Đề thi giữa kì 1 công dân 9 chân trời sáng tạo (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 9 chân trời sáng tạo Giữa kì 1 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 1 môn Công dân 9 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Mục đích của sống có lí tưởng là:
A. Tạo nên chuẩn mực văn hóa cho xã hội.
B. Xây dựng đất nước giàu mạnh và đóng góp tích cực cho nhân loại.
C. Hình thành đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao.
D. Thúc đẩy hoàn thành mục tiêu của xã hội.
Câu 2 (0,25 điểm). Điền vào chỗ chấm: “Khoan dung là một đức tính ... và có ý nghĩa ... vì nó giúp con người dễ dàng hòa nhập trong đời sống cộng đồng, nâng cao vai trò, uy tín cá nhân trong xã hội”.
A. To lớn; cao đẹp
B. Cao đẹp; to lớn.
C. Cao sang; to tát.
D. Cao quý; tầm thường.
Câu 3 (0,25 điểm). Cộng đồng là gì?
A. Là một nhóm xã hội của các cá thể sống chung trong cùng một môi trường thường có cùng các mối quan tâm chung.
B. Là một nhóm nhỏ lẻ của các cá thể sống chung trong cùng một môi trường thường không có chung các mối quan tâm.
C. Là một nhóm nhỏ lẻ tách ra từ tập thể cùng sống chung trong một môi trường thường có chung các mối quan tâm.
D. Là một nhóm xã hội của các cá thể sống chung trong cùng một môi trường thường không có cùng các mối quan tâm chung.
Câu 4 (0,25 điểm). Sống có lí tưởng là:
A. Xác định được mục đích cao đẹp, kế hoạch hành động của bản thân và phấn đấu để đạt được mục đích đó nhằm đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại.
B. Sống có kế hoạch, mục đích, động lực giúp bản thân kết nối được với những giá trị và lý tưởng lớn hơn.
C. Biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lý để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả chất lượng.
D. Lối sống có tri thức, tạo nên nhân cách hoàn chỉnh của con người.
Câu 5 (0,25 điểm). Lòng khoan dung là gì?
A. Tính cách của người khác
B. Sự chấp nhận và tôn trọng đối với sự khác biệt
C. Sự thất bại và không chấp nhận lỗi lầm
D. Sự tỏ ra thỏa hiệp mọi lúc
Câu 6 (0,25 điểm). Mục tiêu chính của hoạt động cộng đồng là gì?
A. Kiếm lợi nhuận từ các hoạt động mua bán.
B. Cải thiện chất lượng cuộc sống địa phương.
C. Nâng cao danh tiếng cá nhân.
D. Có tiếng nói trong tổ chức cộng đồng.
Câu 7 (0,25 điểm). Lí tưởng là gì?
A. Tập hợp những hoạt động, công việc được sắp xếp theo trình tự nhất định để đạt được mục tiêu đã đề ra.
B. Mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà con người muốn hướng tới.
C. Ý tưởng cao đẹp về tương lai, mong muốn của con người đã hình dung ra và cam kết để đạt được.
D. Khả năng của ý thức, thường được sử dụng trong các hoạt động trí tuệ của con người.
Câu 8 (0,25 điểm). Người sống có lí tưởng sẽ:
A. Đạt được kết quả nhất định trong học tập và cuộc sống.
B. Giúp bản thân sẵn sàng thích nghi với cuộc sống hiện đại.
C. Không làm ảnh hưởng tới cuộc sống của những người khác.
D. Được xã hội công nhận, tôn trọng, tin tưởng.
Câu 9 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sống có lí tưởng?
A. Sống có lí tưởng là xác định được mục đích cao đẹp, kế hoạch hành động của bản thân và phấn đấu để đạt được mục đích đó nhằm đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại.
B. Sống có lí tưởng tạo ra động lực thúc đẩy mục tiêu cá nhân.
C. Người sống có lí tưởng được xã hội công nhận, tôn trọng, tin tưởng.
D. Người sống có lí tưởng đóng góp chủ yếu cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Câu 10 (0,25 điểm). Mục tiêu chính của hoạt động cộng đồng là gì?
A. Kiếm lợi nhuận từ các hoạt động mua bán.
B. Cải thiện chất lượng cuộc sống địa phương.
C. Nâng cao danh tiếng cá nhân.
D. Có tiếng nói trong tổ chức cộng đồng.
Câu 11 (0,25 điểm). Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi.
