Đề thi cuối kì 1 địa lí 9 chân trời sáng tạo (Đề số 4)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Địa lí 9 chân trời sáng tạo Cuối kì 1 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 học kì 1 môn Địa lí 9 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

MÔN: Địa lí 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2024 – 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Tech12h

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) 

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Đồng bằng sông Hồng có tài nguyên sinh vật phong phú, tập trung ở:

A. Thái Bình, Quảng Ninh, Ninh Bình.

B. Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.

C. Hải Phòng, Hà Nội.

D. Quảng Ninh và khu vực đồi núi phía Tây.

Câu 2: Phía Tây vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp với:

A. Trung Quốc.

B. Lào.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Vịnh Bắc Bộ.

Câu 3. Đâu không phải đặc điểm của thành phần dân tộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Địa bàn cư trú của nhiều dân tộc như Kinh, Thái, Mường, Dao, Hmông, Tày, Nùng,...

B. Các dân tộc có truyền thống văn hóa đặc sắc, đoàn kết trong xây dựng và phát triển kinh tế.

C. Phần lớn là người dân tộc Tày sinh sống.

D. Sự phân bố các dân tộc có sự thay đổi và xu hướng các dân tộc sinh sống đan xen nhau trở nên phổ biến ở nhiều khu vực trong vùng.

Câu 4. Mạng lưới đường sông của nước ta khá dày đặc, phát triển trên nhiều vùng, trong đó mức độ phát triển mạnh nhất là trên: 

A. sông Đồng Nai và sông Hồng.

B. sông Hồng và sông Cửu Long.

C. sông Hồng và sông Đồng Nai.

D. sông Cả và sông Đồng Nai.

Câu 5. Quan sát bản đồ công nghiệp Việt Nam (năm 2021) và cho biết các trung tâm công nghiệp có ngành sản xuất ô tô ở nước ta.

A. Hà Nội, Cẩm Phả.

B. Nam Định, Thanh Hóa.

C. Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh.

D. Vũng Tàu, Cà Mau.

Câu 6.Tại sao chất lượng, mẫu mã sản phẩm thực phẩm ngày càng được nâng cao, đáp ứng được thị trường trong và ngoài nước?

A. Lao động có tay nghề cao, phân bố nhiều ở thành thị.

B. Ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ rộng rãi.

C. Áp dụng công nghệ tiêu chuẩn VietGAP.

D. Học hỏi kinh nghiệm từ các nước láng giềng.

Câu 7. Nhận xét nào sau đây đúng về tỉ lệ dân thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn 1990 - 2021 trong bảng dưới đây:

Tỉ lệ dân thành thị và nông thôn nước ta, giai đoạn 1990 – 2021

(Đơn vị: %)

Năm

1990

2000

2010

2021

Thành thị

19,5

24,1

30,4

37,1

Nông thôn

80,5

75,9

69,6

62,9

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, năm 2000, 2011 và 2022)

A. Dân số thành thị luôn lớn hơn dân số nông thôn.

B. Dân số thành thị tăng nhanh hơn dân số nông thôn.

C. Dân số nông thôn tăng nhiều hơn dân số thành thị.

D. Dân số thành thị giảm, dân số nông thôn tăng.

Câu 8. Tỉ trọng của các nhóm tuổi trong cơ cấu dân số ở nước ta đang chuyển biến theo hướng:

A. Nhóm 0 – 14 tuổi tăng, nhóm 15 – 64 tuổi giảm, nhóm 65 tuổi trở lên giảm.

B. Nhóm 0 – 14 tuổi giảm, nhóm 15 – 64 tuổi tăng, nhóm 65 tuổi trở lên tăng.

C. Nhóm 0 – 14 tuổi tăng, nhóm 15 – 64 tuổi giảm, nhóm 65 tuổi trở lên tăng.

D. Nhóm 0 – 14 tuổi giảm, nhóm 15 – 64 tuổi tăng, nhóm 65 tuổi trở lên giảm.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm).

a. Em hãy trình bày đặc điểm nổi bật về sự phân bố dân cư và thành phần dân tộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

b. Vì sao dân cư khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ tập trung nhiều ở vùng Đông Bắc hơn là vùng Tây Bắc?

Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy giải thích tại sao cần phát triển công nghiệp bền vững ở nước ta hiện nay?

Câu 3 (0,5 điểm). Để bảo vệ tài nguyên rừng chính phủ nước ta đã có những giải pháp gì?

BÀI LÀM

……………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………


 

TRƯỜNG THCS.........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 9 (PHẦN ĐỊA LÍ) – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

CHƯƠNG 1: ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM

Bài 1: Dân cư và dân tộc, chất lượng cuộc sống 

1

Bài 2: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

1

Bài 3: Thực hành: Phân tích vấn đề việc làm ở địa phương

CHƯƠNG 2: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM

Bài 4: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

1

Bài 5: Thực hành: Viết báo cáo về một số mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả

Bài 6: Công nghiệp

1

1

Bài 7: Thực hành: Xác định các trung tâm công nghiệp chính ở nước ta

1

Bài 8. Dịch vụ

1

CHƯƠNG 3: SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ

Bài 9: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

1a

1

1b

Bài 10: Thực hành: Vẽ sơ đồ thể hiện các thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. 

1

Bài 11: Vùng đồng bằng sông Hồng

1

Tổng số câu TN/TL

4

1 ý

4

1 ý

0

1

0

Điểm số

1,0

1,0

1,0

0,5

0

1,0

0

0,5

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

1,5 điểm

15%

 1,0 điểm

10%

0,5 điểm

5%


 

TRƯỜNG THCS.........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 9 (PHẦN ĐỊA LÍ – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO)

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số ý)

TL

(số câu)

TN

(số ý)

TL

(số câu)

CHƯƠNG 1: ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM

Bài 1: Dân cư và dân tộc, chất lượng cuộc sống

Nhận biết

Nhận biết được các nhóm tuổi.

1

C8

Bài 2: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

Thông hiểu

Nhận xét được tỉ lệ dân sinh sống ở nước ta.

1

C7

Bài 3: Thực hành: Phân tích vấn đề việc làm ở địa phương

CHƯƠNG 2: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM

Bài 4: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản

Vận dụng cao

Giải thích được các giải pháp để bảo vệ rừng ở nước ta.

C3

(TL)

Bài 5: Thực hành: Viết báo cáo về một số mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả

Bài 6: Công nghiệp

Thông hiểu

Chỉ ra được trình độ sản xuất của nước ta.

1

C6

Vận dụng

Giải thích được nguyên nhân cần phát triển công nghiệp bền vững ở  nước ta.

1

C2

(TL)

Bài 7: Thực hành: Xác định các trung tâm công nghiệp chính ở nước ta

Thông hiểu

Chỉ ra được các trung tâm công nghiệp sản xuất ô tô ở nước ta.

1

C5

Bài 8. Dịch vụ

Nhận biết

Nhận biết được mức độ phát triển dịch vụ từng vùng.

1

C4

CHƯƠNG 3: SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ

Bài 9: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

Nhận biết

Trình bày được đặc điểm nổi bật về sự phân bố dân cư và thành phần dân tộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

1

C1a

(TL)

Thông hiểu

- Chỉ ra được các thành phần dân tộc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Trình bày được phân bố dân cư khu vực Đông Bắc và Tây Bắc.

1

1

C3

C1b

(TL)

Bài 10: Thực hành: Vẽ sơ đồ thể hiện các thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Nhận biết

Nhận biết được vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

1

C2

Bài 11: Vùng đồng bằng sông Hồng

Nhận biết

Nhận biết được tài nguyên sinh vật của vùng Đông bằng sông Hồng.

1

C1

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Địa lí 9 Chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay