Đề thi cuối kì 2 địa lí 9 chân trời sáng tạo (Đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Địa lí 9 chân trời sáng tạo Cuối kì 2 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 học kì 2 môn Địa lí 9 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

MÔN: Địa lí 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2024 – 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

PHẦN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) 

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Nguồn tưới tiêu quan trọng trong mùa khô của vùng Tây Nguyên là?

A. Hồ tự nhiên, hồ thủy điện.

B. Hồ thủy điện, hồ nước mặn.

C. Hồ nước ngọt, hồ tự nhiên.

D. Hồ nước mặn, hồ nước ngọt.

Câu 2: Vùng Tây Nguyên phát triển nguồn tài nguyên nước nào?

A. nước khoáng, nước nóng.

B. nước khoáng, nước ngọt.

C. nước cất, nước ngọt.

D. nước mặn, nước nóng.

Câu 3: Dạng địa hình đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ là?

A. Dốc, bị cắt xẻ mạnh.

B. Thấp trũng, khá bằng phẳng.

C. Cao đồ sộ, độ dốc lớn.

D. Bán bình nguyên, tương đối bằng phẳng.

Câu 4: Tài nguyên khoáng sản nổi trội hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là

A. dầu mỏ và khí đốt.

B. nước khoáng và vàng.

C. than đá và sắt.

D. đá vôi và khí đốt.

Câu 5: Đặc điểm khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long là

A. cận xích đạo gió mùa.

B. nhiệt đới gió mùa.

C. ôn đới lục địa.

D. nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 6: Chế độ lũ sông ngòi ở Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm gì?

A. Lên chậm, rút chậm.

B. Lên nhanh, rút nhanh.

C. Lên chậm, rút nhanh.

D. Lên nhanh, rút chậm.

Câu 7: Tính từ đất liền, các bộ phận thuộc vùng biển nước ta lần lượt là

A. lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, nội thủy, vùng đặc quyền kinh tế.

B. vùng tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải, nội thủy, vùng đặc quyền kinh tế.

C. nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế.

D. nội thủy, vùng đặc quyền kinh tế, vùng tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải.

Câu 8: Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm dân cư của Tây Nguyên? 

A. Là vùng thưa dân nhất cả nước. 

B. Dân cư phân bố không đều. 

C. Dân tộc Kinh phần lớn sinh sống ở các đô thị. 

D. Dân tộc ít người như Tày, Thái, Mường sinh sống chủ yếu.

Câu 9: Mùa khô kéo dài và phân hóa sâu sắc làm cho

A. cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

B. mực nước ngầm hạ thấp, gây thiếu nước nghiêm trọng.

C. tạo điều kiện để bảo quản nông sản.

D. phát triển du lịch và trồng cây cận nhiệt.

Câu 10: Đâu không phải là đặc điểm về nguồn lao động ở vùng Đông Nam Bộ?

A. Có kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai. 

B. Nguồn lao động dồi dào. 

C. Nhiều lao động lành nghề, có trình độ cao. 

D. Năng động, tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học - kĩ thuật.

Câu 11: Hướng phát triển công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam không phải là 

A. Phát triển các ngành công nghiệp cơ bản. 

B. Đầu tư vào các ngành công nghệ cao. 

C. Đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm. 

D. Hạn chế việc hình thành các khu công nghiệp tập trung để bảo vệ môi trường.

Câu 12: Đặc điểm khí hậu của Đồng bằng sông Cửu Long thuận lợi cho phát triển nông nghiệp là

A. Có hai mùa mưa - khô rỗ rệt.

B. Mùa khô sâu sắc kéo dài.

C. Nóng, ẩm, lượng mưa dồi dào.

D. Nguồn nước trên mặt phong phú.

Câu 13: Hạn chế lớn nhất về tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là 

A. mùa khô kéo dài.

B. tài nguyên khoáng sản ít.

C. có nhiều ô trũng ngập nước.

D. đất phèn chiếm diện tích lớn.

Câu 14: Nguyên nhân chủ yếu làm ô nhiễm môi trường biển, đảo của nước ta hiện nay là 

A. Khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản. 

B. Hoạt động công nghiệp, sinh hoạt của con người. 

C. Khai thác dầu khí ở thềm lục địa.

D. Hoạt động du lịch.

Câu 15: Đâu không phải là tác hại của việc rừng bị tàn phá ở Tây Nguyên?

A. Cạn kiệt nguồn nước ngầm và lũ lụt về mùa mưa cho vùng hạ lưu.

B. Thiên tai xói mòn sạt lở đất cho vùng núi trên cao.

C. Tăng khả năng điều tiết nước ở thượng nguồn khi có mưa lớn.

D. Mất đi nguồn lợi gỗ quý.

Câu 16: Đâu là ý nghĩa của tăng cường liên kết vùng đối với sự phát triển vùng Đông Nam Bộ?

  1. Đẩy mạnh liên kết vùng, hướng đến các hoạt động xúc tiến và thu hút đầu tư, huy động nguồn lực, góp phần tăng cường mối liên kết hai chiều giữa Đông Nam Bộ và các vùng khác.
  2. Cung ứng cho các vùng khác thế mạnh về hạ tầng logistic.
  3. Đầu mối giao thông vận tải với hệ thống các cảng hàng không, cảng biển quốc tế.
  4. Đào tạo lao động và cung ứng lao động chất lượng cao cho các vùng khác.

