Đề thi cuối kì 1 địa lí 12 chân trời sáng tạo (Đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Địa lí 12 chân trời sáng tạo Cuối kì 1 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 học kì 1 môn Địa lí 12 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, câu hỏi trả lời ngắn, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án địa lí 12 chân trời sáng tạo
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
ĐỊA LÍ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Điểm cực Nam nước ta nằm tại đâu?
A. Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
B. Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
C. Xã Vạn Thạch, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
D. Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
Câu 2. Nước ta có các khối khí hoạt động theo mùa hình thành mùa gió chính là
A. gió mùa đông và gió mùa hạ.
B. gió mùa lạnh và gió mùa nóng.
C. gió mùa xuân và gió mùa thu.
D. gió mùa đông và gió mùa thu.
Câu 3. Hệ sinh thái tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc là
A. rừng nhiệt đới gió mùa.
B. rừng ôn đới ẩm.
C. rừng cận nhiệt.
D. rừng lá kim núi cao.
Câu 4. Giải pháp nào dưới đây là giải pháp bảo vệ tài nguyên nước?
A. Hạn chế sử dụng nước trong sản xuất.
B. Xử lí nước thải sản xuất, sinh hoạt.
C. Sử dụng phân hóa học trồng cây.
D. Sử dụng lãng phí nước.
Câu 5. Hiện nay, cơ cấu giới tính nước ta đang có tình trạng gì?
A. Mất cân bằng giới tính khi sinh.
B. Cân bằng giới tính khi sinh.
C. Giới tính khi sinh khá cân bằng.
D. Giới tính khi sinh chệnh lệch ít.
Câu 6. Năng suất lao động xã hội ở nước ta hiện nay như thế nào?
A. Tăng trưởng nhanh, đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á.
B. Đã có tăng trưởng khá, nhưng vẫn còn thấp so với một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
C. Tăng trưởng chậm, vẫn còn thấp so với khu vực châu Á.
D. Tăng trưởng nhanh, đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á nhưng vẫn còn thấp so với khu vực châu Á.
Câu 7. Về phương diện quản lí, cấp Trung ương không quản lí
A. Đà Nẵng.
B. Hải Phòng.
C. Cần Thơ.
D. Bắc Ninh.
Câu 8. Tại sao phải chuyển dịch cơ cấu nước ta?
A. Cải thiện chất lượng tăng trưởng kinh tế.
B. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
C. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững.
D. Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Câu 9. Việc đóng cửa rừng tự nhiên nước ta được thực hiện từ năm
A. 2005
B. 2006
C. 2007
D. 2008
Câu 10. Theo luật Lâm nghiệp, đóng cửa rừng tự nhiên là
A. dừng khai thác gỗ tự nhiên trong thời gian nhất định bằng quyết định cơ quan nhà nước.
B. dừng khai thác gỗ tự nhiên trong thời gian dài bằng quyết định cơ quan nhà nước.
C. dừng khai thác gỗ tự nhiên trong thời gian ngắn định bằng quyết định cơ quan nhà nước.
D. dừng khai thác gỗ tự nhiên trong thời gian 3 tháng bằng quyết định cơ quan nhà nước.
Câu 11. Vùng sinh thái nông nghiệp nước ta được hình thành không dựa trên sự khác biệt về điều kiện
A. sinh thái nông nghiệp.
B. kinh tế - xã hội.
C. chuyên môn hóa sản xuất.
D. đối tượng tham gia sản xuất.
Câu 12. Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp, khu vực nào chiếm tỉ trọng lớn thứ hai?
A. Kinh tế quốc doanh.
B. Kinh tế Nhà nước.
C. Kinh tế ngoài Nhà nước.
D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 13. : Ý nào dưới đây không đúng khi nói về đặc điểm của ngành dệt, may ở nước ta?
A. Sản phẩm chính là sợi, vải,…
B. Phát triển mạnh ở miền Trung.
C. Đa dạng sản phẩm.
D. Được hình thành từ sớm.
Câu 14. Bể than nào dưới đây không phân bố ở nước ta
A. Cửu Long.
B. Bắc Ninh.
C. Đông Bắc.
D. Lạng Sơn.
Câu 15. Địa phương nào dưới đây không có lịch sử phát triển công nghiệp lâu đời?
A. Hải Phòng.
B. Bắc Ninh.
C. Hà Nội.
D. Đồng Nai.
Câu 16. Tăng cường chuyên môn hóa và đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp đều có chung một tác động là
A. Khai thác tốt hơn các điều kiện tự nhiên.
B. Giảm thiểu rủi ro thị trường.
C. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động
D. Trở thành nông nghiệp sản xuất hàng hóa.
Câu 17. Năng suất lao động khai thác thủy sản nước ta còn thấp chủ yếu là do
A. Môi trường bị suy thoái, nguồn thủy sản giảm.
B. Hệ thống cảng cá chưa đáp ứng được nhu cầu.
C. Chế biến thủy sản chất lượng còn hạn chế.
D. Phương tiện khai thác chưa được đổi mới.
Câu 18. Nguyên nhân nào sau đây làm cho cây công nghiệp lâu năm có vai trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp?
A. Năng suất cao hơn cây công nghiệp hàng năm.
B. Có nhiều thuận lợi phát triển hơn cây trồng khác.
C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
D. Giá trị sản xuất cao hơn cây công nghiệp hàng năm.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đọc đoạn thông tin sau:
“Hiện nay, số dân trên thế giới vẫn tiếp túc tăng nhanh. Đến năm 2021, dân số thế giới đạt 7,89 tỉ người, tỉ lệ gia tăng dân số là 0,9%. Có nhiều nhân tố tác động đến sự gia tăng dân số trên thế giới, trong đó có sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các nhóm nước”.
a) Nhóm nước phát triển thường có tỷ lệ sinh cao.
b) Gia tăng cơ học là nguyên nhân chính làm cho dân số thế giới tăng nhanh.
c) Nếu tỉ lệ gia tăng dân số không thay đổi thì số dân trên thế giới đạt 7,96 tỉ người năm 2022.
d) Điều kiện tự nhiên, môi trường sống, phong tục tập quán, ý tế, giáo dục,… đều có tác động đến sự gia tăng dân số.
Câu 2. Cho bảng số liệu
Trị giá xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá của nước ta giai đoạn 2010 – 2021
(Đơn vị: tỉ USD)
Năm Tiêu chí | 2010 | 2015 | 2020 | 2021 |
Trị giá xuất khẩu | 72,2 | 162 | 282,6 | 336,1 |
Trị giá nhập khẩu | 84,8 | 165,7 | 262,8 | 332,9 |
(Nguồn: Niên giám thông kê Việt Nam năm 2011, năm 2022)
a) Trị giá xuất khẩu có tốc độ tăng chậm hơn trị giá nhập khẩu trong giai đoạn 2010 – 2021.
b) Hoạt động ngoại thương có sự thay đổi tích cực, từ xuất siêu, hiện nay Việt Nam trở thành nước nhập siêu.
c) Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện trị giá xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2010 – 2021 là biểu đồ cột ghép.
d) Tổng trị giá xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta tăng liên tục trong giai đoạn 2010 – 2021.
Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau
“Vùng chuyên canh mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa. Nhờ các vùng chuyên canh này, chúng ta sẽ sản xuất ra một khối lượng hàng hóa nông sản tập trung, số lượng lớn. Cùng với đó, việc áp dụng các khoa học, công nghệ hiện đại vào những địa điểm này sẽ dễ dàng hơn, tiết kiệm chi phí hơn, và mang lại một hiệu quả tuyệt vời hơn. Khi tạo ra một vùng chuyên dụng, đội ngũ lao động cũng được chuyên môn hóa và có điều kiện để nâng cao trình độ tay nghề nhằm phục vụ tốt cho công việc sản xuất nông nghiệp hơn. Bên cạnh đó, vùng chuyên canh cũng đặt ra nhiều thách thức mới cho chúng ta, từ sâu bệnh, thiên tai, điều kiện tự nhiên bên ngoài không thuận lợi sẽ mang đến những hậu quả to lớn. Do đó, chúng ta cần có những chiến lược, chính sách chiến đấu hiệu quả với những thách thức này để mang lại lợi ích tốt nhất từ các vùng chuyên canh nông nghiệp”.
a. Vùng chuyên canh có ý nghĩa lớn trong nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa.
b. Vùng chuyên canh tạo ra khối lượng hàng hóa lớn gắn với công nghiệp chế biến.
c. Vùng chuyên canh dễ dàng thích ứng với thiên tai.
d. Vùng chuyên canh là hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cao nhất.
