Đề thi cuối kì 2 địa lí 8 chân trời sáng tạo (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Địa lí 8 chân trời sáng tạo cuối kì 2 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 cuối kì 2 môn Địa lí 8 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án địa lí 8 chân trời sáng tạo
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
ĐỊA LÍ 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1 (0,25 điểm). Gió trên Biển Đông thường thổi theo các hướng:
A. đông bắc, tây nam và đông nam.
B. đông bắc, tây bắc và đông nam.
C. đông bắc, tây, tây bắc.
D. đông, tây nam và đông nam.
Câu 2 (0,25 điểm). Việt Nam có nhiều đảo và quần đảo, trong đó có hai quần đảo xa bờ là:
- A. quần đảo Hoàng Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa) và quần đảo Trường Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng).
- B. quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa).
- C. quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc thành phố Nha Trang).
- D. quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Nha Trang) và quần đảo Trường Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng).
Câu 3 (0,25 điểm). Các họa tiết hình thuyền trên trống đồng Đông Sơn thể hiện điều gì?
- A. Cuộc sống gắn bó với sông nước của người Việt cổ.
- B. Khai thác nguồn nước giàu phù sa của hệ thống sông Hồng.
- C. Chú trọng đắp đê để phát triển sản xuất.
- D. Người Việt cổ sớm biết khai thác các sản phẩm tự nhiên.
Câu 4 (0,25 điểm). Châu thổ sông Hồng tiếp giáp với:
- A. địa hình núi cao ở phía bắc.
- B. địa hình đồi thấp ở phía đông.
- C. vùng đồi thoải ở phía nam.
- D. vùng đồi núi ở phía bắc và phía tây.
Câu 5 (0,25 điểm). Châu thổ sông Cửu Long được bồi đắp chủ yếu bởi phù sa:
- A. biển của vịnh Thái Lan.
- B. biển ven bờ Biển Đông.
- C. hệ thống sông Mê Công.
- D. sông Tiền và sông Hồng.
Câu 6 (0,25 điểm). Biên giới trên vùng biển nước ta là:
- A. đường cơ sở.
- B. ranh giới ngoài của lãnh hải.
- C. ranh giới ngoài của nội thủy.
- D. đường bờ biển.
Câu 7 (0,25 điểm). Đảo có diện tích lớn nhất nước ta là đảo:
- A. Lý Sơn.
- B. Cát Bà.
- C. Phú Quốc.
- D. Cái Bầu.
Câu 8 (0,25 điểm). Yếu tố tự nhiên của môi trường biển ở nước ta gồm:
- A. nước biển, bờ biển và các bãi biển, thềm lục địa và đáy biển, đa dạng sinh học biển.
- B. nước biển, đê biển, thềm lục địa và đáy biển, đa dạng sinh học biển, bờ biển.
- C. nước biển, bờ biển và các bãi biển, thềm lục địa và đáy biển, giàn khoan dầu khí.
- D. nước biển, bờ biển và các bãi biển, cảng biển, đa dạng sinh học biển, đê biển.
PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm). Em hãy nêu những thuận lợi, khó khăn đối với bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
Câu 2 (1,5 điểm).
- a. Qúa trình khai khẩn, cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước sông Hồng so với sông Cửu Long có điểm gì giống và khác nhau.
- b. Có ý kiến cho rằng: “Sống chung với lũ là cách ứng xử tốt nhất đối với tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long”. Dựa vào kiến thức và hiểu biết của bản thân, em thấy ý kiến này đúng hay sai, em hãy làm rõ ý kiến trên.
- B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)