Đề thi giữa kì 1 địa lí 8 chân trời sáng tạo (Đề số 1)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Địa lí 8 chân trời sáng tạo giữa kì 1 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 giữa kì 1 môn Địa lí 8 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án địa lí 8 chân trời sáng tạo
PHÒNG GD & ĐT ………………. |
Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. |
Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
ĐỊA LÍ 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. |
Mã phách |
✂
Điểm bằng số
|
Điểm bằng chữ |
Chữ ký của GK1 |
Chữ ký của GK2 |
Mã phách |
- PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1. Địa hình đồi núi nước ta chủ yếu là:
- Đồi núi cao trên 1000m
- Đồi núi thấp dưới 1000m
- Đồi núi cao, bị cắt xẻ mạnh
- Đồi thấp và sơn nguyên.
Câu 2. Sinh vật Việt Nam rất phong phú, đa dạng là do vị trí địa lí nước ta
- nằm trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc.
- nằm trong khu vực hoạt động của Tín phong bán cầu Bắc.
- nằm trong vùng ôn đới, có điều kiện nhiệt ẩm thích hợp.
- nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loài sinh vật.
Câu 3. Biểu hiện tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của địa hình vùng núi đá vôi ở nước ta là:
- hiện tượng sạt lở, rửa trôi.
- xói mòn, rửa trôi và bồi tụ.
- quá trình cacxtơ diễn ra mạnh mẽ.
- xâm thực, mài mòn, rửa trôi.
Câu 4. Đai nhiệt đới gió mùa trên núi có độ cao:
- dưới 600 – 700m
- dưới 900 – 1000m
- lên đến 2600m
- trên 2600m
Câu 5. Ở nước ta, khu vực đồi núi, loại đất chủ yếu là:
- Đất đỏ bazan
- Đất feralit
- Đất nâu đỏ trên đá vôi
- Đất xám bạc màu
Câu 6. Đọc đoạn thông tin sau:
“Chạy dài và bị chia cách bởi các dãy núi đâm ngang. Về nguồn gốc, đây là những đầm, phá, vũng, vịnh, thềm biển cũ được bồi đắp bởi phù sa và cát biển. Nhiều đoạn do đồi núi ăn sát ra biển nên nhỏ hẹp; có đất cát và cát pha là chủ yếu; bờ biển tuyệt đẹp tạo cảnh quan du lịch.”
Đoạn thông tin trên mô tả về khu vực địa hình nào của nước ta?
- Đồng bằng sông Hồng
- Đồng bằng Thanh Hóa
- Đồng bằng duyên hải Miền Trung
- Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 7. Vì sao Việt Nam có tổng bức xạ hằng năm lớn, cán cân bức xạ luôn dương?
- Vì Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến ở bán cầu Bắc
- Vì Việt Nam có những điểm đặc trưng khí hậu xích đạo
- Vì Việt Nam hút hết toàn bộ lượng bức xạ của các nước xung quanh
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 8. Vì sao vào mùa lũ, nước ở các sông vùng đồng bằng lên chậm và xuống chậm hơn so với đồi núi?
- do lòng sông rộng, độ dốc nhỏ hơn, uốn khúc quanh co nên nước chảy chậm
- do nước từ đồi núi chảy xuống phân tán khắp nơi rồi mới đổ ra sông.
- do nước ngấm hết vào đất đá ở vùng đầu nguồn, nên lượng nước đổ xuống sông ít.
- do các đập thủy điện chắn hết nước.
PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm) Đặt các cụm từ cho sẵn dưới đây vào sơ đồ theo mẫu để thể hiện các bộ phận của lãnh thổ Việt Nam.
- Lãnh thổ Việt Nam
- Vùng trời.
- Vùng đất.
- Vùng biển.
- Có diện tích khoảng trên 331 nghìn km².
- Có diện tích khoảng 1 triệu km².
- Không gian trên đất liền, mở rộng đến hết ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian trên các đảo, quần đảo.
(1) |
||
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
Câu 2. (2,0 điểm) Cho bảng số liệu sau:
Địa điểm |
Mộc Châu |
Sa Pa |
Hoàng Liên Sơn |
Độ cao (m) |
958 |
1570 |
2170 |
Nhiệt độ trung bình năm °C |
18,5 |
15,2 |
12,8 |
Lượng mưa trung bình năm (mm) |
1560 |
2833 |
3552 |
- Vẽ biểu đồ thể hiện nhiệt độ và lượng mưa ở các địa điểm trên.
- Nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm của các địa điểm trên và giải thích.
- Tại sao vào mùa hạ, những địa điểm ở khu vực địa hình núi cao thường có sức hấp dẫn khách du lịch?
_ _HẾT_ _
✄
BÀI LÀM
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)
MÔN: ĐỊA LÍ 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ/ BÀI HỌC |
MỨC ĐỘ |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
VD cao |
|||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
|
Đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ |
1 |
1 |
1 |
|||||
Đặc điểm địa hình |
2 |
1 |
||||||
Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hóa tự nhiên và khai thác kinh tế |
2 |
1 |
||||||
Tổng số câu TN/TL |
4 |
1 |
2 |
2 |
0 |
|||
Điểm số |
1,0 điểm |
1,0 điểm |
0,5 điểm |
1,0 điểm |
0,5 điểm |
0,5 điểm |
0 điểm |
0,5 điểm |
Tổng số điểm |
2 điểm |
1, 5 điểm |
1 điểm |
0,5 điểm |
||||
Tỉ lệ |
20% |
15 % |
10% |
5% |
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)
MÔN: ĐỊA LÍ 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt |
Số câu TL/ Số câu hỏi TN |
Câu hỏi |
||
TL (số câu) |
TN (số câu) |
TL |
TN |
|||
1. Đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ |
Nhận biết
|
- Dựa vào các dữ liệu cho sẵn, sắp xếp hợp lí để thể hiện các bộ phận của lãnh thổ Việt Nam. |
1 |
C1 |
||
Thông hiểu
|
- Hiểu được lí do khiến sinh vật ở nước ta trở nên phong phú và đa dạng. |
1 |
C2 |
|||
Vận dụng |
- Vận dụng kiến thức, giải thích Việt Nam có tổng bức xạ hằng năm lớn, cán cân bức xạ luôn dương. |
1 |
C7 |
|||
2. Đặc điểm địa hình
|
Nhận biết |
- Nêu ra được đặc điểm của địa hình đồi núi ở nước ta. - Nắm được biểu hiện tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của địa hình vùng núi đá vôi ở nước ta. |
1 1 |
C1 C3 |
||
Thông hiểu |
- Qua thông tin được cung cấp, nhận diện đặc điểm và nêu được khu vực địa hình mà đoạn thông tin muốn nhắc đến. |
1 |
C6 |
|||
3. Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hóa tự nhiên và khai thác kinh tế |
Nhận biết |
- Xác định được độ cao của đai nhiệt đới gió mùa trên núi. - Biết được loại đất chính trên khu vực địa hình đồi núi. |
1 1 |
C4 C5 |
||
Thông hiểu |
- Từ số liệu đã cho, phân tích và vẽ biểu đồ phù hợp thể hiện nhiệt độ và lượng mưa ở các địa điểm. |
C2 ý a |
||||
Vận dụng |
- Vận dụng vào kiến thức giải thích hiện tượng vào mùa lũ, nước ở các sông vùng đồng bằng lên chậm và xuống chậm hơn so với đồi núi. - Dựa vào số liệu, nhận xét và giải thích về nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm của các địa điểm trên - Vận dụng kiến thức, liên hệ thực tiễn, giải thích lí do vào mùa hạ, những địa điểm ở khu vực địa hình núi cao thường có sức hấp dẫn khách du lịch. |
1 |
C2 ý b C2 ý c |
C8 |