Câu 4. Cho bảng số liệu dưới đây:
| 2001 | 2010 | 2020 | 2021 | 2022 | |||||
Số lao động | Cơ cấu % | Số lao động | Cơ cấu % | Số lao động | Cơ cấu % | Số lao động | Cơ cấu % | Số lao động | Cơ cấu % | |
Nông nghiệp | 24,469 | 62,7 | 23,896 | 48,7 | 14,15 | 28,3 | 14,18 | 29 | 14,1 | 27,6 |
CN – xây dựng | 5,555 | 14,5 | 10,629 | 21,7 | 16,51 | 33 | 16,26 | 33 | 17 | 33,3 |
Dịch vụ | 8,538 | 22,8 | 14,523 | 29,6 | 19,38 | 38,7 | 18,58 | 38 | 19,9 | 39,1 |
Tổng số | 38,562 | 100 | 49,048 | 100 | 50,04 | 100 | 49,02 | 100 | 51 | 100 |
(Nguồn: Niên giám thống kê 2001, 2011, 2021, 2022)
a. Tỉ trọng lao động trong nông nghiệp tăng.
b. Tỉ trọng lao động trong công nghiệp – xây dựng giảm.
c. Tỉ trọng lao động trong dịch vụ giảm.
d. Tổng số lao động nông nghiệp, công nghiệp – xây dựng, dịch vụ tăng.
PHẦN III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Năm 2020, Việt Nam có 97,6 triệu người và sản lượng lương thực đạt 47,3 triệu tấn. Bình quân lương thực trên đầu người ở nước ta năm 2020 là bao nhiêu kg/ người?
Câu 2. Cho bảng số liệu
Trị giá xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá của nước ta giai đoạn 2010 – 2021
(Đơn vị: tỉ USD)
Năm Tiêu chí | 2010 | 2015 | 2020 | 2021 |
Trị giá xuất khẩu | 72,2 | 162 | 282,6 | 336,1 |
Trị giá nhập khẩu | 84,8 | 165,7 | 262,8 | 332,9 |
(Nguồn: Niên giám thông kê Việt Nam năm 2011, năm 2022)
Tính cán cân xuất nhập khẩu của nước ta năm 2021.
Câu 3. Năm 2020, tỉ suất sinh thô của Việt Nam là 16,3‰ và tỉ suất tử thô là 6,06‰. Tín tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên của nước ta năm 2020. (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của %).
Câu 4. Năm 2021, Việt Nam có trị giá xuất khẩu là 336,1 tỉ USD và trị giá nhập khẩu là 332,9 tỉ USD. Tính tỉ trọng trị giá xuất khẩu của nước ta năm 2021. (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của %).
Câu 5. Năm 2021, diện tích đất tự nhiên của nước ta là 33134,5 nghìn ha, số dân là 98,5 triệu người. Tính mật độ dân số nước ta năm 2021. (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của người/km2 ).
Câu 6. Năm 2021, nước ta có diện tích gieo trồng lúa là 7,2 triệu ha, sản lượng lúa là 43,9 triệu tấn. Tính năng suất lúa của nước ta năm 2021. (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của tạ/ha).
