Đề thi cuối kì 2 Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thuỷ sản Cánh diều (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều Cuối kì 2 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 học kì 2 môn Công nghệ 12 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
CÔNG NGHỆ 12 – LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN
CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Nguồn lợi thủy sản thuộc sở hữu toàn dân, do _________ đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí
A. chủ tịch tỉnh. | B. chủ đầu tư. |
C. doanh nghiệp. | D. nhà nước. |
Câu 2. Để khai thác thủy sản đạt hiệu quả và bền vững cần
A. đề xuất kế hoạch thực hiện với chủ tịch tỉnh.
B. kí hợp đồng dài hạn với chủ đầu tư của khu nuôi trồng thủy sản.
C. đóng thuế đầy đủ.
D. thực hiện đầy đủ các quy định của luật về khai thác nguồn lợi thủy sản.
Câu 3. Loại vaccine được sử dụng phổ biến trong phòng bệnh cho nhiều loài thủy sản là
A. vaccine vô hoạt. | B. vaccine hoại tử. |
C. vaccine cúm. | D. vaccine bạch hầu. |
Câu 4. Tác nhân gây bệnh gan thận mủ là
A. liên cầu khuẩn khuẩn Gram dương: Steptococcus agalatiae.
B. liên cầu khuẩn khuẩn Gram âm: Steptococcus agalatiae.
C. trực khuẩn Gram âm: Edwardsiella ictaluri.
D. trực khuẩn Gram dương: Edwardsiella ictaluri.
Câu 5. Đâu là nội dung thuộc khái niệm của công nghệ Biofloc?
A. công nghệ sử dụng tập hợp các loại virus tổ chức lại với nhau trong một hỗn hợp dạng hạt lơ lửng trong nước nằm mục đích cải thiện chất lượng nước, xử lí chất thải và ngăn ngừa dịch bệnh.
B. công nghệ sử dụng tập hợp các loại rong, tảo tổ chức lại với nhau trong một hỗn hợp dạng hạt lơ lửng trong nước nằm mục đích cải thiện chất lượng nước, xử lí chất thải và ngăn ngừa dịch bệnh.
C. công nghệ sử dụng tập hợp các vi khuẩn, tảo, động vật nguyên sinh,…tổ chức lại với nhau trong một hỗn hợp dạng hạt lơ lửng trong nước nằm mục đích cải thiện chất lượng nước, xử lí chất thải và ngăn ngừa dịch bệnh.
D. công nghệ sử dụng tập hợp các loại rong, bèo tổ chức lại với nhau trong một hỗn hợp dạng hạt lơ lửng trong nước nằm mục đích cải thiện chất lượng nước, xử lí chất thải và ngăn ngừa dịch bệnh.
Câu 6. Phương pháp ướp muối là
A. dựa trên sự chênh lệch về nồng độ muối giữa môi trường và tế bào vi sinh vật để tiêu diệt vi sinh vật.
B. dựa trên sự chênh lệch về nồng độ muối giữa môi trường và tế bào vi sinh vật, ức chế hoạt động và sự phát triển của vi sinh vật.
C. dựa trên sự chênh lệch về nồng độ muối giữa môi trường và tế bào vi sinh vật để tiêu diệt vi sinh vật.
D. dựa trên sự chênh lệch về nồng độ muối giữa môi trường và tế bào vi sinh vật để tiêu diệt vi sinh vật.
Câu 7. Trong phương pháp lưới vây, có thể thăm dò thủy sản dựa vào
A. quan sát hướng gió.
B. khảo sát độ ẩm không khí.
C. quan sát màu nước biển.
D. khảo sát nồng độ cồn.
Câu 8. Việc nên làm để góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản là
A. khử trùng nước sinh hoạt bằng hóa chất trước khi nuôi thủy sản.
B. tạo đường di cư cho loài thủy sản.
C. tiêm vaccine cúm đầy đủ cho các loài thủy sản.
D. thường xuyên kiểm tra bệnh bạch hầu ở thủy sản.
Câu 9. Khai thác nguồn lợi thủy sản không có ý nghĩa trong
A. tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.
B. nâng cao chất lượng không khí.
C. giúp ngư dân bám biển.
D. góp phần thúc đẩy các ngành công nghiệp chế biến phát triển.
Câu 10. Khi thu lưới và bắt thủy sản cần lưu ý điều gì?
A. Cần chú ý hàm lượng muối trong nước biển.
B. Cần chú ý lượng nước ở khu vực bắt.
C. Cần chú ý tình trạng thủy sản lúc bắt.
D. Cần chú ý vận tốc của tàu.
Câu 11. Kĩ thuật PCR có thể phát hiện được virus gây bệnh gì trên cá voi?
A. Herpesvirus. | B. Xuất huyết. |
C. Hoại tử cơ. | D. Đầu vàng. |
Câu 12. Việc phòng, trị bệnh tốt cho các loài thuỷ sản giúp
A. gây mấy an toàn vệ sinh thực phẩm.
B. tăng nguy cơ lây bệnh sán lá gan, sán lá phổi, ... sang con người.
C. giảm thiểu lạm dụng thuốc, hoá chất trong nuôi, trồng thuỷ sản.
D. chưa thực sự hữu hiệu trong bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng.
Câu 13. Cho các bước cơ bản để sản xuất nước mắm từ cá dưới đây:
Chuẩn bị nguyên liệu.
Rút và lọc mắm.
Đóng chai
Ủ chượp.
Thứ tự chính xác của sản xuất nước mắm truyền thống từ cá là
A. (1), (2), (3), (4). | B. (3), (2), (4), (1). |
C. (1), (4), (2), (3). | D. (4), (3), (2), (1). |
Câu 14. Công nghệ nuôi thuỷ sản tuần hoàn là
A. công nghệ nuôi tái sử dụng.
B. công nghệ nuôi tái sử dụng thức ăn chăn nuôi.
C. công nghệ nuôi tái sử dụng chất thải chăn nuôi.
D. công nghệ nuôi tái sử dụng nguồn nước.
Câu 15. Đâu không phải phương pháp chế biến thuỷ sản?
A. Sản xuất các loại nước ngọt.
B. Sản xuất nước mắm từ cá.
C. Làm tôm chua.
D. Chế biến cá fillet đông lạnh và thuỷ sản đóng hộp.
Câu 16. Phải làm gì để khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật, thân thiện với môi trường?
A. Tập trung khai thác các loài thủy sản quý, hiếm.
B. Khai thác triệt để các loài thủy sản có nguy cơ tuyệt chủng.
C. Không khai thác thủy sản trong khu vực cho phép săn bắt.
D. Không đánh bắt thủy sản bằng những phương pháp mang tính hủy diệt.
Câu 17. Một bạn muốn chẩn đoán bệnh đốm trắng trên tôm tại ao nuôi. Bạn này có thể dùng
A. kĩ thuật PCR. | B. kít chẩn đoán. |
C. nhân bản vô tính. | D. quá trình phiên mã. |
Câu 18. Những tổn thương do bệnh gây ra trong hình duới đây là:
A. Bệnh đục, thối cơ. | B. Bệnh hoại tử thần kinh. |
C. Bệnh đốm trắng. | D. Bệnh lồi mắt. |
.......................................
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ các loài thuỷ sản, đặc biệt các loài thuỷ sản quý, hiếm, bảo vệ đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái trong thuỷ vực. Phục hồi, tái tạo nguồn lợi thuỷ sản và góp phần phát triển thuỷ sản bền vững, phục vụ phát triển kinh tế, khoa học và du lịch.
a) Nguồn lợi thuỷ sản ở nước ta rất phong phú và đa dạng đem lại nguồn thu nhập lớn cho ngư dân.
b) Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đem lại hiểu quả cao về mặt kinh tế cũng như phát triển bền vững cho hệ sinh thái.
c) Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản là chúng ta không cần tái tạo lại chúng. Khai thác triệt để để đem lại hiệu quả kinh tế.
d) Chúng ta phải thực hiện bảo vệ và khai thác thuỷ sản theo quy đình của pháp luật.
Câu 2. Thuỷ sản sau khi chết sẽ dễ bị phân huỷ. Vì vậy, kĩ thuật bảo quản thủy sản đóng vai trò rất quan trọng trong chuỗi sản xuất, thương mại của ngành. Dưới đây là một số nhận định về kĩ thuật bảo quản thủy sản.
a) Có 3 phương pháp phổ biến để bảo quản thuỷ sản là: bảo quản lạnh, làm khô, ướp muối.
b) Bảo quản lạnh là phương pháp tốn kém nhất do phải đầu tư kho lạnh.
c) Phương pháp ướp muối thuỷ sản thời gian bảo quản từ 3 – 5 ngày.
d) Nhiệt độ càng xuống thấp thì thời gian bảo quản lạnh càng được nâng lên.
Câu 3. Khai thác thuỷ sản phải thực hiện quy định của luật về khai thác nguồn lợi thuỷ sản nhằm phát triển theo hướng bền vững, có trách nhiệm giúp tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
a) Ngư dân có thể khai thác thuỷ sản ở những vùng biển không phải vùng biển của nước ta.
b) Ngư dân khai thác thuỷ, hải sản phải đảm bảo được các yêu cầu về công ước về luật biển.
c) Nước ta khai thác thuỷ, hải sản chủ yếu là khai thác gần bờ, ít phát triển khai thác thuỷ sản xa bờ.
d) Nước ta theo định hướng khai thác thuỷ sản theo hướng phát triển bền vững nên cần kết hợp khai thác thuỷ sản gần bờ và xa bờ cũng như kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản.
.......................................
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)
MÔN: CÔNG NGHỆ 12 – LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN
CÁNH DIỀU
.......................................
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
MÔN: CÔNG NGHỆ 12 – LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN
CÁNH DIỀU
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN I | PHẦN II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Nhận thức công nghệ | 7 | 2 | 1 | 2 | ||
Giao tiếp công nghệ | 2 | 2 | 4 | |||
Sử dụng công nghệ | 2 | 2 | 1 | |||
Đánh giá công nghệ | 1 | 2 | 4 | 1 | 3 | |
Thiết kế kĩ thuật | 2 | 2 | ||||
TỔNG | 12 | 8 | 4 | 4 | 10 | 2 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)
MÔN: CÔNG NGHỆ 12 – LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN
CÁNH DIỀU
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||||
Nhận thức công nghệ | Giao tiếp công nghệ | Sử dụng công nghệ | Đánh giá công nghệ | Thiết kế kĩ thuật | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | ||
24 | 16 | 24 | 16 | |||||||
Bài 20. Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi thủy sản | Nhận biết | Nhận biết được một số công nghệ nuôi thủy sản. | 3 | C5, C14, C21 | ||||||
Thông hiểu | Mô tả được một số ứng dụng công nghệ cao trong nuôi thủy sản. | 1 | C22 | |||||||
Vận dụng | Đưa ra được mô hình nuôi thủy sản. | Đưa ra được các giai đoạn nuôi thủy sản. | ||||||||
Bài 21. Bảo quản và chế biến thủy sản | Nhận biết | Nêu được một số ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản, chế biến thủy sản. | 3 | 1 | C6, C15, C23 | C2a | ||||
Thông hiểu | Trình bày được một số phương pháp bảo quản và chế biến thủy sản phổ biến. | 1 | 3 | C13 | C2b, C2c, C2d | |||||
Vận dụng | Thực hiện được một số công việc đơn giản trong bảo quản, chế biến thủy sản. | |||||||||
Bài 22. Phòng, trị một số bệnh thủy sản phổ biến | Nhận biết | Nêu được khái niệm bệnh thủy sản. | Nêu được nguyên nhân của một số bệnh thủy sản phổ biển | 2 | 1 | C4, C12 | C4a | |||
Thông hiểu | Trình bày được vai trò của phòng, trị bệnh thủy sản. | Mô tả được đặc điểm của bệnh thủy sản. | 1 | 2 | C20 | C4b, C4c | ||||
Vận dụng | Vận dụng kiến thức về phòng, trị bệnh thủy sản vào thực tiễn. | Đề xuất một số biện pháp để nâng cao hiệu quả phòng bệnh cho động vật thủy sản. | 1 | 1 | C18 | C4d | ||||
Bài 23. Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh thủy sản | Nhận biết | Trình bày được ứng dụng công nghệ trong phòng, trị bệnh thủy sản. | 2 | C3, C11 | ||||||
Thông hiểu | Đánh giá ưu, nhược điểm của công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh thủy sản. | 1 | C17 | |||||||
Vận dụng | Ứng dụng công nghệ trong phòng, trị bệnh thủy sản. | 1 | C19 | |||||||
Bài 24. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản | Nhận biết | Trình bày được ý nghĩa, nhiệm vụ của việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản. | 2 | 1 | C1, C24 | C1a | ||||
Thông hiểu | Mô tả được một số biện pháp phổ biến trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản. | 1 | 2 | C8 | C1b, C1c | |||||
Vận dụng | Đề xuất được biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản. | 1 | 1 | C16 | C1d | |||||
Bài 25. Khai thác nguồn lợi thủy sản | Nhận biết | Nêu được một số phương pháp khai thác nguồn lợi thủy sản. | 2 | 1 | C2, C9 | C3b | ||||
Thông hiểu | Mô tả được một số phương pháp phổ biến trong khai thác nguồn lợi thủy sản. | 1 | 2 | C7 | C3a, C3c | |||||
Vận dụng | Trình bày được ý nghĩa, nhiệm vụ của việc khai thác nguồn lợi thủy sản. | 1 | 1 | C10 | C3d |