Đề thi giữa kì 1 Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Cánh diều (Đề số 5)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp - Mô đun Trồng cây ăn quả - Cánh diều - Giữa kì 1 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 giữa kì 1 môn Công nghệ 9 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
CÔNG NGHỆ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ 9 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Phần lớn cây ăn quả là:
A. Cây trông ngắn ngày.
B. Cây trồng dài ngày có giá trị thương phẩm cao.
C. Cây trồng lâu năm.
D. Cây trồng ngắn ngày siêu lợi nhuận.
Câu 2 (0,25 điểm). Chọn phát biểu không đúng: Để bảo vệ môi trường khi chiết cành cần.
A. dây không được vứt bỏ lãng phí.
B. tấm nylon khi dùng xong một lần nên vứt bỏ.
C. các đoạn dây nylon thừa cần thu gom về nơi quy định để xử lý.
D. nơi tổ chức nhân giống cần được vệ sinh sạch sẽ.
Câu 3 (0,25 điểm). Yêu cầu kỹ thuật đối với bước cắm cành giâm là:
A. cắm phần gốc ngập sâu 2/3 chiều dài của cành.
B. cắm phần gốc ngập sâu 1/3 chiều dài của cành.
C. cắm phần gốc ngập sâu 1/2 chiều dài của cành.
D. cắm phần gốc ngập sâu 4/5 chiều dài của cành.
Câu 4 (0,25 điểm). Cây ăn quả là gì?
A. Các loại cây trồng mà quả của chúng được dùng làm thức ăn riêng biệt hoặc ăn kèm.
B. Các loại cây trồng tại nhà hoặc trồng tại trang trại, được dùng làm thức ăn.
C. Các loại cây trồng mà quả, hoa, lá của chúng được dùng làm thức ăn riêng biệt.
D. Các loại cây trồng tại trang trại cho năng suất cao, được dùng làm thức ăn riêng biệt hoặc ăn kèm.
Câu 5 (0,25 điểm). Nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp chiết, trộn hỗn hợp bó bầu có độ ẩm là:
A. 70 - 80%.
B. 40 - 50%.
C. 60 - 70%.
D. 80 - 90%.
Câu 6 (0,25 điểm). Cây ăn quả thích hợp với loại đất như nào?
A. Đất có tầng đất mỏng.
B. Đất có nhiều chất dinh dưỡng, ít chua.
C. Đất hạn chế sự thoát nước.
D. Đất mặn, đất phèn.
Câu 7 (0,25 điểm). Lá nào được sử dụng để xông hơi trị cảm cúm?
A. Lá bưởi.
B. Lá đu đủ.
C. Lá khế.
D. Lá dừa.
Câu 8 (0,25 điểm). Bộ phận nào có chức năng nâng đỡ dẫn cây?
A. Thân.
B. Rễ.
C. Lá
D. Hoa.
Câu 9 (0,25 điểm). Chọn phát biểu không đúng về nghề trồng cây ăn quả?
A. Nghề trồng cây ăn quả được phát triển từ lâu đời.
B. Nghề trồng cây ăn quả là một nghề mới đáng được nhà nước coi trọng.
C. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, có tiềm năng phát triển nghề trồng cây ăn quả.
D. Nước ta rất phong phú về chủng loại cây ăn quả và có kinh nghiệm trong trồng trọt.
Câu 10 (0,25 điểm). Giống cây thường sử dụng phương pháp chiết cành là:
A. bưởi.
B. thanh long.
C. chuối.
D. dâu tây.
Câu 11 (0,25 điểm). Sắp xếp thứ tự các bước tiến hành giâm cành:
Cắt đoạn cành giâm.
Cắm cành giâm.
Chọn cành giâm.
Xử lý cành giâm.
Chăm sóc cành giâm.
A. 3 - 5 - 4 - 2 - 1.
B. 3 - 1 - 4 - 2 - 5 .
C. 3 - 5 - 2 - 4 - 1.
D. 3 - 4 - 2 - 5 - 1.
Câu 12 (0,25 điểm). Khi chọn địa điểm trồng cây, phải lựa chọn địa điểm có tầng mặt đất dày bao nhiêu?
A. 10 – 20cm.
B. 20 – 30cm.
C. 30 – 40cm.
D. 50 – 60cm.
Câu 13 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về thân và cành cây ăn quả?