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: ĐỊA LÍ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
--------------------------------------
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
MÔN: ĐỊA LÍ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | ||||||||
PHẦN I | PHẦN II | PHẦN III | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Nhận thức khoa học địa lí | 2 | 5 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Tìm hiểu địa lí | 4 | 1 | 4 | 0 | 6 | 3 | 0 | 3 | 0 |
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 0 | 1 | 1 | 1 | 0 | 5 | 0 | 0 | 3 |
TỔNG | 6 | 7 | 5 | 2 | 6 | 8 | 0 | 3 | 3 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: ĐỊA LÍ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | |||||||||
Nhận thức khoa học địa lí | Tìm hiểu địa lí | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | |||||
CHƯƠNG 1: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN | 4 | 0 | 0 | 4 | 0 | 0 | |||||||
Bài 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ | Nhận biết | Nhận biết được vị trí địa lí của nước ta. | 1 | C1 | |||||||||
Thông hiểu | |||||||||||||
Vận dụng | |||||||||||||
Bài 2. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa | Nhận biết | Nhận biết được các loại gió thổi vào nước ta | 1 | C2 | |||||||||
Thông hiểu | |||||||||||||
Vận dụng | |||||||||||||
Bài 3. Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên | Nhận biết | Nhận biết được hệ sinh thái tiêu biểu ở lãnh thổ phía bắc nước ta. | 1 | C3 | |||||||||
Thông hiểu | |||||||||||||
Vận dụng | . | ||||||||||||
Bài 5. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường | Nhận biết | Nhận biết được giải pháp bảo vệ tài nguyên nước. | 1 | C4 | |||||||||
Thông hiểu | |||||||||||||
Vận dụng | |||||||||||||
CHƯƠNG 2: ĐỊA LÍ DÂN CƯ | 3 | 8 | 2 | 3 | 8 | 2 | |||||||
Bài 7. Dân số Việt Nam | Nhận biết | Nhận biết được tỷ lệ sinh của các nhóm nước | Nhận biết được cơ cấu giới tính ở nước ta. | Nhận biết được nguyên nhân chính làm dân số thế giới tăng | 1 | 2 | C5 | C1a, b | |||||
Thông hiểu | Chỉ ra được các điều kiện làm dân số thế giới tăng. Biết được tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta. | 2 | 1 | C2c, d | C3 | ||||||||
Vận dụng | Biết được mật độ dân số ở nước ta. | 1 | C5 | ||||||||||
Bài 8. Lao động Việt Nam | Nhận biết | Nhận biết được năng suất lao động ở nước ta. | 1 | C6 | |||||||||
Thông hiểu | |||||||||||||
Vận dụng | Đưa ra được tỷ trọng lao động trong các ngành kinh tế. | Sự phát triển của lao động trong ngành kinh tế. | 4 | C4 | |||||||||
Bài 9: Đô thị hóa | Nhận biết | ||||||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được các đơn vị hành chính ở nước ta. | 1 | C7 | ||||||||||
Vận dụng | |||||||||||||
CHƯƠNG 3: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ | 11 | 8 | 4 | 11 | 8 | 4 | |||||||
Bài 11: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế | Nhận biết | ||||||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được nguyên nhân chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta. | Chỉ ra được giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu ở nước ta. - Biết được cán cân xuất nhập khẩu ở nước ta. | 1 | 4 | 1 | C8 | C2 | C2 | |||||
Vận dụng | Biết đươc giá trị xuất khẩu ở nước ta. | 1 | C4 | ||||||||||
Bài 12: Vấn đề phát triển nông nghiệp | Nhận biết | ||||||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được thời gian nước ta thực hiện đóng cửa rừng. | Chỉ ra được bình quân lương thực trên đầu người ở nước ta. | 1 | 1 | C9 | C1 | |||||||
Vận dụng | Chỉ ra được vai trò của cây công nghiệp lâu năm. - Biết được năng suất lúa ở nước ta. | 1 | 1 | C18 | C6 | ||||||||
Bài 13: Vấn đề phát triển lâm nghiệp và thuỷ sản | Nhận biết | ||||||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được khái niệm đóng cửa rừng | 1 | C10 | ||||||||||
Vận dụng | Chỉ ra được nguyên nhân suy giảm năng suất thuỷ sản nước ta. | 1 | C17 | ||||||||||
Bài 14: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp | Nhận biết | ||||||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được điều kiện hình thành vùng sinh thái nông nghiệp | 1 | C11 | ||||||||||
Vận dụng | Chỉ ra được tác động của chuyên môn hoá đối với nông nghiệp. | Chỉ ra được sự phát triển của các vùng chuyên canh trong nông nghiệp. | 1 | 4 | C16 | C3 | |||||||
Bài 16: Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp | Nhận biết | ||||||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được cơ cấu giá trị công nghiệp. | 1 | C12 | ||||||||||
Vận dụng | Chỉ ra được địa phương không có lịch sự khai thác công nghiệp lâu đời. | 1 | C15 | ||||||||||
Bài 17: Một số ngành công nghiệp | Nhận biết | ||||||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được đặc điểm không đúng của ngành dệt may | 1 | C13 | ||||||||||
Vận dụng | Chỉ ra được phân bố các mỏ than ở nước ta. | 1 | C14 | ||||||||||