụt boron, biểu hiện của cây sẽ như thế nào?
Cây ra hoa ít, quả nhỏ, không phát triển.
Lá cây chuyển màu vàng và khô ở viền.
Cành và lá non của cây xoắn lại và không phát triển.
Cây sẽ bị thối rễ và chết dần.
Câu 25 (0,25 điểm). Điều kiện nhiệt độ nào là lsy tưởng nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cây thanh long?
Nhiệt độ từ 20 oC đến 25 oC quanh năm.
Nhiệt độ từ 28 oC đến 35 oC trong suốt chu kì sinh trưởng.
Nhiệt độ từ 25 oC đến 18 oC để cây không bị hư hại do nắng nóng.
Nhiệt độ trên 40 oC sẽ làm cây thanh long phát triển tốt nhất.
Câu 26 (0,25 điểm). Việc sử dụng vôi trong đất khi trồng cây xoài có tác dụng gì?
Làm đất trở nên kiềm hơn, giúp cây dễ hấp thụ dinh dưỡng.
Tăng cường độ axit trong đất, giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
Nâng cao pH đất, giúp cây hấp thụ dưỡng chất tốt hơn trong đất axit.
Tạo môi trường kị khí, giúp cây phát triển tốt hơn.
Câu 27 (0,25 điểm). Khi giâm cành thanh long, việc chọn lựa đoạn cành có độ dài và độ tuổi như thế nào là thích hợp nhất?
Chọn cành dài từ 50 -70 cm, ít nhất 6 tháng tuổi.
Chọn cành từ 20 – 30 cm, từ cành chính cây xoắn lại.
Chọn cành dài khoảng 70 cm, cành non vừa mới ra.
Chọn cành dài khoảng 10 – 20 cm, có ít nhất hai mắt ngủ.
Câu 28 (0,25 điểm). Kĩ thuật nào giúp cây xoài phát triển khỏe mạnh và giảm thiểu nguy cơ sâu bệnh?
Cắt tỉa cành, tạo hình và loại bỏ cành bị bệnh.
Tưới nước quá nhiều trong suốt mùa hè.
Trồng cây xoài ở những nơi thấp, dễ bị ngập úng.
Sử dụng thuốc trừ sâu thường xuyên mà không có kiểm soát.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy trình bày các loại sâu, bệnh hại chính trên cây nhãn và cách phòng trừ.
Câu 2 (1,0 điểm). Giải thích vì sao việc kiểm soát độ ẩm và tưới nước đúng cách là quan trọng đối với cây thanh long.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: CÔNG NGHỆ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ 9
BỘ CẤNH DIỀU
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Bài 5: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây xoài | 2 | 0 | 4 | 0 | 3 | 0 | 0 | 0 | 9 | 0 | 2,25 |
Bài 6: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long | 4 | 0 | 4 | 0 | 2 | 0 | 0 | 1 | 10 | 1 | 3,5 |
Bài 7: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn | 2 | 1 | 4 | 0 | 3 | 0 | 0 | 0 | 9 | 1 | 4,25 |
Tổng số câu TN/TL | 8 | 1 | 6 | 0 | 4 | 0 | 0 | 1 | 28 | 2 | 10,0 |
Điểm số | 2,0 | 2,0 | 3,0 | 0 | 2,0 | 0 | 0 | 1,0 | 7,0 | 3,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40% | 3,0 điểm 30% | 2,0 điểm 20% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS...........................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: CÔNG NGHỆ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ 9
BỘ CẤNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Bài 5 | 10 | 0 | ||||
Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây xoài | Nhận biết | - Biết được lượng mưa trung bình để cây xoài phát triển tốt. - Biết được độ pH của đất trồng xoài để cây xoài phát triển tốt. - Biết được biện pháp nhân giống xoài. - Biết được thời điểm miền Nam nhân giống xoài. | 4 | C3, 4, 5, 6 | ||
Thông hiểu | - Biết được thời điểm tốt nhất để bón phân cho cây xoài. - Biết được kĩ nthuật giúp cây xoài phát triển mạnh và ra quả đều. - Biết được thời điểm thích hợp nhất để tiến hành cắt tỉa cây xoài. - Biết được kĩ thuật giúp cây xoià phát triển khỏe mạnh và giảm thiểu nguy cơ sâu bệnh. | 4 | C9, 10, 11, 12 | |||
Vận dụng | - Nêu được tác dụng việc sử dụng vôi trong đất khi trồng cây xoài. - Nêu được yếu tố quan trọng nhất trong việc lựa chọn đất trồng cây xoài. | 2 | C26, 28 | |||
Vận dụng cao | ||||||
Bài 6 | 9 | 1 | ||||
Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long | Nhận biết | - Biết được các giai đoạn bón phân cho cây thanh long. - Biết được độ ẩm cần duy trì cho cây thanh long. | 2 | C1, 2 | ||
Thông hiểu | - Biết được thời điểm thích hợp để giâm cành thanh long. - Biết được điều cần lưuu ý khi bón phân cho cây thanh long. - Biết được lợi ích của việc cắt tỉa cành thanh long. - Biết được tác dụng việc tạo giàn cho cây thanh long. | 4 | C13, 14, 15, 16 | |||
Vận dụng | - Nêu được biểu hiện của cây thanh long khi thiếu hụt boron. - Xác định được điều kiện nhiệt độ lí tưởng nhất cho sự sinh trưởng và phát triển cây thanh long. - Biết được độ dài và độ tuổi đoạn cành để giâm cành thanh long. | 3 | C24, 25, 27 | |||
Vận dụng cao | - Giải thích được lí do việc kiểm soát độ ẩm và tưới nước đúng cách là quan trọng đối với cây thanh long. | 1 | C2 (TL) | |||
Bài 7 | 9 | 1 | ||||
Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn | Nhận biết | - Biết được độ mặn của đất trồng để cây nhãn phát triển tốt. - Biết được số lần bón phân trong thời kì thu hoạch quả nhãn trong một năm. - Trình bày được các loại sâu, bệnh hại chính trên cây nhãn và cách phòng trừ. | 2 | 1 | C7, 8 | C1 (TL) |
Thông hiểu | - Nhận diện được lượng nước cần tưới trong giai đoạn cây nhãn phân hóa mầm hoa. - Biết được cùi nhãn chiếm bao nhiêu phần trăm khối lượng quả. - Biết được thời gian thích hợp khoanh vỏ cây nhãn thúc đẩy khả năng ra hoa. - Biết được nguyên nhân gây bệnh khô cháy hoa trên cây nhãn. | 4 | C17, 18, 19, 20 | |||
Vận dụng | - Nêu được loại sâu không gây nguy hại cho cây nhãn. - Xác định được loại sâu, bệnh hại cho cây nhãn qua hình ảnh. - Nêu được mục đích của việc chặt rễ cây nhãn. | 3 | C21, 22, 23 | |||
Vận dụng cao |