A. bản thân thấy vui vẻ và thoải mái.
B. họ xin lỗi và tiếp tục mắc sai lầm.
C. họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.
D. họ cảm thấy hối hận vì sai lầm.
Câu 12 (0,25 điểm). Phương án nào sau đây không thuộc nội dung ý nghĩa của khoan dung?
A. Giúp bản thân chúng ta cởi mở và hạnh phúc hơn trong cuộc sống.
B. Giúp cuộc sống và quan hệ với mọi người trở nên lành mạnh, thân ái.
C. Mọi người sẽ cảm thấy thoải mái khi bản thân mắc lỗi lầm.
D. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu quý và kính trọng.
Câu 13 (0,25 điểm). Đâu không phải là một trong những lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam?
A. Xác định các nhiệm vụ, sắp xếp công việc hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng một cách hợp lý để mọi việc được thực hiện đầy đủ và đảm bảo có hiệu quả, chất lượng tuyệt đối.
B. Phấn đấu vì lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
C. Tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh.
D. Nỗ lực rèn luyện sức khỏe, học tập để trở thành người có năng lực, bản lĩnh và người công dân tốt.
Câu 14 (0,25 điểm). Tập thể nào dưới đây không phải là cộng đồng?
A. Nhân dân trong khu dân cư.
B. Người Việt Nam ở nước ngoài.
C. Tổ học tập.
D. Trường học.
Câu 15 (0,25 điểm). Biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm là biểu hiện của người nào sau đây?
A. Người biết khoan dung.
B. Người sống giản dị.
C. Người trung thực.
D. Người tự trọng
Câu 16 (0,25 điểm). Ý kiến nào sau đây sai khi nói về khoan dung?
A. Khoan dung là tha thứ mọi lỗi lầm cho người khác.
B. Khoan dung là tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm.
C. Khoan dung xuất phát từ lòng tôn trọng và yêu thương con người.
D. Khoan dung là một đức tính quý báu của con người.
Câu 17 (0,25 điểm). Đâu không phải là ý kiến đúng về sống có lí tưởng?
A. Sống có lí tưởng là biết xác định mục đích của bản thân và có hướng phấn đấu để thực hiện mục đích đó.
B. Cho dù ở giai đoạn lịch sử nào thì lí tưởng của thanh niên cũng giống nhau.
C. Sống có lí tưởng là cảm thấy hạnh phúc khi làm điều có ích cho cộng đồng, quốc gia và nhân loại.
D. Sống có lí tưởng là sống vì bản thân mình, quan tâm đến lợi ích của người khác và xã hội.
Câu 18 (0,25 điểm). Mỗi công dân cần có việc làm, hành vi nào dưới đây khi sống trong cộng đồng?
A. Sống không cần quan tâm đến cộng đồng.
B. Sống có trách nhiệm với cộng đồng.
C. Sống vô tư trong cộng đồng.
D. Sống giữ mình trong cộng đồng.
Câu 19 (0,25 điểm). Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn tư liệu dưới đây:
“…………….là lực xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội”.
(Theo bài nói tại Đại hội Thanh niên tích cực lao động xã hội chủ nghĩa,
Hồ Chí Minh toàn tập (2000), tập 10, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.106)
A. Thanh niên.
B. Thanh thiếu niên.
C. Đoàn thanh niên.
D. Đoàn viên.
Câu 20 (0,25 điểm). Câu ca dao tục ngữ: “Chín bỏ làm mười” nói về điều gì ?
A. Lòng biết ơn.
B. Lòng trung thành.
C. Tinh thần đoàn kết.
D. Lòng khoan dung.
Câu 21 (0,25 điểm). Tại sao cần tích cực tổ chức hoạt động cộng đồng?
A. Để kiếm lợi nhuận.
B. Để tăng cường sự đoàn kết và cùng nhau giải quyết vấn đề.
C. Chỉ để giữ gìn truyền thống.
D. Mang lại lợi ích gì đó cho bản thân.
Câu 22 (0,25 điểm). Suy nghĩ, việc làm của nhân vật tình huống nào dưới đây không thể hiện là người sống có lí tưởng:
A. Noi theo những tấm gương đi trước, Minh luôn nỗ lực học thật tốt để luôn tự hào là du học sinh Việt Nam.
B. Nam quyết tâm sẽ cố gắng học tập và rèn luyện sức khỏe thật tốt để trở thành quân nhân, góp phần bảo vệ Tổ quốc.
C. Ở quê có nhiều cây thuốc nam, Hải nghĩ mình sẽ tìm hiểu, nghiên cứu để bào chế thuốc chữa bệnh, giúp cho bà con nghèo.
D. Thanh nghĩ rằng môi trường sống ở quê nhiều rác thải, không văn minh hiện đại, Thanh tìm cách nhanh chóng lên thành phố sinh sống để được sống trong môi trường trong lành hơn.
Câu 23 (0,25 điểm). Câu ca dao tục ngữ nào nói về lòng khoan dung?
A. Nhất tự vi sư bán tự vi sư
B. Yêu con người mát con ta
C. Có công mài sắt có ngày nên kim
D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Câu 24 (0,25 điểm). Đâu không phải là câu nói về lí tưởng sống của thanh niên?
A. Nếu hai ba người đồng ý một mục đích chung, không gì là không thể.
B. Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên.
C. Sống chiến đấu lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại.
D. Hãy hòa làm một với lí tưởng của mình để cuộc đời không thể cướp nó khỏi tay bạn. B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm).
a. Theo em, biểu hiện và ý nghĩa của lòng khoan dung là gì?
b. Để trở thành người khoan dung, chúng ta cần phải làm gì?
Câu 2 (1,0 điểm). Sinh ra ở một miền quê nghèo, D luôn cố gắng học giỏi, nuôi hoài bão sau này trở thành doanh nhân, tạo việc làm cho người dân ở địa phương. Tuy nhiên, khi gia đình gặp khó khăn do bố bị tai nạn giao thông, D buồn bã, chán nản, cho rằng tương lai đã khép lại vì mọi mơ ước của mình đều không có điều kiện trở thành hiện thức.
Nếu là bạn của D, em sẽ khuyên D điều gì?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Bài 1. Sống có lí tưởng | 4 | 0 | 3 | 0 | 3 | 0 | 0 | 1 | 10 | 1 | 3,5 | |
Bài 2. Khoan dung | 2 | 1 | 4 | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 8 | 1 | 5,0 | |
Bài 3. Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng | 2 | 0 | 3 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 6 | 0 | 1,5 | |
Tổng số câu TN/TL | 8 | 1 | 10 | 0 | 6 | 0 | 0 | 1 | 24 | 2 | 10,0 | |
Điểm số | 2,0 | 3,0 | 2,5 | 0 | 1,5 | 0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | |
Tổng số điểm | 5,0 điểm 50% | 2,5 điểm 20% | 1,5 điểm 20% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Bài 1 | 10 | 1 | ||||
Sống có lí tưởng | Nhận biết | - Nhận biết được mục đích của lí tưởng sống. - Nhận biết được khái niệm của lí tưởng sống. - Nhận biết được ý nghĩa của người sống có lí tưởng. | 4 | C1, 4,7,8 | ||
Thông hiểu | - Nhận biết được ý kiến không đúng về sống có lí tưởng. - Nhận biết được đâu không phải là lí tưởng sống của thanh niên. | 3 | C9, 13,17 | |||
Vận dụng | - Xác định được câu nói khi nói về lí tưởng sống của thanh niên. - Xác định được đối tượng được nhắc đến trong đoạn tư liệu. - Xác định được tình huống cụ thể thể hiện lí tưởng sống của thanh niên. | 3 | C19,22,24 | |||
Vận dụng cao | - Xử lý tình huống về sống có lí tưởng | 1 | C2 (TL) | |||
Bài 2 | 8 | 1 | ||||
Khoan dung | Nhận biết | - Nhận biết được khái niệm của lòng khoan dung. - Nhận biết được biểu hiện, ý nghĩa của lòng khoan dung. - Nhận biết được những việc làm thể hiện lòng khoan dung. | 2 | 1 | C2, C5 | C1 (TL) |
Thông hiểu | - Biết được biểu hiện không phải của khoan dung. - Xác định được ý nghĩa của khoan dung đối với cuộc sống và quan hệ giữa mọi người. - Xác dịnh được ý kiến sai khi nói về lòng khoan dung. | 4 | C11, C12, C15, C16 | |||
Vận dụng | - Biết được những câu ca dao, tục ngữ nói về lòng khoan dung. | 2 | C20,23 | |||
Vận dụng cao | ||||||
Bài 3 | 6 | 0 | ||||
Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng | Nhận biết | - Nhận biết được khái niệm của hoạt động cộng đồng. - Nhận biết được muc tiêu của hoạt động cộng đồng. | 2 | C3,6 | ||
Thông hiểu | - Xác định được những mục tiêu chính của hoạt động cộng đồng. - Biết được những tổ chức của hoạt động cộng đồng. - Biết được những hành vi sống trong cộng đồng. | 3 | C10,14,18 | |||
Vận dụng | Nhận biết được sự cần thiết khi tham gia hoạt động cộng đồng. | 1 | C21 | |||
Vận dụng cao |