Đề thi cuối kì 2 Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thuỷ sản Cánh diều (Đề số 1)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều Cuối kì 2 Đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 học kì 2 môn Công nghệ 12 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
CÔNG NGHỆ 12 – LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN
CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Công nghệ nuôi thuỷ sản tuần hoàn là
A. công nghệ nuôi tái sử dụng.
B. công nghệ nuôi tái sử dụng thức ăn chăn nuôi.
C. công nghệ nuôi tái sử dụng chất thải chăn nuôi.
D. công nghệ nuôi tái sử dụng nguồn nước.
Câu 2. Vì sao công nghệ nuôi thuỷ sản tuần hoàn có tác dụng hạn chế sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh vào hệ thống nuôi?
A. Do kiểm soát được nguồn nước và môi trường nuôi, hạn chế tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
B. Do tăng sức đề kháng của con nuôi.
C. Do lọc sạch được chất bẩn, chất thải trong nước nuôi thuỷ sản.
D. Do tăng cường thêm oxygen hoà tan trong nước nuôi thuỷ sản.
Câu 3. Công nghệ Biofloc là
A. công nghệ sử dụng tập hợp các loại virus tổ chức lại với nhau trong một hỗn hợp dạng hạt lơ lửng trong nước nằm mục đích cải thiện chất lượng nước, xử lí chất thải và ngăn ngừa dịch bệnh.
B. công nghệ sử dụng tập hợp các loại rong, tảo tổ chức lại với nhau trong một hỗn hợp dạng hạt lơ lửng trong nước nằm mục đích cải thiện chất lượng nước, xử lí chất thải và ngăn ngừa dịch bệnh.
C. công nghệ sử dụng tập hợp các vi khuẩn, tảo, động vật nguyên sinh,…tổ chức lại với nhau trong một hỗn hợp dạng hạt lơ lửng trong nước nằm mục đích cải thiện chất lượng nước, xử lí chất thải và ngăn ngừa dịch bệnh.
D. công nghệ sử dụng tập hợp các loại rong, bèo tổ chức lại với nhau trong một hỗn hợp dạng hạt lơ lửng trong nước nằm mục đích cải thiện chất lượng nước, xử lí chất thải và ngăn ngừa dịch bệnh.
Câu 4. Cho các nhận định sau
Công nghệ nuôi thuỷ sản tuần hoàn là công nghệ nuôi tái sử dụng nguồn nước.
Ưu điểm của công nghệ nuôi tuần hoàn la hạn chế được ô nhiễm môi trường và sự xâm nhập tác nhân gây bệnh.
Hiện nay, tại Việt Nam đã áp dụng thành công công nghệ Biofloc trong nuôi tôm sú và cá chép.
Trong công nghệ biofloc, nguồn carbon liên tục được cung cấp sao cho tỉ lệ C/N dao động từ 1/10 đến 1/20.
Uu điểm của công nghệ biofloc trong nuôi trồng thuỷ sản là cải thiện hệ số chuyển đổi thức ăn, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế.
Số nhận định chưa chính xác là:
A. 1. | B. 2. | C. 3. | D. 4. |
Câu 5. Điểm lưu ý khi phi lê cá là
A. tách thịt hai bên thân, giữ lại nội tạng, bỏ đầu.
B. tách thịt hai bên, giữ lại đầu, bỏ nội tạng.
C. tách thịt hai bên, giữ lại đầu và nội tạng.
D. tách thịt hai bên, bỏ đầu và nội tạng.
Câu 6. Phương pháp bảo quản lạnh là
A. sử dụng nhiệt độ thấp để ức chế sự hoạt động của enzyme và các vi sinh vật gây hại.
B. sử dụng nhiệt độ cao để ức chế sự hoạt động của enzyme và các vi sinh vật gây hại.
C. sử dụng nhiệt độ cao để loại bỏ hoàn toàn sự hoạt động của enzyme và các vi sinh vật gây hại.
D. sử dụng nhiệt độ thấp để loại bỏ hoàn toàn sự hoạt động của enzyme và các vi sinh vật gây hại.
Câu 7. Nguyên lí của làm nước mắm từ cá là
A. Một số vi khuẩn kị khí kết hợp vớ enzyme ở ruột cá để chuyển protein thành hỗn hợp muối với amino acid.
B. Enzyme tiết ra từ bụng cá phân huỷ thân xác cá thành nước mắm.
C. Các vi sinh vật, côn trùng xâm nhập từ ngoài vào phân huỷ xác cá tạo nên nước mắm.
D. Sự chệnh lệnh nồng độ muối của môi trường và tế bào của cá, ép nước từ tế bào chảy ra tạo thành nước mắm.
Câu 8. Phương pháp ướp muối là
A. dựa trên sự chênh lệch về nồng độ muối giữa môi trường và tế bào vi sinh vật để tiêu diệt vi sinh vật.
B. dựa trên sự chênh lệch về nồng độ muối giữa môi trường và tế bào vi sinh vật, ức chế hoạt động và sự phát triển của vi sinh vật.
C. dựa trên sự chênh lệch về nồng độ muối giữa môi trường và tế bào vi sinh vật để tiêu diệt vi sinh vật.
D. dựa trên sự chênh lệch về nồng độ muối giữa môi trường và tế bào vi sinh vật để tiêu diệt vi sinh vật.
Câu 9. Bệnh thuỷ sản là
A. trạng thái bình thường của các loài thuỷ sản khi có nguyên nhân tác động.
B. trạng thái bình thường của các loài thuỷ sản khi không có nguyên nhânn tác động.
C. trạng thái không bình thường của các loài thuỷ sản khi không có nguyên nhân tác động.
D. trạng thái không bình thường của các loài thuỷ sản khi có nguyên nhân tác động.
Câu 10. Hình ảnh con cá dưới đây đang mắc bệnh gì?
A. Bệnh đốm trắng. | B. Bệnh đậu mùa. |
C. Bệnh hoại tử thần kinh. | D. Bệnh đốm đen. |
Câu 11. Các nguyên nhân tác động sẽ gây ra tổn thương cho các loài thuỷ sản như
A. giảm giá trị dinh dưỡng của thuỷ sản.
B. mất mùi vị của thuỷ sản.
C. xương cá tiêu biến.
D. giảm chất lượng giống.
Câu 12. Phòng bệnh lồi mắt ở cá rô phi bằng cách
A. Lắp thêm quạt nước.
B. Trồng thêm nhiều loại cây thuỷ sinh.
C. Sát khuẩn, khử trùng nguồn nước, chế độ ăn phù hợp.
D.Che chắn mặt ao, hồ bằng lưới đen.
Câu 13. Công nghệ sinh học nào được ứng dụng trong chẩn đoán sớm bệnh thủy sản?
A. Chiết DNA.
B. Kít chẩn đoán nhanh.
C. Ngưng tụ mẫu vật.
D. Tách mầm bệnh.
Câu 14. Nhà Phong sử dụng vaccine vô hoạt trong nuôi trồng thủy sản. Cách một thời gian, Phong thấy bố mẹ phải sử dụng lại vaccine này cho tôm. Theo em, vì sao phải sử dụng nhắc lại vaccine vô hoạt?
A. Vì vaccine vô hoạt có tính bảo hộ ngắn.
B. Vì chi phí sản xuất vaccine vô hoạt thấp.
C. Vì vaccine vô hoạt có tính ổn định cao.
D. Vì vaccine vô hoạt chứa mầm bệnh.
Câu 15. Kĩ thuật PCR có thể phát hiện được virus gây bệnh gì trên cá trắm cỏ?
A. Herpesvirus. | B. Xuất huyết. |
C. Hoại tử cơ. | D. Đầu vàng. |
Câu 16. Một bạn muốn chẩn đoán bệnh đốm trắng trên tôm tại ao nuôi. Bạn này có thể dùng
A. kĩ thuật PCR.
B. kít chẩn đoán.
C. nhân bản vô tính.
D. quá trình phiên mã.
Câu 17. Nguồn lợi thủy sản là ____________ trong vùng nước tự nhiên có giá trị kinh tế, khoa học, du lịch, giải trí.
A. tài nguyên sinh vật.
B. tài nguyên thiên nhiên.
C. tài nguyên nhân tạo.
D. tài nguyên nhiệt đới.
Câu 18. Nếu doanh nghiệp phá bỏ công trình dưới mặt nước, làm suy giảm nguồn lợi thủy sản thì doanh nghiệp đó phải
A. phối trộn sinh khối vi sinh vật với cơ chất thích hợp để tạo chế phẩm.
B. nuôi cấy và nhân sinh khối các chủng vi sinh vật mới.
C. khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do hành vi đã gây ra.
D. dịch mã các gene của các loài thủy sản bị mất đi.
.......................................
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Khi quan sát ao nuôi cá rô phi, thấy cá có các biểu hiện như: thân cá có màu đen, bơi tách đàn, bỏ ăn, xuất huyết trên da, xuất huyết mắt, lồi mắt, bơi xoay tròn hoặc bơi không có định hướng.
A. Các biểu hiện cho thấy cá bị bệnh lồi mắt ở giai đoạn nặng.
B. Nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn Streptococcus agalactiae.
C. Người nuôi cần bổ sung chế phẩm vi sinh, vitamin vào thức ăn để trị bệnh cho cá.
D. Thu toàn bộ cá trong ao, tiến hành sát khuẩn, khử trùng ao cũng như nguồn nươc trước khi nuôi lứa mới.
Câu 2. Một nhóm học sinh được giao nhiệm vụ thuyết trình về ứng dụng probiotics trong phòng bệnh thuỷ sản. Một số ý kiến cần thống nhất, thảo luận thêm như sau:
a) Probiotics trong thuỷ sản là các sản phẩm chứa vi sinh vật sống có lợi.
b) Probiotics được bổ sung vào nước ương nuôi hoặc bổ sung vào thức ăn.
c) Probiotics cũng được đưa vào cơ thể cá qua đường tiêm.
d) Bổ sung Probiotics giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột hoặc hệ vi sinh ở môi trường nước.
