Đề thi giữa kì 1 công dân 9 chân trời sáng tạo (Đề số 5)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 9 chân trời sáng tạo Giữa kì 1 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 giữa kì 1 môn Công dân 9 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Câu tục ngữ nào dưới đây nói về khoan dung?
A. Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
D. Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại.
Câu 2 (0,25 điểm). Sống có lí tưởng được hiểu là việc mỗi người.
A. Biết theo đuổi sự giàu có và quyền lực.
B. Thường đặt mục tiêu cá nhân lên trên hết.
C. Phấn đấu để đạt được mục đích cao đẹp.
D. Luôn tìm kiếm được sự quan tâm từ người khác.
Câu 3 (0,25 điểm). Để thực hiện lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay, học sinh cần tránh hành động nào dưới đây?
A. Theo đuổi đam mê và thực hiện ước mơ của mình bằng mọi cách.
B. Tham gia vệ sinh môi trường và các hoạt động bảo vệ thiên nhiên.
C. Chủ động vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống.
D. Lập kế hoạch phấn đấu và rèn luyện bản thân vì ngày mai lập nghiệp.
Câu 4 (0,25 điểm). Hoạt động cộng đồng là:
A. Hoạt động mang tính chất bắt buộc.
B. Hoạt động cộng đồng là hoạt động nhằm mục tiêu mang lại lợi ích chung cho cộng đồng.
C. Hoạt động cộng đồng là những hoạt động đòi hỏi kinh phí rất lớn nên chỉ có các tổ chức mới thực hiện được.
D. Hoạt động cộng động là hoạt động đem lại sự nổi tiếng cho người tham gia.
Câu 5 (0,25 điểm). Sống cởi mở, gần gũi với mọi người và cư xử một cách chân thành, rộng lượng, biết tôn trọng nhau là biện pháp rèn luyện để trở thành người:
A. Có lòng khoan dung.
B. Có lòng yêu tổ quốc.
C. Có lòng hiếu thảo với bố mẹ.
D. Có lòng biết ơn.
Câu 6 (0,25 điểm). Mục tiêu của hoạt động “Giọt hồng ước mơ” là gì?
A. Khám sức khỏe định kì.
B. Chữa bệnh.
C. Hiến máu nhân đạo, tăng cường lưu trữ máu để cứu sống bệnh nhân.
D. Trao đổi, mua bán máu để chữa bệnh.
Câu 7 (0,25 điểm). Ý kiến nào sau đây không đúng về ý nghĩa của việc sống có lí tưởng?
A. Có động lực phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống.
B. Được xã hội ca tụng và trở thành người nổi tiếng.
C. Góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh.
D. Được xã hội công nhận, tôn trọng, tin tưởng.
Câu 8 (0,25 điểm). Để trở thành con người sống có lí tưởng, học sinh không nên làm gì?
A. Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp.
B. Luôn khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
C. Tập trung thời gian cho việc học, không tham gia các hoạt động của tập thể.
D. Lên kế hoạch phấn đấu, rèn luyện bản thân.
Câu 9 (0,25 điểm). Việc làm nào dưới đây biểu hiện người thành niên không có lí tưởng sống cao đẹp?
A. Vận dụng những điều đã học vào thực tiễn.
B. Thắng không kiêu, bại không nản.
C. Luôn sáng tạo trong lao động và trong hoạt động xã hội.
D. Bị cám dỗ bởi những nhu cầu tầm thường.
Câu 10 (0,25 điểm). Hay chê bai, kỳ thị sự khác biệt của người khác là biểu hiện của:
A. Tình yêu.
B. Đoàn kết.
C. Ích kỷ.
D. Thân ái.
Câu 11 (0,25 điểm). Biểu hiện của khoan dung là:
A. Nhường nhịn bạn bè và các bạn nhỏ.
B. Hay chê bai người khác.
C. Ích kỉ, hẹp hòi.
D. Trả thù người khác.
Câu 12 (0,25 điểm). Người sống hòa nhập với cộng đồng sẽ có thêm niềm vui và sức mạnh.