A. Thân cây ăn quả phần lớn là thân gỗ.
B. Từ thân chính mọc ra cành cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4, cấp 5,…
C. Cành cấp 3 và cấp 4 thường là cành mang quả.
D. Thân cây có tác dụng như giá đỡ cho cây.
Câu 14 (0,25 điểm). Vườn ươm hoa quả được chia thành mấy khu vực.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 15 (0,25 điểm). Khi chọn địa điểm trồng cây thì độ PH thích hợp của đất là:
A. Từ 5 – 5,5.
B. Từ 6 – 6,5.
C. Từ 7 – 7,5.
D. Từ 8 – 8,5.
Câu 16 (0,25 điểm). Trong các loại quả sau, quả nào thuộc loại quả có vỏ cứng?
A. Quả đào.
B. Quả mận.
C. Quả cam.
D. Quả dừa.
Câu 17 (0,25 điểm). Khi chăm sóc cây ghép thời gian cắt bỏ dây nylon thường là:
A. 1 tuần sau khi ghép.
B. 2 tuần sau khi ghép.
C. 3 tuần sau khi ghép.
D. 4 tuần sau khi ghép.
Câu 18 (0,25 điểm). Cam thuộc nhóm:
A. quả hạch.
B. quả có vỏ cứng.
C. quả mọng.
D. quả đỏ.
Câu 19 (0,25 điểm). Khi giâm cành, chúng ta không nên chọn địa điểm như thế nào?
A. Nơi thoáng mát.
B. Nơi có giàn che mưa, nắng.
C. Nền nhà giâm chia thành các luống được rải lớp cát sạch hoặc lớp đất dày, đảm bảo tơi xốp, ẩm
D. Nơi có ánh sáng trực tiếp với cường độ cao.
Câu 20 (0,25 điểm). Cây ăn quả có rễ mọc ngang là:
A. Cây hồng xiêm.
B. Cây xoài.
C. Cây chanh.
D. Cây dừa.
Câu 21 (0,25 điểm). Mục đích của việc dùng tấm nylon sinh học hoặc giá thể và buộc cố định bằng dây mềm kín hai đầu cành chiết là gì?
A. Để tránh sâu bọ.
B. Để tránh mất chất dinh dưỡng.
C. Để giữ ẩm.
D. Để giữ ấm.
Câu 22 (0,25 điểm). Loại phân có tác dụng xúc tác cho quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng trong cây để tích lũy vào các cơ quan của cây là:
A. Phân lân.
B. Phân kali.
C. Phân vi sinh.
D. Phân bón lá.
Câu 23 (0,25 điểm). Tại sao không phun ướt cây ngay sau khi ghép?
A. Để cho gốc ghép không bị rơi ra.
B. Để đỡ mất chất dinh dưỡng.
C. Để không hỏng nylon.
D. Để tránh nước vào vết ghép.
Câu 24 (0,25 điểm). Cường độ ánh sáng mạnh ảnh hưởng như thế nào đối với cây ăn quả?
A. Cây bị bạc màu.
B. Cây không bị ảnh hưởng.
C. Cây dễ bị mất nước gây cháy lá, rám quả.
D. Cây dễ bị lây lan sang bệnh hại.
Câu 25 (0,25 điểm). Ghép cành nào sau đây không phù hợp với cây ăn quả?
A. Ghép chẻ.
B. Ghép nêm.
C. Ghép mắt.
D. Ghép chữ X.
Câu 26 (0,25 điểm). Giống cây thường sử dụng phương pháp chiết cành là:
A. Bưởi.
B. Thanh Long.
C. Chuối.
D. Dâu tây.
Câu 27 (0,25 điểm). Hàm lượng vitamin C được khuyến nghị bổ sung hàng ngày đối với trẻ em là
A. 25 - 35mg.
B. 42 - 55mg.
C. 15 - 25mg.
D. 65 - 70mg.
Câu 28 (0,25 điểm). Tại sao phải cắt bớt phiến lá khi giâm cành?
A. Tăng khả năng hút nước của cành giâm.
B. Tăng lực (áp lực) khi cắm cành giâm.
C. Giảm sự thoát hơi nước của cành giâm.
D. Giảm quá trình quang hợp của cành giâm.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Nhân giống cây xoài bằng phương pháp nào là phổ biến? Trình bày biện pháp kĩ thuật của phương pháp đó.
Câu 2 (1,0 điểm). Vì sao cây ăn quả cần được trồng ở nơi có tầng canh tác dày 1,0m trở lên?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: CÔNG NGHỆ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ 9
BỘ CÁNH DIỀU
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Bài 1. Đặc điểm chung của cây ăn quả | 5 | 0 | 6 | 0 | 4 | 0 | 0 | 1 | 15 | 1 | 4,75 | |
Bài 2. Nhân giống vô tính cây ăn quả và thực hành nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp ghép đoạn cành | 2 | 1 | 4 | 0 | 3 | 0 | 0 | 0 | 9 | 1 | 4,25 | |
Bài 3. Thực hành nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp giâm cành | 1 | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 4 | 0 | 1,0 | |
Tổng số câu TN/TL | 8 | 1 | 12 | 0 | 8 | 0 | 0 | 1 | 28 | 2 | 10,0 | |
Điểm số | 2,0 | 2,0 | 3,0 | 0 | 2,0 | 0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | |
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40% | 3,0 điểm 30% | 2,0 điểm 20% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: CÔNG NGHỆ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ 9
BỘ CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Bài 1 | 15 | 1 | ||||
Đặc điểm chung của cây ăn quả | Nhận biết | - Nhận biết được phần lớn cây ăn quả là cây lâu năm. - Nhận biết được khái niệm cây ăn quả. - Nhận biết được loại đất thích hợp trồng cây ăn quả. - Nhận biết được loại lá của cây ăn quả có thể trị cảm. - Nhận biết được bộ phận nâng đỡ dẫn cây. | 5 | C1, 4, 6, 7, 8 | ||
Thông hiểu | - Chỉ ra được phát biểu không đúng về nghề trồng cây ăn quả. - Chỉ ra được tầng đất thích hợp trồng cây ăn quả. - Chỉ ra được nội dung không đúng khi nói về cành và thân của cây ăn quả. - Chỉ ra được độ PH thích hợp để cây ăn quả phát triển. - Chỉ ra được loại cây ăn quả có vỏ cứng. - Chỉ ra được cam thuộc vào nhóm quả mọng. | 6 | C9, 12, 13, 15, 16, 18 | |||
Vận dụng | - Biết được cây ăn quả có rễ mọc ngang. - Chỉ ra được loại phân có tác dụng vận chuyển chất dinh dưỡng cho cây. - Chỉ ra được chế độ ánh sáng ảnh hưởng đến cây ăn quả. - Chỉ ra được hàm lượng vitamin C trẻ em cần hàng ngày. | 4 | C20, 22, 24, 27 | |||
Vận dụng cao | Giải thích được vì sao cây ăn quả cần được trồng ở nơi có tầng canh tác dày 1,0m trở lên. | 1 | C2 (TL) | |||
Bài 2 | 9 | 1 | ||||
Nhân giống vô tính cây ăn quả và thực hành nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp ghép đoạn cành | Nhận biết | - Nhận biết được phát biểu không đúng về chiết cành. - Nhận biết được độ ẩm thích hợp của bầu đất. - Trình bày được các phương pháp nhân giống cây xoài. | 2 | 1 | C2, 5 | C1 (TL) |
Thông hiểu | - Chỉ ra được giống cây sử dụng phương pháp chiết. - Chỉ ra được khu vực vườn ươm. - Chỉ ra được thời gian cắt bỏ dây nylon ở cây ghép. - Chỉ ra được phương pháp ghép không phù hợp với cây ăn quả. | 4 | C10, 14, 17, 25 | |||
Vận dụng | - Chỉ ra được mục đích sử dụng tấm nylon trong chiết cành. - Giải thích được vì sao không phun ướt cây sau khi ghép. - Giải thích được vì sao phải cắt bớt phiến lá khi giâm. | 3 | C21, 23, 28 | |||
Vận dụng cao | ||||||
Bài 3 | 4 | 0 | ||||
Thực hành nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp giâm cành | Nhận biết | Nhận biết được yêu cầu kĩ thuật đối với bước cắm cành dâm. | 1 | C3 | ||
Thông hiểu | Chỉ ra được các bước tiến hành giâm cành. - Chỉ ra được giống cây trồng sử dụng phương pháp chiết. | 2 | C11, 26 | |||
Vận dụng | Chỉ ra được địa điểm khi giâm cành. | 1 | C19 | |||
Vận dụng cao |