Đề thi cuối kì 1 công dân 9 chân trời sáng tạo (Đề số 5)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 9 chân trời sáng tạo Cuối kì 1 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 học kì 1 môn Công dân 9 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Lí tưởng là gì?
A. Tập hợp những hoạt động, công việc được sắp xếp theo trình tự nhất định để đạt được mục tiêu đã đề ra.
B. Mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà con người muốn hướng tới.
C. Ý tưởng cao đẹp về tương lai, mong muốn của con người đã hình dung ra và cam kết để đạt được.
D. Khả năng của ý thức, thường được sử dụng trong các hoạt động trí tuệ của con người.
Câu 2 (0,25 điểm). Người luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm là biểu hiện của:
A. giản dị
B. trung thực
C. khoan dung
D. khiêm tốn
Câu 3 (0,25 điểm). Những ai có thể tham gia vào các hoạt động cộng đồng?
A. Chỉ người từ 18 tuổi trở lên
B. Tất cả những ai có nhu cầu tham gia
C. Chỉ dành cho những người có chức quyền trong xã hội
D. Chỉ dành cho những người có kinh tế ổn định
Câu 4 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây nói về khách quan, công bằng?
A. Nói có sách, mách có chứng.
B. Nhất bên trọng, nhất bên khinh.
C. Quân pháp bất bị thân.
D. Ăn cho đều, kêu cho sòng.
Câu 5 (0,25 điểm). Hoạt động nào dưới đây không thể hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày?
A. Thiết lập các quan hệ quốc tế với các nước
B. Tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình.
C. Giao lưu với các bạn thiếu nhi quốc tế.
D. Đăng ảnh bạo lực lên mạng xã hội.
Câu 6 (0,25 điểm). Việc làm nào sau đây thể hiện quản lí thời gian chưa hiệu quả?
A. Lựa chọn biện pháp hoàn thành công việc phù hợp với bản thân.
B. Nước đến chân mới nhảy.
C. Đặt mức độ ưu tiên cho mỗi công việc.
D. Lập kế hoạch công việc theo từng ngày.
Câu 7 (0,25 điểm). Khi thực hiện kế hoạch đặt ra, chúng ta cần lưu ý điều gì?
A. Chủ động trong cuộc sống.
B. Từng bước hoàn thiện bản thân.
C. Thực hiện “nước đến chân mới nhảy”.
D. Loại bỏ những yếu tố mất tập trung.
Câu 8 (0,25 điểm). Thiếu khách quan sẽ dẫn đến hậu quả gì?
A. Nhìn nhận đúng bản chất con người.
B. Sai lầm trong ứng xử.
C.Ảnh hưởng tích cực đến mối quan hệ con người.
D. Ứng xử phù hợp với sự việc xảy ra.
Câu 9 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây không thể hiện phẩm chất khách quan, công bằng?
A. Đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
B. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc lỗi.
C. Ủng hộ ý kiến sai theo số đông các bạn trong lớp.
D. Luôn biết lắng nghe theo ý kiến của nhân viên.
Câu 10 (0,25 điểm). Cần bảo vệ hoà bình vì hòa bình:
A. là khát vọng của toàn nhân loại.
B. mang đến thảm họa cho loài người
C. giúp nhân dân được tự do làm theo ý thích của mình.
D. giúp các nước lớn có khả năng điều khiển các nước nhỏ hơn.
Câu 11 (0,25 điểm). Trường hợp nào sau đây quản lí thời gian chưa hiệu quả?
A. Anh H thường xuyên thức khuya để hoàn thành công việc.
B. Bạn M luôn lên kế hoạch học tập, thời gian biểu rõ ràng.
C. Bạn T là học sinh giỏi và tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng.
D. Chị K luôn cân bằng thời gian làm việc và chăm sóc gia đình hợp lí.
Câu 12 (0,25 điểm). Người sống hòa nhập với cộng đồng sẽ có thêm niềm vui và sức mạnh:
A. Trong một số trường hợp.
B. Vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
C. Để làm giàu cho gia đình mình.
D. Để chinh phục thiên nhiên.
Câu 13 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây là lòng khoan dung?
A. Bỏ qua lỗi nhỏ cho bạn
B. Mắng nhiếc người khác nặng lời khi không vừa ý
C. Hay chê bai người khác
D. Hãy trả đũa người khác
Câu 14 (0,25 điểm). Đâu không phải là biểu hiện của người thanh niên sống có lí tưởng?
A. Biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.
B. Phấn đấu làm giàu chính đáng cho mình, gia đình và xã hội.
C. Đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong xã hội.
D. Từ chối việc tham gia lên đường tham gia nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc vì các mục đích cá nhân quan trọng hơn.
Câu 15 (0,25 điểm). Làm thế nào để giữ được sự cân bằng công việc và cuộc sống cá nhân?
