Đề thi giữa kì 1 địa lí 12 chân trời sáng tạo (Đề số 4)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Địa lí 12 chân trời sáng tạo Giữa kì 1 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 giữa kì 1 môn Địa lí 12 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, câu hỏi trả lời ngắn, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án địa lí 12 chân trời sáng tạo

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

ĐỊA LÍ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………   Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. 

Câu 1. Vùng biển nước ta bao gồm

A. nội thủy, lãnh hải, vùng gần lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

B. nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

C. nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng kinh tế và thềm lục địa.

D. nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng đất.

Câu 2.  Đâu không phải là ảnh hưởng của vị trí địa lý nước ta đối với tự nhiên?

A. Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. Tài nguyên khoáng sản hạn chế.

C. Tài nguyên sinh vật đa dạng.

D. Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

Câu 3.  Luật Biển Việt Nam được Quốc hội thông qua vào ngày nào?

A. 21/6/2012.

B. 22/6/2012.

C. 26/2/2012.

D. 16/6/2012.

Câu 4. Nước ta mạng lưới sông ngòi dày đặc với bao nhiêu con sông có chiều dài từ 10km trở lên?

A. 2360

B. 2370

C. 2380

D. 2390

Câu 5. Đâu không phải là khó khăn của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa?

A. Thiên tai gây thiệt hại tới sản xuất và đời sống.

B. Bệnh dịch thường xuất hiện.

C. Thời tiết thất thường trở ngại cho sản xuất.

D. Khu vực có tài nguyên sinh vật phong phú.

Câu 6. Nguyên nhân đất đai nước ta dễ bị suy thoái do

A. Nhiệt ẩm cao, mưa lớn.

B. Nhiệt ẩm thấp, mưa ít.

C. Nhiệt ẩm thấp, mưa lớn.

D. Nhiệt ẩm cao, mưa ít.

Câu 7. Ranh giới của miền Trung và Bắc Trung Bộ 

A. từ ranh giới miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ đến dãy Trường Sơn.

B. từ ranh giới miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ đến dãy Hoành Sơn.

C. từ ranh giới miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ đến dãy Bạch Mã.

D. từ ranh giới miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ đến đèo Ngang.

Câu 8. Các vùng núi cao có thể phát triển nông nghiệp ôn đới do

A. Khí hậu và độ cao địa hình.

B. Vị trí và độ cao địa hình.

C. Con người và độ cao địa hình.

D. Nhiệt độ và độ cao địa hình.

Câu 9. Tỉnh nào sau đây có thể phát triển tổng hợp kinh tế biển?

A. Lâm Đồng.

B. Bắc Giang.

C. Hải Phòng.

D. Lạng Sơn.

Câu 10. Tổng trữ lượng tiềm năng dưới đất khoảng

A. 91m3/năm.

B. 92m3/năm.

C. 93m3/năm.

D. 94m3/năm.

Câu 11. Hành vi nào sau đây không sử dụng hợp lí tài nguyên nước?

A. Tuân thủ luật bảo vệ nước.

B. Xả nước thải ra môi trường.

C. Sử dụng tiết kiệm nguồn nước.

D. Quản lý tài nguyên nước.

Câu 12. Vùng nào có mật độ dân số thấp nhất?

A. Đông Nam Bộ.                                         

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Tây Nguyên.                                             

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 13. Dân số nước ta đang có xu hướng già hóa do

A. Phát triển kinh tế, điều kiện sống.

B. Do tỉ lệ sinh thấp.

C. Chính sách nhà nước.

D. Theo lối sống phương Tây.

Câu 14. Cơ cấu dân số vàng là cơ cấu khi

A. Tỉ số phụ thuộc trên 60%.

B. Tỉ số phụ thuộc dưới 50%.

C. Tỉ số phụ thuộc trên 60%.

D. Tỉ số phụ thuộc dưới 50%.

Câu 15. Trong bối cảnh hội nhập và Cách mạng công nghiệp 4.0, chất lượng lao động lao động ở Việt Nam như thế nào?

A. Được cải thiện rõ rệt.

B. Tiếp thu nhanh các thành tựu công nghệ.

C. Còn nhiều hạn chế.

D. Có nhiều chuyển biến tích cực.

Câu 16. Đâu không phải là một trong những rào cản, hạn chế trong dịch chuyển lao động?

A. Phần lớn lao động di cư chỉ đăng ký tạm trú, không có hộ khẩu, gặp khó khăn về nhà ở, học tập, chữa bệnh.

B. Trình độ học vấn của lao động di cư thấp và phần đông chưa qua đào tạo nghề.

C. Các khu công nghiệp và khu chế xuất – nơi sử dụng đến 70% lao động di cư không có dịch vụ hạ tầng xã hội.

D. Lao động di cư ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản.

Câu 17. Nội dung nào dưới đây là ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa đến phát triển kinh tế xã hội?

A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.                 

B. Sức ép về việc làm.

C. Không đổi cơ cấu giới tính.                     

D. Ô nhiễm môi trường.

Câu 18. Mạng lưới đô thị Việt Nam có không đặc điểm nào dưới đây?

A. Số lượng đô thị tăng khá nhanh.               

B. Phân loại đô thị thành 5 loại.

C. Mạng lưới phân bố khắp cả nước.             

D. Phân bố khác nhau giữa các vùng.

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1.  Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Nước ta nằm ở phía đông của bán đảo Đông Dương, phần đất liền tiếp giáp với 3 quốc gia. Trên biển, Việt Nam có chung Biển Đông với nhiều quốc gia khác. Nước ta nằm ở vị trí chung chuyển của các tuyến đường hàng hải và hàng không quốc tế, cũng như các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á”.

a. Ba quốc gia tiếp giáp với nước ta trên đất liền là: Trung Quốc, Thái Lan, Lào.

b. Nước ta là cửa ngõ thông ra biển của một số quốc gia trong khu vực.

c. Vị trí địa lí đã tạo thuận lợi cho nước ta mở rộng giao lưu, phát triển các ngành kinh tế biển.

d. Vị trí địa lí đã tạo nhiều thuận lợi cho nước ta trong việc bảo vệ an ninh quốc phòng.

Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

  “Sự phân hóa của thiên nhiên theo chiều Đông – Tây được thể mhiện khá rõ ở vùng đồi núi nước ta. Vùng núi Đông Bắc là nơi có mùa đông lạnh nhất cả nước, về mùa đông nhiệt độ hạ xuống rất thấp, thời tiết hanh khô, thiên nhiên mang tính chất cận nhiệt đới gió mùa. Vùng núi Tây Bắc có mùa đông tương đối ấm và khô hanh, ở các vùng núi thấp cảnh quan mang tính chất nhiệt đới gió mùa, tuy nhiên ở các vùng núi cao cảnh quan thiên nhiên lại giống vùng ôn đới”.

a. Vùng núi Đông Bắc có mùa đông lạnh nhất cả nước do vị trí địa lí kết hợp với hướng núi.

b. Vùng núi Tây Bắc có mùa đông ấm hơn, khô hanh do vị trí và ảnh hưởng của các dãy núi hướng tây bắc – đông nam đã ngăn cản gió mùa Đông Bắc.

c. Vùng núi cao Tây Bắc có nhiệt độ hạ thấp do gió mùa Đông Bắc kết hợp độ cao địa hình.

d. Tại các vùng núi cao Tây Bắc có nhiệt độ hạ thấp do địa hình cao hút gió từ các hướng tới.

Câu 3. Đọc đoạn tư liệu dưới đây: 

“Con người cần khai thác những thuận lợi của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa vào các hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Đây là điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển nền nông nghiệp toàn diện, sản xuất nông nghiệp hàng hóa để đáp ứng nhu cầu trong nước và tạo nhiều mặt hàng xuất khẩu”.

a. Thuận lợi của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa là nền nhiệt, ẩm dồi dào, đất đai màu mỡ, nguồn nước phong phú.

b. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tạo điều kiện để sản xuất nông nghiệp được tiến hành quanh năm theo hình thức thâm canh, tăng vụ.

c. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa giúp cho sản xuất nông nghiệp có năng suất cao, ổn định, ít rủi ro.

d. Nước ta có thể sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm.

Câu 4. Cho đoạn thông tin sau:

“Tăng trưởng kinh tế đô thị những năm gần đây đều trên 10%, cao gấp 1,5 – 2 lần so với mặt bằng chung của cả nước. Các đô thị đóng góp quan trọng trong việc giải quyết việc làm, tăng phúc lợi xã hội, tạo đột phá đối với việc thu hút đầu tư, phát triển khoa học – công nghệ, kinh tế khu vực đô thị đóng góp khoảng 70% GDP cả nước. Tuy nhiên, làm thế nào để tăng trưởng đô thị mà không gây sức ép tới tài nguyên, cơ sở hạ tầng và dịch vụ,.... vẫn là câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp".

(Nguồn: “Để đô thị thực sự trở thành động lực phát triển”, Trang thông tin kinh tế của Thông tấn xã Việt Nam, ngày 7-11-2023)

a) Các đô thị đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước.

b) Lối sống đô thị đang làm cho các vùng nông thôn thay đổi theo chiều hướng xấu, chất lượng cuộc sống sa sút,...

c) Các đô thị cũng đang đóng góp quan trọng vào vấn đề an sinh xã hội.

d) Đô thị phát triển nhanh, phân tán sẽ làm cho việc sử dụng đất đai không hợp lí, hạn chế cơ hội cho thế hệ tương lai,...

PHẦN III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. 

Câu 1. Bạn C và D đi xem hòa nhạc tại Trung Quốc vào lúc 20 giờ 20/2/2023, bạn C nhận được điện thoại từ bố lúc 19 giờ 30 phút. Em hãy tính thời gian bố bạn C gọi cho bạn tại Việt Nam? (biết Trung Quốc thuộc múi giờ số 8)

Câu 2. Cho bảng số liệu sau:

Diện tích và dân số một số địa phương nước ta năm 2022

Vùng

Vinh Phúc

Thừa Thiên Huế 

Lâm Đồng

Dân số (nghìn người)

1 197,62

1 160,22

1 332,53

Diện tích (km2)

1 236,00

4 947,11

9 781,20

Tính mật độ dân số của Vĩnh Phúc theo bảng số liệu trên?

Câu 3. Cho bảng số liệu sau:

Tỉ suất sinh và tỉ suất tử ở Đồng bằng Sông Hồng, giai đoạn 2010 - 2021

Năm

2010

2015

2021

Tỉ suất sinh

16,70

16,20

17,30

Tỉ suất tử

7,10

7,40

6,60

Tính tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ở Đồng bằng sông Hồng năm 2021?

Câu 4. Cho bảng số liệu sau:

Nước

Dân số (triệu người)

Tổng sản phẩm trong nước (triệu USD)

Pháp

59,2

1 294 246

Tính thu nhập bình quân đầu người của nước Pháp?

Câu 5. Cho bảng số liệu sau:

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của nước ta (đơn vị: tỉ đồng)

Ngành

2000

2005

Nông nghiệp

129140.5

183342.4

Lâm nghiệp

7673.9

9496.2

Thủy sản

26498.9

63549.2

Tính tỉ trọng ngành thủy sản trong tổng giá trị sản xuất năm 2000?

Câu 6. Cho bảng số liệu sau:

Giá trị sản xuất ngành lương thực (đơn vị: tỉ đồng)

Năm

Lương thực

1990

33289,6

1995

42110,4

Tính tốc độ tăng trưởng của Lương thực năm 1995 so với năm 1990?

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY

MÔN: ĐỊA LÍ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN I

PHẦN II

PHẦN III

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận thức khoa học địa lí 

2

5

0

1

0

0

0

0

0

Tìm hiểu địa lí

4

1

4

0

6

3

0

3

0

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

0

1

1

1

0

5

0

0

3

TỔNG

6

7

5

2

6

8

0

3

3

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

MÔN: ĐỊA LÍ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số ý/câu

Câu hỏi

Nhận thức khoa học địa lí

Tìm hiểu địa lí 

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai

(số ý)

TN ngắn

(số câu)

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai (số ý)

TN ngắn

(số câu)

 

CHƯƠNG 1: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

11

12

1

11

12

1

Bài 1.

Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Nhận biết

Xác định được đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Việt Nam trên bản đồ.

1

C1

 

Thông hiểu

Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.

1

2

C2

C1a, C1b

 

Vận dụng

Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.

1

2

1

C3

C1d

C1c

C1

 

Bài 2. 

Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Nhận biết

Trình bày được các biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua khí hậu và các thành phần tự nhiên khác.

1

C4

 

Thông hiểu

Phân tích được ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống.

1

C5

 

Vận dụng

Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ tự nhiên Việt Nam, số liệu thống kê để trình bày đặc điểm thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.

C6

 

Bài 3. 

Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên

Nhận biết

Phân tích được ảnh hưởng của sự phân hoá đa dạng thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội đất nước

1

C7

 

Thông hiểu

Chứng minh được sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên Việt Nam theo Bắc

Nam, Đông - Tây, độ cao.

1

3

C8

C2a, C2b, C3a

 

Vận dụng

.

Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ tự nhiên Việt Nam, số liệu thống kê để chứng minh sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta.

1

5

1

C9

C2c,  C2d, C3b, C3c, C3d

 

Bài 5. 

Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường

Nhận biết

Nêu được một số giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên ở nước ta.

1

C10

 

Thông hiểu

Nêu được một số giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên ở nước ta.

1

C11

 

Vận dụng

Nêu được các giải pháp bảo vệ môi trường.

Chứng minh và giải thích được hiện trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam.

 

CHƯƠNG 2: ĐỊA LÍ DÂN CƯ

7

4

5

4

4

5

Bài 6.

Dân số Việt Nam 

Nhận biết

1

C12

 

Thông hiểu

Trình bày được đặc điểm dân số, phân tích các thế mạnh và hạn chế về dân số.

1

2

C13

C2, C3

 

Vận dụng

Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ dân cư Việt Nam, số liệu thống kê để nhận xét, giải thích về đặc điểm dân số Việt Nam.

1

C14

 

Bài 7. 

Lao động Việt Nam

Nhận biết

 

Thông hiểu

Trình bày được đặc điểm nguồn lao động; phân tích được tình hình sử dụng lao động theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo thành thị và nông thôn ở nước ta.

Phân tích được các biểu đồ, bảng số liệu về lao động và việc làm.

1

2

C15

C4, C6

 

Vận dụng

Phân tích được vấn đề việc làm ở nước ta.

1

1

C16

C5

 

Bài 8: Đô thị hóa 

Nhận biết

Trình bày được đặc điểm đô thị hoá ở Việt Nam và sự phân bố mạng lưới đô thị.

1

1

C17

4c

 

Thông hiểu

Phân tích được ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế - xã hội.

1

1

C18

4a

 

Vận dụng

Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ dân cư Việt Nam, số liệu thống kê để  nhận xét và giải thích về đô thị hoá ở nước ta.

2

4b,4d

 
                  

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Địa lí 12 Chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay