Đề thi cuối kì 2 công dân 9 chân trời sáng tạo (Đề số 5)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 9 chân trời sáng tạo Cuối kì 2 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 học kì 2 môn Công dân 9 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Vi phạm pháp luật dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới:
A. các quan hệ công vụ và nhân thân.
B. các quy tắc quản lí nhà nước.
C. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
D. các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.
Câu 2 (0,25 điểm). Người sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm thì bị phạt tù bao nhiêu năm?
A. Từ 1 – 2 năm.
B. Từ 2 – 3 năm.
C. Từ 2 – 5 năm.
D. Từ 2 – 7 năm.
Câu 3 (0,25 điểm). Thực hiện không đúng các quy định trong hợp đồng thuê nhà là vi phạm nào?
A. Vi phạm pháp luật hành chính.
B. Vi phạm pháp luật dân sự.
C. Vi phạm pháp luật hình sự.
D. Vi phạm kỷ luật.
Câu 4 (0,25 điểm). Nghĩa vụ mà các cá nhân, cơ quan, tổ chức vi phạm pháp luật phải gánh chịu hậu quả do do Nhà nước quy định từ hành vi vi phạm pháp luật của mình được gọi là:
A. trách nhiệm pháp lí.
B. vi phạm pháp luật.
C. trách nhiệm gia đình.
D. vi phạm đạo đức.
Câu 5 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây là vi phạm hình sự?
A. Sản xuất buôn bán hàng giả có giá trị tương đương hàng thật 32 triệu đồng.
B. Bên mua không trả tiền đúng phương thức như thỏa thuận.
C. Công chức nhà nước thường đi làm trễ giờ.
D. Vi phạm quy định về an toàn giao thông.
Câu 6 (0,25 điểm). Trách nhiệm của người nộp thuế bao gồm những hành vi nào?
A. Nộp thuế đúng hạn và đúng số tiền quy định.
B. Chỉ cần khai báo thu nhập mà không cần nộp thuế.
C. Lựa chọn thời điểm phù hợp để nộp thuế.
D. Từ chối nộp thuế nếu không đồng ý với mức thuế suất.
Câu 7 (0,25 điểm). Giao hàng không đúng chủng loại, mẫu mã của hợp đồng mua bán hàng hóa là:
A. Vi phạm kỉ luật.
B. Vi phạm pháp luật hình sự.
C. Vi phạm pháp luật dân sự.
D. Vi phạm pháp luật hành chính.
Câu 8 (0,25 điểm). Trường hợp nào sau đây là vi phạm hình sự?
A. Đi xe máy chở 3 người.
B. Đánh người gây thương tích 12%.
C. Công chức vi phạm thời giờ làm việc.
D. Đi xe vào đường một chiều.
Câu 9 (0,25 điểm). Quyền tự do kinh doanh là quyền của công dân được lựa chọn:
A. hợp tác kinh doanh với bất kì ai.
B. kinh doanh bất cứ mặt hàng gì.
C. kinh doanh mà không cần đóng thuế.
D. hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh.
Câu 10 (0,25 điểm). Cơ quan nào dưới đây có quyền tuyên phạt đối với người phạm tội?
A. Quốc hội
B. Chính phủ
C. Viện Kiểm sát
D. Toà án.
Câu 11 (0,25 điểm). Thuế thu nhập cá nhân được áp dụng đối với đối tượng nào sau đây?
A. Chỉ người có thu nhập từ kinh doanh.
B. Người có thu nhập vượt mức miễn thuế theo quy định.
C. Người nhận trợ cấp xã hội.
D. Người không có thu nhập cố định.
Câu 12 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây vi phạm quy định của Nhà nước về kinh doanh?
A. Buôn bán vũ khí, thuốc nổ.
B. Sản xuất hàng gia dụng.
C. Mở dịch vụ vận tải.
D. Bán đồ ăn nhanh.
Câu 13 (0,25 điểm). Cửa hàng tạp hóa cạnh nhà em thường xuyên bán thuốc lá cho một nhóm học sinh để sử dụng. Là người hiểu về quyền tự do kinh doanh, em cần làm gì?
A. Góp ý, phê bình nhắc nhở chủ cửa hàng.
B. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.
C. Giả vờ như không biết để tránh phiền phức.
D. Nhờ bố mẹ báo với lực lượng chức năng để giải quyết.
Câu 14 (0,25 điểm). Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp mà trong đó Nhà nước sở hữu:
A. Trên 60% vốn điều lệ.
B. Trên 50% vốn điều lệ.
C. Trên 40% vốn điều lệ.
D. Trên 30% vốn điều lệ.
Câu 15 (0,25 điểm). Trường hợp nào dưới đây không phải là vi phạm pháp luật?
A. Anh T uống rượu say, đi xe máy gây tai nạn.
B. Bạn M 16 tuổi đi xe đạp điện cô ý không đội mũ bảo hiểm.
C. Do mâu thuẫn cá nhân, P uống rượu và có ý định đánh G để trả thù.
D. Chị H sản xuất, buôn bán lương thực, thực phẩm giả.
Câu 16 (0,25 điểm). Mục đích chính của việc thu thuế là gì?
A. Để cơ quan nhà nước tăng nguồn thu cá nhân.
B. Là một hình thức trừng phạt công dân khi có thu nhập cao.
C. Đảm bảo tài chính cho các hoạt động của nhà nước và phục vụ lợi ích xã hội.
D. Chỉ nhằm duy trì hoạt động của các cơ quan chính quyền.
Câu 17 (0,25 điểm). Xem tài liệu trong giờ kiểm tra là:
A. Vi phạm kỉ luật.
B. Vi phạm pháp luật hành chính.
C. Vi phạm pháp luật dân sự.
D. Vi phạm pháp luật hình sự.
Câu 18 (0,25 điểm). Nếu cá nhân không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, hậu quả pháp lý nào có thể xảy ra?
A. Chỉ bị nhắc nhở mà không có hình phạt.
B. Bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy mức độ vi phạm.
C. Không chịu bất kỳ hậu quả nào nếu tự nguyện khắc phục sau đó.
D. Chỉ cần nộp thuế bổ sung mà không bị xử phạt.
Câu 19 (0,25 điểm). Một người thợ sửa xe gian manh đã cố tình sửa phanh xe cho một ông khách một cách gian dối, cẩu thả; với mục đích là để người khách này còn tiếp tục quay lại tiệm anh ta để sửa xe. Do phanh xe không an toàn nên sau đó chiếc xe đã lao xuống dốc gây chết vị khách xấu số. Trường hợp trách nhiệm pháp lý ở đây là:
A. Trách nhiệm hành chính.
B. Trách nhiệm hình sự.
C. Trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự.
D. Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự.
Câu 20 (0,25 điểm). Bà H mở cửa hàng và đăng kí kinh doanh với mặt hàng vật liệu xây dựng nhưng bà còn kinh doanh thêm mặt hàng hải sản đông lạnh. Hàng tháng bà chỉ nộp thuế đầy đủ với mặt hàng vật liệu xây dựng. Vậy hành vi của bà H đã vi phạm quy định của Nhà nước về:
A. đạo đức trong kinh doanh.
B. mặt hàng kinh doanh.
C. đăng kí và đóng thuế các mặt hàng kinh doanh.
D. quyền công dân trong kinh doanh.
Câu 21 (0,25 điểm). Thực hiện không đúng các hợp đồng thuê nhà là:
A. Vi phạm pháp luật hình sự.
B. Vi phạm pháp luật hành chính.
C. Vi phạm pháp luật dân sự.
D. Vi phạm kỉ luật.
Câu 22 (0,25 điểm). Cửa hàng Q bán thuốc chữa bệnh cho người dân thấy có nhân viên tiếp thị tại 1 nơi khác đến tiếp thị thuốc giả nhưng mẫu mã như thuốc thật, thấy vậy bà chủ cửa hàng Q đã mua số thuốc giả đó về bán cho người dân nhằm thu lợi nhuận cao. Nếu bị cơ quan chức năng phát hiện, người dân tố cáo thì chủ cửa hàng Q bị phạt bao nhiêu năm?
A. Từ 1 – 5 năm.
B. Từ 2 – 3 năm.
C. Từ 2 – 4 năm.
D. Từ 2 – 7 năm.
Câu 23 (0,25 điểm). Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm mục đích gì?
A. phạt tiền người vi phạm.
B. buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, phải chịu những thiệt hại nhất định; giáo dục răn đe những người khác.
C. lập lại trật tự xã hội.
D. ngăn chặn người vi phạm có thể có vi phạm mới.
Câu 24 (0,25 điểm). Công ty F kinh doanh thêm cả quần áo trong khi giấy phép kinh doanh là sữa các loại. Công ty F đã vi phạm nội dung nào dưới đây?
A. Tự chủ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
B. Chủ động lựa chọn ngành, nghề kinh doanh.
C. Nghĩa vụ kinh doanh đúng ngành, nghề đăng kí.
D. Chủ động lựa chọn quy mô kinh doanh.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm).
a. Theo em, trách nhiệm pháp lí là gì? Có những loại trách nhiệm pháp lí nào?
b. Em hãy cho biết trách nhiệm pháp lí có ý nghĩa gì? Giải thích và nêu ví dụ minh hoạ.
Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy tư vấn cho chủ thể dưới đây thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh hoặc nghĩa vụ nộp thuế.
Chị gái T mang về nhà nhiều loại mĩ phẩm, hóa chất lạ, không có nguồn gốc xuất xứ để sản xuất kem dưỡng da (kem trộn) bán kiếm lời. Sau khi pha trộn xong sản phẩm, chị bảo T mang các sản phẩm này đến trường bán cho bạn bè sử dụng rồi sẽ trả công cho T. T băn khoăn không biết có nên làm theo lời chị hay không.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí | 2 | 1 | 6 | 0 | 4 | 0 | 0 | 0 | 12 | 1 | 6,0 | |
Bài 10: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế | 2 | 0 | 6 | 0 | 4 | 0 | 0 | 1 | 12 | 1 | 4,0 | |
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 | 12 | 0 | 8 | 0 | 0 | 1 | 24 | 4 | 10,0 | |
Điểm số | 1,0 | 3,0 | 2,0 | 0 | 2,0 | 0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | |
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40% | 3,0 điểm 30% | 2,0 điểm 20% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
BÀI 9 | 12 | 1 | ||||
Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí | Nhận biết | - Nhận biết được hành vi vi phạm pháp luật hình sự và dân sự. - Nêu được khái niệm trách nhiệm pháp lí và các loại trách nhiệm pháp lí; ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí và cho ví dụ minh hoạ. | 2 | 1 | C1, C4 | C1 (TL) |
Thông hiểu | - Biết được Bộ luật có hình phạt nghiêm khắc nhất được áp dụng cho các hành vi vi phạm pháp luật. - Biết được những hành vi mà mọi công dân phải chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật và tích cực đấu tranh. - Xác định được trách nhiệm pháp lý đối với người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi. - Nắm được mục đích nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý. - Biết được hành vi thuộc trách nhiệm hành chính. - Xác định được hành vi không vi phạm pháp luật. | 6 | C3, C5, C8, C10, C15, C23 | |||
Vận dụng | - Xác định được các loại hình vi phạm pháp luật. - Xác định được trách nhiệm pháp lí trong trường hợp thực tế. | 4 | C7, C17, C19, C21 | |||
Vận dụng cao | ||||||
BÀI 10 | 12 | 1 | ||||
Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế | Nhận biết | - Nhận biết được khái niệm của thuế. - Biết được mục đích của thuế trong ngân sách nhà nước. | 2 | C2, C9 | ||
Thông hiểu | - Biết được hành vi vi phạm quy định của Nhà nước về kinh doanh. - Biết số vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước. - Xác định được mục đích chính của việc thu thuế. - Biết được trách nhiệm pháp lí khi cá nhân không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. - Xác định được đối tượng phải áp dụng thuế thu nhập cá nhân. - Biết được trách nhiệm của người nộp thuế. | 6 | C6, C11, C12, C14, C16, C18 | |||
Vận dụng | - Xác định được cách xử lí hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tự do kinh doanh. - Xác định được trường hợp nộp thuế cá nhân. - Biết được đặc điểm của quyền ưu đãi thuế. - Xác định hành vi vi phạm pháp luật về quyền kinh doanh trong trường hợp cụ thể. | 4 | C13, C20, C22, C24 | |||
Vận dụng cao | Tư vấn cho chủ thể trong trường hợp thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh hoặc nghĩa vụ nộp thuế. | 1 | C2 (TL) |