A. (1); (2); (3); (4).

B. (2); (3); (4).

C. (1); (3); (4).

D. (1); (2); (4).

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI (1.0 điểm) 

 Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai và tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm.

Câu 1 (1.0 điểm): Cho thông tin sau:

    Theo số liệu của Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Nam Bộ, xâm nhập mặn mùa khô năm 2023 - 2024 đến sớm và sâu hơn trung bình nhiều năm. Đợt xâm nhập mặn xuất hiện từ ngày 8 - 13/3 với ranh mặn 4 phần nghìn lấn sâu vào các dòng sông từ 40-66 km. Là những tỉnh nằm giáp biển, lại là nơi lưu vực xa nhất của dòng sông Mekong, nên các tỉnh Nam sông Hậu gồm Cà Mau - Bạc Liêu - Sóc Trăng là những địa phương phải chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn hán, hạn mặn xâm thực. Thậm chí thiệt hại kép so với các địa phương khác ở Đồng bằng sông Cửu Long.

(Nguồn: kinhtedothi.vn, 2024)

    a) Xâm nhập mặn là hiện tượng nước mặn với nồng độ mặn bằng 2,5‰ xâm nhập sâu vào nội đồng khi xảy ra triều cường, nước biển dâng hoặc cạn kiệt nguồn nước ngọt.

    b) Xâm nhập mặn gây ra thiếu nước ngọt, suy giảm sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến đời sống người dân và hệ sinh thái.

    c) Các yếu tố chính ảnh hưởng đến xâm nhập mặn ở vùng là dòng chảy từ thượng nguồn sông Mekong, chế độ thủy triều, mưa và bốc hơi nội đồng, khai thác và sử dụng nước.

    d) Giải pháp quan trọng để ngăn chặn xâm nhập mặn ở vùng là chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, quản lí và sử dụng tài nguyên nước hợp lí.

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA  HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 9 (PHẦN ĐỊA LÍ) – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

……………………………………..

TRƯỜNG THCS.........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 9 (PHẦN ĐỊA LÍ) 

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

Phần I

Phần II

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vạn dụng

Tìm hiểu Địa lí

7

3

1

Nhận thức và tư duy khoa học

2

1

2

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

1

2

1

Tổng

7

6

3

1

2

1

16

4


 

 TRƯỜNG THCS.........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 9 (PHẦN ĐỊA LÍ – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO)

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số ý/ câu

Câu hỏi

Tìm hiểu Địa lí

Nhận thức và tư duy khoa học

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

TN nhiều đáp án (số ý)

TN đúng sai (số ý)

TN nhiều đáp án (số ý)

TN đúng sai (số ý)

CHƯƠNG 3: SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ

Bài 17 : Vùng Tây Nguyên

Nhận biết

Nhận biết được nguồn nước tưới tiêu vào mùa khô tại Tây Nguyên

1

C1

Thông hiểu

Chỉ ra được đâu không phải đặc điểm dân cư vùng Tây Nguyên

1

C8

Vận dụng

BÀI 18: Thực hành. Vấn đề môi trường trong phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên.

Nhận biết

Nhận biết được phát triển nguồn nước vùng Tây Nguyên

1

C2

Thông hiểu

Chỉ ra được hậu quả của mùa khô kéo dài

1

C9

Vận dụng

Đưa ra được đâu không phải tác hại của chặt phá rừng vùng Tây Nguyên

1

C15

Bài 19: Vùng Đông Nam Bộ 

Nhận biết

Nhận biết được địa hình đặc trưng của Đông Nam Bộ.

Nhận biêt được khái niệm xâm nhập mặn

1

1

C3

C1a

Thông hiểu

Chỉ ra được đâu không phải đặc điểm của nguồn lao động Đông Nam Bộ

Chỉ ra được hậu quả của xâm nhập mặn

1

2

C10

C1b, c

Vận dụng

Đưa ra được ý nghĩa tăng cường liên kết vùng Đông Nam Bộ.

Đưa ra được giải pháp để ngăn chặn xâm nhập mặn

1

1

C16

C1d

Bài 20 : Thực hành. Viết báo cáo về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Nhận biết

Nhận biết được khoáng sản vùng kinh tế trọng điểm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

1

C4

Thông hiểu

Chỉ ra được hướng phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

1

C11

Vận dụng

Bài 21 : Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Nhận biết

Nhận biết được đặc điểm khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long

1

C5

Thông hiểu

Chỉ ra được đặc điểm khí hậu cho sản xuất nông nghiệp vùng Đông bằng sông Cửu Long

1

C12

Bài 22 : Thực hành. Phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với Đồng bằng sông Cửu Long

Nhận biết

Nhận biết được đặc điểm chế độ lũ đồng bằng sông Cửu Long

1

C6

Thông hiểu

Chỉ ra được hạn chế về tự nhiên đối với phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng

1

C13

Vận dụng

Bài 23 : Phát triển tổng hợp kinh tế và tài nguyên môi trường

Nhận biết

Nhận biết được các bộ phận vùng biển nước ta

1

C7

Thông hiểu

Vận dụng

Đưa ra được nguyên nhân làm cho vùng biển nước ta bị ô nhiễm

1

C14

          

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Địa lí 9 Chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay