Đề thi cuối kì 2 khoa học máy tính 12 cánh diều (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Tin học 12 - Khoa học máy tính Cánh diều Cuối kì 2 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 học kì 2 môn Tin học 12 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
SỞ GD & ĐT ………………….. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH 12 - CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi học sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Thiết bị nào cung cấp kết nối Wi-Fi trong mạng cục bộ?
A. Switch.
B. Router.
C. Access Point.
D. Modem.
Câu 2. Để kết nối điện thoại thông minh vào Access Point, cần thực hiện bước nào sau đây đầu tiên?
A. Mở trình duyệt web.
B. Chọn mạng cần kết nối.
C. Bật Wi-Fi trong cài đặt.
D. Nhập mật khẩu mạng.
Câu 3. Mệnh đề nào sau đây là sai khi nói về việc kết nối máy tính và Access Point?
A. Access Point cần được kết nối với Router hoặc Modem để cung cấp truy cập Internet.
B. Máy tính có thể kết nối với Access Point bằng cáp Ethernet hoặc Wi-fi.
C. Access Point có thể cung cấp kết nối Internet cho nhiều máy tính cùng lúc.
D. Tất cả Access Point khi truy cập đều cần mật khẩu.
Câu 4. Chức năng chính của Access Point là gì?
A. Chia sẻ file và thư mục giữa các máy tính trong mạng.
B. Kết nối các thiết bị mạng với nhau.
C. Cung cấp dịch vụ DHCP để cấp địa chỉ IP cho các thiết bị.
D. Mở rộng vùng phủ sóng Wi-Fi cho mạng LAN.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dữ liệu trong học máy?
A. Dữ liệu được chọn phải phù hợp với mô hình học máy.
B. Dữ liệu được dán nhãn thông qua phần mềm tự động.
C. Dữ liệu huấn luyện chính là dữ liệu kiểm thử mô hình.
D. Dữ liệu sau thu nhập cần được làm sạch và định dạng.
Câu 6. Hành động nào sau đây là trực quan hóa dữ liệu?
A. Biểu diễn dữ liệu thông qua đồ họa.
B. Trích xuất thông tin để hiểu rõ dữ liệu.
C. Tìm ra cấu trúc, tính chất của dữ liệu.
D. Tối ưu dung lượng lưu trữ của dữ liệu.
Câu 7. Học máy là nhánh của trí tuệ nhân tạo (AI) giúp máy tính làm gì?
A. Tự động phát hiện mối quan hệ trong dữ liệu.
B. Xây dựng hệ điều hành mới.
C. Tạo ra các phần mềm diệt virus.
D. Quản lý cơ sở dữ liệu.
Câu 8. Giai đoạn nào sau đây không phải là một phần của dự án Khoa học dữ liệu?
A. Xác định vấn đề.
B. Thu thập dữ liệu.
C. Thực hiện quảng cáo.
D. Đánh giá và giải thích.
Câu 9. Trong bài toán phân cụm, dữ liệu huấn luyện có đặc điểm gì? (B1)
A. Không có nhãn.
B. Được gán nhãn với đầu ra cụ thể.
C. Chỉ chứa các thuộc tính đặc trưng của đối tượng.
D. Dữ liệu được chuẩn bị trước và có cấu trúc.
Câu 10. Trong các dự án nghiên cứu không gian vũ trụ, dữ liệu về hành tinh được thu thập từ đâu?
A. Kính thiên văn Kepler.
B. Cảm biến dưới mặt đất.
C. Hệ thống giám sát hải dương.
D. Máy tính cá nhân.
Câu 11. Khi nói máy tính là nền tảng để chạy các thuật toán học máy, điều đó có nghĩa là:
A. Máy tính tự tạo ra các thuật toán.
B. Máy tính cung cấp môi trường để thực thi các thuật toán.
C. Máy tính quyết định thuật toán nào nên được sử dụng.
D. Máy tính chỉ chạy được các thuật toán đơn giản.
Câu 12. Máy tính và thuật toán ưu việt có vai trò gì trong Khoa học dữ liệu?
A. Chỉ lưu trữ dữ liệu.
B. Chỉ tạo ra dữ liệu.
C. Xử lý và phân tích dữ liệu hiệu quả.
D. Chỉ hiển thị dữ liệu.
Câu 13. Trong hàm PMT, tham số nper đại diện cho điều gì?
A. Lãi suất hàng tháng.
B. Số tiền vay.
C. Số kỳ hạn vay (số tháng).
D. Số tiền thanh toán cuối cùng.
Câu 14. Trong nhiệm vụ dự báo dựa trên chuỗi thời gian, tham số nào không được điều chỉnh để xem ảnh hưởng đến kết quả dự báo?
A. Forecast Start.
B. Forecast End.
C. Confidence Interval.
D. Data Labels.
Câu 15. Khi dự báo dữ liệu chuỗi thời gian, việc thay đổi tham số Confidence Interval có ý nghĩa gì?
A. Thay đổi khoảng thời gian dự báo.
B. Thay đổi độ chính xác của dự báo.
C. Thay đổi giá trị trung bình của dữ liệu dự báo.
D. Thay đổi hình dạng đồ thị.
Câu 16. Một trong những kết quả chính của nhiệm vụ dự báo là gì?
A. Tìm kiếm các giá trị dữ liệu thiếu.
B. Dự báo xu hướng tương lai dựa trên dữ liệu lịch sử.
C. Tính toán khoản thanh toán định kỳ.
D. Tạo các kịch bản khác nhau.
Câu 17. Phát biểu nào dưới đây sai về lợi ích của việc sử dụng phần mềm mô phỏng trong giáo dục và đào tạo?
A. Phần mềm mô phỏng là phần mềm miễn phí.
B. Phần mềm mô phỏng giúp hiểu rõ hơn một hiện tượng hay một hệ thống.
C. Thí nghiệm ảo có thể thay thế cho thí nghiệm thật để giảm chi phí.
D. Thí nghiệm ảo an toàn cho người làm thí nghiệm, cả trong trường hợp người làm thí nghiệm mắc lỗi.
Câu 18. Phát biểu nào dưới đây sai về lợi ích việc sử dụng phần mềm mô phỏng trong lĩnh vực quân sự?
A. Tạo môi trường ảo huấn luyện binh sĩ lái máy bay.
B. Tạo môi trường ảo huấn luyện binh sĩ sử dụng vũ khí.
C. Giúp phân tích đánh giá các tình huống, các chiến lược quân sự khác nhau.
D. Giúp thử nghiệm các loại vũ khí.
Câu 19. ...........................................
...........................................
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG/SAI
Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Hãy cho biết mỗi câu sau là đúng hay sai khi nói về ứng dụng học máy trong phân tích thị trường:
a) Phân tích thị trường sử dụng mô hình học máy phân cụm để tạo ra các nhóm khách hàng mục tiêu.
b) Học máy giúp giảm gian lận.
c) Học máy giúp giảm lừa đảo.
d) Học máy đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và huấn luyện mô hình phân cụm tập dữ liệu khách hàng của doanh nghiệp.
Câu 2. Trong quá trình làm việc với một mô hình học có giám sát, Minh phát triển một hệ thống nhận diện khuôn mặt sử dụng dữ liệu đã được gán nhãn để dự đoán giới tính của người trong ảnh. Sau khi hoàn thành, hệ thống này có thể dự đoán giới tính cho những khuôn mặt mới. Dưới đây là một số nhận định về học có giám sát trong tình huống này. Hãy xác định các nhận định này đúng hay sai:
a) Mục tiêu của học có giám sát là xây dựng một mô hình có khả năng dự đoán hoặc phân loại đối tượng dữ liệu mới dựa trên tri thức đã được học từ các mẫu dữ liệu đã được gán nhãn.
b) Học có giám sát không sử dụng dữ liệu có nhãn hoặc đầu ra xác định. Thay vào đó, nó dự đoán dựa trên dữ liệu không có nhãn.
c) Học có giám sát không liên quan đến việc xây dựng mô hình dự đoán hoặc phân loại đối tượng dữ liệu mới.
d) Xác định giới tính qua khuôn mặt là ví dụ về bài toán học có giám sát của mô hình học máy.
Câu 3. Một nhóm học sinh muốn khởi nghiệp kinh doanh áo mưa giấy thời trang. Để thực hiện việc đó, các bạn muốn dự đoán nhiệt độ và lượng mưa trung bình hàng tháng của địa phương trong năm tiếp theo. Các bạn đã thu thập được dữ liệu hàng tháng về nhiệt độ và lượng mưa trung bình trong 5 năm qua như bảng sau:
Tháng | Nhiệt độ (°C) | Lượng mưa (mm) |
1 | 25 | 50 |
2 | 27 | 45 |
3 | 28 | 60 |
… | … | … |
Sau đây là thảo luận của các bạn về công việc trên:
a) Phải sử dụng một phần mềm chuyên dụng mất phí về dự đoán để giải quyết bài toán trên.
b) Để dự đoán nhiệt độ, chỉ cần sử dụng dữ liệu về nhiệt độ trong quá khứ.
c) Kỹ thuật học máy có thể được áp dụng để dự đoán lượng mưa trung bình.
d) Dữ liệu về nhiệt độ và lượng mưa hàng tháng có thể được sử dụng để xác định xu hướng và mô hình dự đoán cho tương lai.
Câu 4. ...........................................
...........................................
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 - 2025)
MÔN: ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH 12 - CÁNH DIỀU
...........................................
TRƯỜNG THPT .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 - 2025)
MÔN: ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH 12 - CÁNH DIỀU
Năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN I | PHẦN II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
NLa (Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông) | 3 | 1 | ||||
NLb (Ứng xử phù hợp trong môi trường số) | ||||||
NLc (Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông) và GQVĐ&ST | 13 | 3 | 4 | 8 | 8 | |
Tổng (số lệnh hỏi trong đề thi) | 16 | 4 | 4 | 8 | 8 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 - 2025)
MÔN: ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH 12 - CÁNH DIỀU
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số lệnh hỏi | Câu hỏi | ||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
NLa (Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông) | NLb (Ứng xử phù hợp trong môi trường số) | NLc (Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông) và GQVĐ&ST | TN nhiều đáp án | TN Đúng Sai | TN nhiều đáp án | TN Đúng Sai | ||
CHỦ ĐỀ BCS. MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET PHÁC THẢO THIẾT KẾ MẠNG MÁY TÍNH | 4 | 0 | ||||||
Bài 4. Thực hành về nhận diện thiết bị mạng và thiết kế mạng LAN | Nhận biết | - Phân biệt thiết bị mạng: Access Point. - Kết nối điện thoại thông minh vào Access Point. - Chức năng chính của Access Point. | 3 | C1, C2, C4 | ||||
Thông hiểu | - Kết nối máy tính và Access Point. | 1 | C3 | |||||
Vận dụng | ||||||||
CHỦ ĐỀ FCS. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH GIỚI THIỆU HỌC MÁY VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU MÔ PHỎNG TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ | 20 | 16 | ||||||
FCS1. GIỚI THIỆU HỌC MÁY VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU | ||||||||
Bài 1. Giới thiệu về Học máy | Nhận biết | - Dữ liệu trong học máy. - Vai trò của học máy với máy tính. - Dữ liệu huấn luyện trong bài toán phân cụm. | 5 | C5, C7, C9, C11, C12 | ||||
Thông hiểu | - Ứng dụng học máy trong phân tích thị trường. - Học có giám sát. - Ứng dụng học máy trong dự đoán. | 8 | C1b, C1c, C1d, C2a, C2b, C2c, C3a, C3b | |||||
Vận dụng | - Ứng dụng học máy trong phân tích thị trường. - Học có giám sát. - Ứng dụng học máy trong dự đoán. | 4 | C1a, C2d, C3c, C3d | |||||
Bài 2. Giới thiệu về Khoa học dữ liệu | Nhận biết | - Dự án nghiên cứu không gian vũ trụ. | 1 | C10 | ||||
Thông hiểu | - Giai đoạn của dự án Khoa học dữ liệu. | 1 | C8 | |||||
Vận dụng | ||||||||
Bài 3. Giới thiệu về Khoa học dữ liệu (Tiếp theo) | Nhận biết | |||||||
Thông hiểu | - Trực quan hóa dữ liệu. | 1 | C6 | |||||
Vận dụng | ||||||||
Bài 4. Thực hành phân tích dữ liệu | Nhận biết | - Tham số trong hàm PMT. - Kết quả của nhiệm vụ dự báo. | 4 | C13, C14, C15, C16 | ||||
Thông hiểu | ||||||||
Vận dụng | ||||||||
FCS2. MÔ PHỎNG TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ | ||||||||
Bài 1. Mô phỏng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực | Nhận biết | - Phần mềm cung cấp thí nghiệm ảo cho các môn khoa học tự nhiên. | 1 | C20 | ||||
Thông hiểu | - Lợi ích việc sử dụng phần mềm mô phỏng. | 2 | C17, C18 | |||||
Vận dụng | - Ứng dụng công nghệ mô phỏng trong đào tạo và huấn luyện. | 1 | 4 | C19 | C4a, C4b, C4c, C4d | |||
Bài 2. Thực hành về mô phỏng | Nhận biết | - Phần mềm GeoGebra. | 1 | C24 | ||||
Thông hiểu | ||||||||
Vận dụng | - Phần mềm GeoGebra. | 3 | C21, C22, C23 |