A. Trong một số trường hợp.
B. Vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
C. Để làm giàu cho gia đình mình.
D. Để chinh phục thiên nhiên.
Câu 13 (0,25 điểm). Biểu hiện của ích kỉ, hẹp hỏi là:
A. Bỏ qua lỗi nhỏ cho bạn.
B. Góp ý cho bạn sửa sai.
C. Đổ lỗi cho người khác.
D. Nhường nhịn các bạn nhỏ.
Câu 14 (0,25 điểm). Đâu là hoạt động cộng đồng trong các ý sau?
A. Lớp học nghệ thuật địa phương.
B. Cuộc thi thể thao hàng năm.
C. Quyên góp cho tổ chức từ thiện.
D. Lớp học kĩ năng sống trên lớp.
Câu 15 (0,25 điểm). Việc làm nào dưới đây biểu hiện người thành niên có lí tưởng sống cao đẹp?
A. Vận dụng những điều đã học vào thực tiễn.
B. Ỷ lại vào người khác.
C. Trốn tránh việc đi nghĩa vụ quân sự.
D. Bị cám dỗ bởi những nhu cầu tầm thường.
Câu 16 (0,25 điểm). Biện pháp nào sau đây là biện pháp thu hút mọi người tham gia các hoạt động cộng đồng?
A. Đề xuất nội dung các hoạt động phong phú, thiết thực.
B. Tham gia các câu lạc bộ.
C. Thiết lập quan hệ với các tổ chức cá nhân, cộng đồng.
D. Thiết lập mạng lưới cộng đồng, kết nối không gian mạng.
Câu 17 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây sai khi nói về lòng khoan dung?
A. Khoan dung là một đức tính quý báu của con người.
B. Người khoan dung luôn sống cởi mở và chân thành.
C. Khoan dung tạo nên những mối quan hệ lành mạnh.
D. Người khoan dung không được mọi người yêu quý.
Câu 18 (0,25 điểm). Suy nghĩ, việc làm của nhân vật tình huống nào dưới đây không thể hiện là người sống có lí tưởng:
A. Noi theo những tấm gương đi trước, Minh luôn nỗ lực học thật tốt để luôn tự hào là du học sinh Việt Nam.
B. Nam quyết tâm sẽ cố gắng học tập và rèn luyện sức khỏe thật tốt để trở thành quân nhân, góp phần bảo vệ Tổ quốc.
C. Ở quê có nhiều cây thuốc nam, Hải nghĩ mình sẽ tìm hiểu, nghiên cứu để bào chế thuốc chữa bệnh, giúp cho bà con nghèo.
D. Thanh nghĩ rằng môi trường sống ở quê nhiều rác thải, không văn minh hiện đại, Thanh tìm cách nhanh chóng lên thành phố sinh sống để được sống trong môi trường trong lành hơn.
Câu 19 (0,25 điểm). Em hãy đọc lời bài hát sau và cho biết bài hát có nội dung gì?
“Và tôi sống như đóa hoa này, tỏa ngát hương thơm cho đời
Sống với nỗi khát khao rằng được hiến dâng cho cuộc đời
Hôm nay dẫu có gian nan thì ngày mai là ngày tươi sáng hơn
Tôi sẽ viết nên câu chuyện của cuộc đời riêng tôi
Có loài hoa ở trên đồng xanh, cũng có loài hoa khoe sắc trên cành
Mỗi loài hoa mỗi sắc hương
Không là hoa của những buồn lo, tôi là hoa của những nụ cười
Cuộc sống của tôi yêu biết bao”.
(Nhạc và lời: Tạ Quang Thắng)
A. Tâm sự sâu lắng, khát khao của những người khuyết tật không được hưởng hạnh phúc trọn vẹn ngay từ lúc mới sinh. Nhưng họ đã vươn lên bằng ý chí, nghị lực sống, trở thành những đóa hoa tỏa ngát hương thơm.
B. Cổ vũ mọi người hãy vượt lên chính mình, vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống như đang trèo lên đỉnh núi vinh quang.
C. Khích lệ tâm hồn con người sống sao cho đẹp hơn, tốt hơn, xứng đáng với những gì cuộc đời trao tặng.
D. Không có con đường nào là dễ dàng để đi đến thành công, nỗ lực phấn đấu đi đến cuối con đường sẽ mở ra những cơ hội mà bản thân không bao giờ ngờ đến.
Câu 20 (0,25 điểm). Một lần bạn L để quên cuốn nhật ký ở trong ngăn bàn, bạn D rất tò mò nên đã mở ra xem. Biết D đọc trộm cuốn nhật ký của mình H đã rất giận và đã to tiếng mắng D, còn D thì liên tục xin lỗi H. Để 2 bạn D và L làm hòa với nhau theo em nên làm như thế nào?
A. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
B. Nói với cô giáo để cô xử lí.
C. Xui bạn H không chơi với D nữa vì D rất xấu tính.
D. Đứng ra làm hòa cho hai bạn, khuyên bạn L tha lỗi cho D và nhắc nhở bạn D lần sau không được tái phạm vì đó thuộc quyền riêng tư của mỗi người.
Câu 21 (0,25 điểm). Q và S là bạn học cùng lớp. Q thấy S tham gia các hoạt động cộng đồng rất tích cực và đôi khi còn nghỉ học để tham gia nếu hoạt động đó trùng lịch học. Nếu em là Q thì em sẽ làm gì để xử lí tình huống này?
A. Ủng hộ S tiếp tục tham gia các hoạt động cộng đồng vì rất ý nghĩa.
B. Nói với cô giáo để cô phạt S vì nghỉ học để tham gia việc khác.
C. Nói chuyện với gia đình S để có biện pháp xử lí việc này.
D. Nói chuyện trực tiếp với S, khuyên S nên biết cân bằng giữa việc học và tham gia hoạt động, vì ở lứa tuổi này quan trọng vẫn là học hành.
Câu 22 (0,25 điểm). Ai là tác giả của câu nói “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”?
A. Võ Nguyên Giáp.
B. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
C. Phạm Văn Đồng.
D. Phan Bội Châu.
Câu 23 (0,25 điểm). Trường hợp thể hiện lòng khoan dung là:
A. Dằn vặt vì mắc lỗi, K quyết định nói ra sự thật, xin lỗi và hứa sẽ không lặp lại sai lầm để lòng thanh thản.
B. G hay chê những người không cùng sở thích với mình.
C. H mắc lỗi nhưng đã sửa sai nhưng A vẫn nhắc lại nhiều lần.
D. K tìm cách trả đũa S vình đã làm điều không tốt cho mình.
Câu 24 (0,25 điểm). Em hiểu câu nói dưới đây như thế nào?
“Tuổi trẻ không có lí tưởng giống như buổi sáng không có Mặt trời”.
(Vissarion Belinsky)
A. Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường soi sáng, định hướng cho cuộc đời mỗi người. Có lí tưởng con người sẽ có mục đích để phấn đấu vươn lên. Lí tưởng sống cao đẹp là điều kiện để con người sống có ý nghĩa, giúp con người hoàn thiện nhân cách.
B. Cho dù là buổi sáng hay buổi đêm, thanh niên cũng luôn cần sống có lí tưởng vì sự tiến bộ của bản thân, giúp ích cho gia đình và đất nước.
C. Giống như ánh sáng mặt trời, lí tưởng sống là mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà con người muốn hướng tới.
D. Lí tưởng sống như ánh sáng dẫn đường để con người không làm việc xấu.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm).
a.Theo em, Khoan dung là gì? Em hãy trình bày biểu hiện của lòng khoan dung.
b. Theo em, để trở thành người khoan dung, mỗi người cần làm gì?
Câu 2 (1,0 điểm). H và L tham gia nhóm thiện nguyện giúp đỡ học sinh khó khăn ở vùng cao. Dọc đường đi, thấy đường dốc cheo leo, điều kiện sinh hoạt khó khăn, H rủ L rời nhóm.
Nếu là L, em sẽ nói gì với H?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Bài 1. Sống có lí tưởng | 4 | 0 | 3 | 0 | 3 | 0 | 0 | 0 | 10 | 0 | 2.5 | |
Bài 2. Khoan dung | 2 | 1 | 4 | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 8 | 1 | 5 | |
Bài 3. Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng | 2 | 0 | 3 | 0 | 1 | 0 | 0 | 1 | 6 | 0 | 2,5 | |
Tổng số câu TN/TL | 8 | 1 | 10 | 0 | 6 | 0 | 0 | 1 | 24 | 2 | 10,0 | |
Điểm số | 2,0 | 3,0 | 2,5 | 0 | 1,5 | 0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | |
Tổng số điểm | 5,0 điểm 50% | 2,5 điểm 20% | 1,5 điểm 20% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Bài 1 | 10 | 0 | ||||
Sống có lí tưởng | Nhận biết | - Nhận biết được khái niệm về lí tưởng sống. - Nhận biết được những việc làm cần tránh của thanh niên khi thực hiện lí tưởng sống. - Nhận biết được những ý kiến sai khi nói về ý nghĩa của lí tưởng sống. - Nhận biết được những việc không nên làm của học sinh khi muốn trở thành người có lí tưởng sống. | 4 | 0 | C2,3,7,8 | |
Thông hiểu | - Nhận biết được đâu không phải là biểu hiện của lí tưởng sống của thanh niên. - Biết được những việc cần làm để thể hiện lí tưởng sống. - Nhận biết được biểu hiện của lí tưởng sống qua những trường hợp cụ thể. | 3 | C9, 15,18 | |||
Vận dụng | - Xác định được lí tưởng sống qua nội dung của bài hát. - Xác định được tác giả của những câu nói khi nói về lí tưởng sống. - Xác định được ý nghĩa các câu nói khi nói về lí tưởng sống. | 3 | C19,22,24 | |||
Vận dụng cao | ||||||
Bài 2 | 8 | 1 | ||||
Khoan dung | Nhận biết | - Nhận biết được những câu ca dao, tục ngữ nói về lòng khoan dung. - Nhận biết khái niệm về lòng khoan dung. - Nhận biết được biểu hiện của lòng khoan dung. - Nhận biết được những việc cần làm để trở thành người có lòng khoan dung. | 2 | 1 | C1,5 | C1 (TL) |
Thông hiểu | - Biết được biểu hiện không phải của khoan dung. - Biết được biểu hiện của lòng khoan dung. - Biết được khái niệm không phải của khoan dung. | 4 | C10,11,13,17 | |||
Vận dụng | - Xử lí tình huống liên quan đến khoan dung. - Xác định được người có bản tính hẹp hòi trong trường hợp cụ thể. | 2 | C20,23 | |||
Vận dụng cao | ||||||
Bài 3 | 6 | 1 | ||||
Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng | Nhận biết | - Nhận biết được khái niệm của hoạt động cộng đồng. - Nhận biết được mục tiêu của các hoạt động cộng đồng. | 2 | C4,6 | ||
Thông hiểu | - Xác định được ý nghĩa của hoạt động cộng đồng. - Xác định được một số hoạt động cộng đồng. - Nhận biết được những biện pháp để thu hút mọi người tham gia hoạt động cộng đồng. | 3 | C12,14,16 | |||
Vận dụng | Xử lí được hành vi liên quan đến việc tham gia các hoạt động cộng đồng. | 1 | C21 | |||
Vận dụng cao | Vận dụng kĩ năng đã học giải quyết tình huống | 1 | C2 (TL) |