Câu 3. Trong bài thuyết trình về “Bảo vệ khai thác nguồn lợi thủy sản”, một nhóm học sinh đã đưa ra một số nhận định như sau:
A. Khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật, thân thiện với môi trường là một trong những biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
B. Vào mùa sinh sản, thủy sản thường tập trung tại những khu vực nhất định để sinh sản. Vì vậy, khai thác thủy sản ở những khu vực thủy sản tập trung sinh sản sẽ cho hiệu quả kinh tế cao và góp phần phát triển thủy sản bền vững.
C. Việc thả bổ sung các loài thủy sản quý, hiếm vào các thủy vực tự nhiên giúp chúng tăng số lượng, tăng khả năng sinh sản, nhờ đó làm tăng nguồn lợi thủy sản.
D. Việc thiết lập các khu bảo tồn biển sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài thủy sản quý, hiếm, dẫn đến số lượng ngày càng suy giảm.
.......................................
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)
MÔN: CÔNG NGHỆ 12 – LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN
CÁNH DIỀU
.......................................
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
MÔN: CÔNG NGHỆ 12 – LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN
CÁNH DIỀU
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN I | PHẦN II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Nhận thức công nghệ | 7 | 2 | 1 | 2 | 1 | |
Giao tiếp công nghệ | 2 | 2 | ||||
Sử dụng công nghệ | 2 | 2 | ||||
Đánh giá công nghệ | 1 | 2 | 4 | 1 | 3 | 1 |
Thiết kế kĩ thuật | 2 | 4 | 1 | |||
TỔNG | 12 | 8 | 4 | 4 | 9 | 3 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)
MÔN: CÔNG NGHỆ 12 – LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN
CÁNH DIỀU
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||||
Nhận thức công nghệ | Giao tiếp công nghệ | Sử dụng công nghệ | Đánh giá công nghệ | Thiết kế kĩ thuật | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | ||
24 | 16 | 24 | 16 | |||||||
Bài 20. Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi thủy sản | Nhận biết | Nhận biết được một số công nghệ nuôi thủy sản. | 2 | C1, C3 | ||||||
Thông hiểu | Mô tả được một số ứng dụng công nghệ cao trong nuôi thủy sản. | 1 | C2 | |||||||
Vận dụng | Đưa ra được mô hình nuôi thủy sản. | Đưa ra được các giai đoạn nuôi thủy sản. | 1 | C4 | ||||||
Bài 21. Bảo quản và chế biến thủy sản | Nhận biết | Nêu được một số ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản, chế biến thủy sản. | 2 | C6, C8 | ||||||
Thông hiểu | Trình bày được một số phương pháp bảo quản và chế biến thủy sản phổ biến. | 1 | C5 | |||||||
Vận dụng | Thực hiện được một số công việc đơn giản trong bảo quản, chế biến thủy sản. | 1 | C7 | |||||||
Bài 22. Phòng, trị một số bệnh thủy sản phổ biến | Nhận biết | Nêu được khái niệm bệnh thủy sản. | Nêu được nguyên nhân của một số bệnh thủy sản phổ biển | 2 | 2 | C9, C11 | C1a, C1b | |||
Thông hiểu | Trình bày được vai trò của phòng, trị bệnh thủy sản. | Mô tả được đặc điểm của bệnh thủy sản. | 1 | C12 | ||||||
Vận dụng | Vận dụng kiến thức về phòng, trị bệnh thủy sản vào thực tiễn. | Đề xuất một số biện pháp để nâng cao hiệu quả phòng bệnh cho động vật thủy sản. | 1 | 2 | C10 | C1c, C1d | ||||
Bài 23. Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh thủy sản | Nhận biết | Trình bày được ứng dụng công nghệ trong phòng, trị bệnh thủy sản. | 2 | C13, C15 | ||||||
Thông hiểu | Đánh giá ưu, nhược điểm của công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh thủy sản. | 1 | 4 | C16 | C2a, C2b, C2c, C2d | |||||
Vận dụng | Ứng dụng công nghệ trong phòng, trị bệnh thủy sản. | 1 | C14 | |||||||
Bài 24. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản | Nhận biết | Trình bày được ý nghĩa, nhiệm vụ của việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản. | 3 | 1 | C17, C20, C21 | C3a | ||||
Thông hiểu | Mô tả được một số biện pháp phổ biến trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản. | 1 | 2 | C18 | C3b, C3c | |||||
Vận dụng | Đề xuất được biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản. | 1 | C3d | |||||||
Bài 25. Khai thác nguồn lợi thủy sản | Nhận biết | Nêu được một số phương pháp khai thác nguồn lợi thủy sản. | 3 | 1 | C19, C22, C23 | C4a | ||||
Thông hiểu | Mô tả được một số phương pháp phổ biến trong khai thác nguồn lợi thủy sản. | 1 | 3 | C24 | C4b, C4c, C4d | |||||
Vận dụng | Trình bày được ý nghĩa, nhiệm vụ của việc khai thác nguồn lợi thủy sản. |