A. Đặt ra giới hạn thời gian làm việc cho bản thân.
B. Ưu tiên công việc trước hết.
C. Cai gì cần giải quết trước thì thực hiện trước.
D. Đời sống cá nhân là cửa sổ tâm hồn, cần chú trọng nhiều hơn.
Câu 16 (0,25 điểm). Biểu hiện của không có lòng yêu chuộng hòa bình là ý nào dưới đây?
A. Giải quyết các mâu thuẫn bằng biện pháp hoà bình.
B. Kêu gọi đoàn kết, chống chiến tranh.
C. Tham gia các tổ chức liên liên kết khu vực.
D. Gây bè phái, chia rẽ tôn giáo.
Câu 17 (0,25 điểm). Vai trò của khách quan là gì?
A. Góp phần quan trọng trong việc xây dựng và duy trì một xã hội công bằng, bình đẳng, dân chủ, văn minh.
B. Mang lại những cơ hội phát triển vượt bậc cho mỗi cá nhân.
C. Nâng cao quyền lực của mỗi cá nhân.
D. Thể hiện ý chí của tập thể, của số đông.
Câu 18 (0,25 điểm). Việc quản lí thời gian hiệu quả giúp chúng ta:
A. Tăng năng suất, hiệu quả làm việc, học tập.
B. Tăng áp lực trong công việc, học tập.
C. Tốn nhiều thời gian và công sức hơn trong học tập, làm việc.
D. Cảm thấy được tự do và thoải mái.
Câu 19 (0,25 điểm). H có thói quen làm việc ngẫu hứng, gặp việc gì làm việc đó nên thường xuyên bị trễ công việc. Nếu là bạ của H, em sẽ làm gì để giúp H?
A. Ủng hộ H vì đó là thói quen làm việc của H.
B. Khuyến khích H nên tiếp tục làm như vậy.
C. Khuyên H phân bổ thời gian làm việc hợp lí tránh ảnh hưởng đến công việc.
D. Không nói với H, vì sợ H bị tổn thương.
Câu 20 (0,25 điểm). Có một bạn nam trong lớp không thích em nên luôn tìm lí do, gây gổ để đánh em thì em sẽ làm gì?
A. Đánh lại bạn nếu bạn đụng tới mình.
B. Hẹn bạn để hỏi rõ và nếu bạn không dừng hành vi này lại thì sẽ báo với cô chủ nhiệm.
C. Báo với công an để bắt giam xử lí bạn.
D. Báo với gia đình để đe dọa bạn.
Câu 21 (0,25 điểm). Trong lúc chờ tính tiền tại siêu thị, khi mọi người đang xếp hàng thì anh B lại cố tình chen lấn để vượt lên hàng đầu về đề nghị chị thu ngân thanh toán trước cho mình. Nếu em là chị thu ngân em sẽ làm gì?
A. Mặc kệ vẫn thanh toán cho anh B.
B. Không đồng ý và yêu cầu anh B quay lại xếp hàng chờ tới lượt mình.
C. Báo với bảo vệ và không thanh toán cho anh B.
D. Đuổi anh B ra khỏi siêu thị.
Câu 22 (0,25 điểm). Bạn M bình chọn cho một bộ phim mới chỉ vì đây là bộ phim của đạo diễn nổi tiếng mà M thích. Nếu là bạn M em sẽ làm gì?
A. Mặc kệ vì đó là chuyện của M không liên quan đến mình.
B. Khuyên M nên đánh giá công tâm hơn vì còn nhiều bộ phim khác mà M vẫn chưa xem.
C. Cũng bình chọn giống M vì M là bạn mình.
D. Không chơi với M nữa vì không bình chọn bộ phim giống mình.
Câu 23 (0,25 điểm). Sau khi xem bản tin về tình hình xung đột ở một số quốc gia trên thế giới trong giai đoạn hiện nay, T cho rằng xung đột chỉ có thể chấm dứt bằng cách sử dụng sức mạnh vũ trang. Nếu là bạn K em sẽ làm gì?
A. Phản đối việc dùng bạo lực để giải quyết các vấn đề.
B. Đồng ý với quan điểm của K.
C. Kệ K vì đó là ý kiến của K.
D. Vừa đồng tình với K và cũng nêu lên quan điểm của mình để củng cố thêm luận điểm của K.
Câu 24 (0,25 điểm). Do sắp thi cuối kì nên K chủ động đưa điện thoại và máy tính của mình cho bố để không làm phân tâm việc học. Em suy nghĩ gì về hành động của K?
A. K làm vậy là không hợp lí vì mình có thể vừa học bài và vừa chơi.
B. Đồng ý với hành động của K vì sẽ giúp K tập trung để ôn bài hơn.
C. K có thể chơi điện thoại và máy tính trước sau học sau.
D. K quản lí thời gian chưa hợp lí.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm).
a. Theo em, bảo vệ hoà bình là gì? Biểu hiện của hoà bình.
b. Hãy kể những biện pháp thúc đẩy và bảo vệ hoà bình mà em biết.
Câu 2 (1,0 điểm). Là quản đốc của một xưởng sản xuất, chị B phân công cho em gái công việc nhẹ nhàng mặc dù không đúng chuyên môn. Cuối năm, chị lập danh sách đề xuất khen thường những người thân thiết với mình, không dựa trên năng suất lao động, đóng góp của mỗi người. Nhiều người bức xúc trước cách quản lí của chị B nhưng không biết nên làm như thế nào.
Em có nhận xét gì về cách quản lí của chị B. Theo em, những người lao động trong phân xưởng đó nên làm gì?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….... …………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Bài 1. Sống có lí tưởng | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0,5 | |
Bài 2. Khoan dung | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0,5 | |
Bài 3. Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0,5 | |
Bài 4: Khách quan và công bằng | 2 | 0 | 2 | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 6 | 1 | 2,5 | |
Bài 5: Bảo vệ hoà bình | 1 | 1 | 2 | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 5 | 0 | 4,25 | |
Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả | 2 | 0 | 3 | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 7 | 0 | 1,75 | |
Tổng số câu TN/TL | 8 | 1 | 10 | 0 | 6 | 0 | 0 | 1 | 24 | 2 | 10,0 | |
Điểm số | 2,0 | 3,0 | 2,5 | 0 | 1,5 | 0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | |
Tổng số điểm | 5,0 điểm 50% | 2,5 điểm 20% | 1,5 điểm 20% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | |||||||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | ||||||||
Bài 1 | 2 | 0 | |||||||||
Sống có lí tưởng | Nhận biết | Nhận biết được khái niệm về lí tưởng sống. | 1 | C1 | |||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được đâu không phải là biểu hiện của người thanh niên sống có lí tưởng | 1 | C14 | ||||||||
Vận dụng | |||||||||||
Vận dụng cao | |||||||||||
Bài 2 | 2 | 0 | |||||||||
Khoan dung | Nhận biết | Biết được biểu hiện của lòng khoan dung. | 1 | C2 | |||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được đâu là lòng khoan dung | 1 | C13 | ||||||||
Vận dụng | |||||||||||
Vận dụng cao | |||||||||||
Bài 3 | 2 | 0 | |||||||||
Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng | Nhận biết | Biết được những nhóm tuổi tham gia hoạt động cộng đồng | 1 | C3 | |||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được ý nghĩa của các hoạt động cộng đồng | 1 | C12 | ||||||||
Vận dụng | |||||||||||
Vận dụng cao | |||||||||||
Bài 4 | 6 | 1 | |||||||||
Khách quan và công bằng | Nhận biết | Chỉ ra được nội dung nói về công bằng, khách quan Nhận biết được hậu quả của thiếu khách quan. | 2 | C4, 8 | |||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được những hành vi không thể hiện phẩm chất khách quan, công bằng Vai trò của khách quan | 2 | C9, 17 | ||||||||
Vận dụng | Thể hiện được thái độ khách quan công bằng trong cuộc sống hàng ngày | 2 | C21, 22 | ||||||||
Vận dụng cao | Vận dụng các kiến thức đã học giải quyết tình huống | 1 | C2 (TL) | ||||||||
Bài 5 | 5 | 1 | |||||||||
Bảo vệ hoà bình | Nhận biết | Nhận biết được hành động không thể hiện lòng yêu hoà bình Trình bày được khái niệm, biểu hiện bảo vệ hoà bình. Những biện pháp để bảo vệ hoà bình | 1 | 1 | C5 | C1 (TL) | |||||
Thông hiểu | Chỉ ra được lí do cần bảo vệ hoà bình. Chỉ ra được biểu hiện của hành vi không ưa chuộng hoà bình | 2 | C10, 16 | ||||||||
Vận dụng | Nêu được những biện pháp thúc đẩy và bảo vệ hoà bình | 2 | C20, 23 | ||||||||
Vận dụng cao | |||||||||||
Bài 6 | 7 | 0 | |||||||||
Quản lí thời gian hiệu quả | Nhận biết | Nhận biết được việc làm quản lí thời gian chưa hiệu quả. Nhận biết được những lưu ý khi thực hiện kế hoạch | 1 | C6, 7 | |||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được trường hợp quản lí thời gian chưa hiệu quả. Chỉ ra được cách quản lí thời gian hiệu quả | 3 | C11, 15, 18 | ||||||||
Vận dụng | Nêu được cách quản lí thời gian hiệu quả | 2 | C19, 24 | ||||||||
Vận dụng cao | |||||||||||