Đề thi cuối kì 2 khoa học máy tính 12 cánh diều (Đề số 4)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Tin học 12 - Khoa học máy tính Cánh diều Cuối kì 2 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 học kì 2 môn Tin học 12 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều

SỞ GD & ĐT …………………..

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH 12 - CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi học sinh chỉ chọn một phương án đúng. 

Câu 1. Khi kết nối máy tính với Switch, dấu hiệu nào cho thấy kết nối vật lý đã thành công?

A. Đèn báo hiệu trên cổng sáng.

B. Máy tính khởi động lại.

C. Địa chỉ IP thay đổi.

D. Tự động mở trình duyệt web.

Câu 2. Để kiểm tra kết nối mạng sau khi kết nối với Access Point, bạn nên làm gì?

A. Kiểm tra đèn báo hiệu trên Access Point.

B. Kiểm tra địa chỉ IP.

C. Mở trình duyệt web và truy cập vào trang web bất kỳ.

D. Kiểm tra cài đặt mạng.

Câu 3. Trong quá trình kết nối máy tính với Switch, bước nào dưới đây sai?

A. Sử dụng cáp mạng RJ45 để kết nối.

B. Cắm dây vào cổng USB trên máy tính và Switch.

C. Kiểm tra đèn báo hiệu trên cổng để xác nhận kết nối vật lý.

D. Kiểm tra kết nối mạng bằng cách mở trình duyệt web. 

Câu 4. Phát biểu nào sau đây là sai về mạng LAN?

A. Mạng LAN (Local Area Network) là một mạng máy tính mà các thiết bị kết nối với nhau

trong phạm vi hạn chế như một văn phòng, một tòa nhà hoặc một căn hộ.

B. Mạng LAN có thể sử dụng kỹ thuật truyền dẫn dây cáp để kết nối.

C. Mạng LAN không thể kết nối được với Internet.

D. Mạng LAN có thể bao gồm các dịch vụ như chia sẻ tập tin, máy in và kết nối Internet chung.

Câu 5. Phương án nào sau đây là cơ sở để thực hiện gán nhãn cho dữ liệu?

A. Đặc trưng của dữ liệu.

B. Kích thước của dữ liệu.

C. Phân bố của dữ liệu.

D. Định dạng của dữ liệu.

Câu 6. Hành động nào sau đây không thuộc nhiệm vụ của Khoa học dữ liệu?

A. Phân phối dữ liệu cho các tổ chức.

B. Trực quan hóa dữ liệu đã thu thập.

C. Cải thiện quyết định dựa trên dữ liệu.

D. Mở rộng tri thức từ kết quả phân tích.

Câu 7. Học máy có thể giúp bác sĩ trong việc nào dưới đây?

A. Phân tích triệu chứng và kết quả xét nghiệm để dự đoán bệnh.

B. Viết đơn thuốc cho bệnh nhân.

C. Điều chỉnh máy móc y tế.

D. Tổ chức lịch làm việc của bác sĩ.

Câu 8. Dự án Bộ gen người (HGP) kéo dài bao lâu và tiêu tốn khoảng bao nhiêu chi phí?

A. 10 năm và 2 triệu USD.                                                     

B. 5 năm và 1 triệu USD.

C. 13 năm và 3 tỉ USD.                                                          

D. 20 năm và 5 tỉ USD.

Câu 9. Ứng dụng nào sau đây không phải là một ví dụ của nhận dạng tiếng nói? 

A. Chuyển đổi chữ viết tay thành văn bản.

B. Tìm kiếm bằng lời nói.

C. Điều khiển thiết bị thông minh bằng lời nói.

D. Xác thực sinh trắc học tiếng nói.

Câu 10. Kỹ thuật nào được sử dụng trong Dự án Bộ gen người để nghiên cứu cấu trúc và chức năng của các gen?

A. Phân tích dữ liệu văn bản.                                        

B. Giải trình tự gen.

C. Phát hiện đối tượng trong ảnh.                                  

D. Phân tích chuỗi thời gian.

Câu 11. Trong 5 chữ V của dữ liệu lớn, "Velocity" đề cập đến điều gì?

A. Độ tin cậy của dữ liệu.

B. Tốc độ tạo ra và xử lý dữ liệu.

C. Tính đa dạng của dữ liệu.

D. Giá trị của dữ liệu.

Câu 12. Điện toán đám mây giúp trong việc gì đối với dữ liệu lớn?

A. Tăng tốc độ xử lý dữ liệu.

B. Lưu trữ và truy cập dữ liệu từ xa.

C. Tăng tính đa dạng của dữ liệu..

D. Giảm tính xác thực của dữ liệu.

Câu 13. Trong hàm PMT, tham số nper đại diện cho điều gì?

A. Lãi suất hàng tháng.

B. Số tiền vay.

C. Số kỳ hạn vay (số tháng).

D. Số tiền thanh toán cuối cùng.

Câu 14. Trong nhiệm vụ dự báo dựa trên chuỗi thời gian, tham số nào không được điều chỉnh để xem ảnh hưởng đến kết quả dự báo?

A. Forecast Start.

B. Forecast End.

C. Confidence Interval.

D. Data Labels.

Câu 15. Khi dự báo dữ liệu chuỗi thời gian, việc thay đổi tham số Confidence Interval có ý nghĩa gì?

A. Thay đổi khoảng thời gian dự báo.

B. Thay đổi độ chính xác của dự báo.

C. Thay đổi giá trị trung bình của dữ liệu dự báo.

D. Thay đổi hình dạng đồ thị.

Câu 16. Một trong những kết quả chính của nhiệm vụ dự báo là gì?

A. Tìm kiếm các giá trị dữ liệu thiếu.

B. Dự báo xu hướng tương lai dựa trên dữ liệu lịch sử.

C. Tính toán khoản thanh toán định kỳ.

D. Tạo các kịch bản khác nhau.

Câu 17. Phát biểu nào dưới đây sai về lợi ích việc sử dụng phần mềm mô phỏng trong lĩnh vực sản xuất?

A. Việc thử nghiệm bằng mô phỏng cho kết quả nhanh hơn so với thử nghiệm trên hệ thống thực. 

B. Giúp thiết kế sản phẩm, đánh giá các thiết kế, cải thiện chất lượng và tính năng sản phẩm.

C. Giúp người lao động làm quen với các thiết bị và quy trình làm việc. 

D. Giúp đào tạo robot trong sản xuất công nghiệp.

Câu 18. Phát biểu nào dưới đây sai?

A. Kết quả của mô phỏng càng giống với hệ thống thực càng tốt.

B. Tất cả các phần mềm mô phỏng đều cần được cung cấp dữ liệu đầu vào. 

C. Mục tiêu của mô phỏng là để hiểu rõ hơn về một hiện tượng hay một hệ thống.

D. Thực hiện phần mềm mô phỏng với các bộ dữ liệu đầu vào như các điều kiện khởi đầu khác nhau của hệ thống sẽ cho ta thử nghiệm các tình huống khác nhau sẽ xảy ra.

Câu 19. ...........................................

...........................................

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG/SAI

Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Học máy hỗ trợ dịch cả văn bản, tiếng nói, đã và đang góp phần thay đổi ngành dịch thuật.

Sau đây là các phát biểu về vai trò của học máy trong dịch tự động:

a) Dữ liệu phản hồi chính xác của người dùng khi xếp hạng chất lượng bản dịch là yếu tố hỗ trợ mô hình học máy cải thiện độ chính xác. 

b) Ứng dụng dịch tự động có thể giúp giảm thời gian, chi phí khi cần dịch giữa các ngôn ngữ khác nhau. 

c) Mô hình học máy trong dịch tự động chỉ cần một lượng hỏ dữ liệu đầu vào vẫn có thể cho kết quả dịch tốt. 

d) Mặc dù ứng dụng dịch tự động có thể tạo ra kết quả dịch tương đối chính xác, nhưng việc kiêm tra và chỉnh sửa bản dịch bởi con người vẫn rất cần thiết.

Câu 2. Một nhóm học sinh được giáo viên yêu cầu tìm hiểu và thảo luận về ứng dụng nhận dạng giọng nói trong học máy. Sau đây là một số ý kiến của nhóm học sinh về nhận dạng giọng nói:

a) Nhận dạng giọng nói là quá trình máy tính chuyển đổi ngôn ngữ nói thành văn bản.

b) Việc nhận dạng giọng nói không mang lại lợi ích nào khác ngoài giải trí.

c) Các thách thức khi phát triển ứng dụng nhận dạng giọng nói bao gồm xử lý các giọng địa phương, tiếng ồn nền và ngữ cảnh của cuộc hội thoại.

d) Các phương pháp nhận dạng giọng nói thường dựa trên học máy để xác định và phiên âm chính xác các giọng nói. 

Câu 3. Bố Bình muốn phân tích dữ liệu thị trường chứng khoán để đưa ra dự đoán về giá cổ phiếu của một công ty trong tháng tới và nhờ Bình giúp đỡ. Bình đã thu thập dữ liệu hàng ngày về giá cổ phiếu, khối lượng giao dịch và các chỉ số kinh tế từ thị trường chứng khoán trong 2 năm qua như bảng sau:

Ngày

Giá

cổ phiêu

Khối lượng

giao dịch

Lãi suất (%)

Tỉ giá hối đoái

01/01/2023

100

100000

2

23000

02/01/2023

105

120000

2.1

23100

03/01/2023

102

110000

2.2

23200

Sau đây là thảo luận của Bình và bố về công việc trên:

a) Dữ liệu về giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch hàng ngày không cần thiết cho việc dự đoán giá cổ phiếu.

b) Các chỉ số kinh tế như lãi suất, tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.

c) Kĩ thuật học máy không thể được áp dụng để dự đoán giá cổ phiếu trong tương lai.

d) Dữ liệu về thị trường chứng khoán chỉ cần được thu thập trong một năm để đưa ra dự đoán chính xác.

Câu 4. ...........................................

...........................................

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 - 2025)

MÔN: ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH 12 - CÁNH DIỀU

     ...........................................

TRƯỜNG THPT .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 - 2025)

MÔN: ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH 12 - CÁNH DIỀU

Năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN I

PHẦN II

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

NLa (Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông)

3

1

NLb (Ứng xử phù hợp trong môi trường số)

 

NLc (Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông) và GQVĐ&ST

13

3

4

8

8

Tổng

(số lệnh hỏi trong đề thi)

16

4

4

8

8

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 - 2025)

MÔN: ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH 12 - CÁNH DIỀU

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số lệnh hỏi

Câu hỏi

NLa (Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông)

NLb (Ứng xử phù hợp trong môi trường số)

NLc (Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông) và GQVĐ&ST

TN nhiều đáp án

TN Đúng Sai

TN nhiều đáp án

TN Đúng Sai

CHỦ ĐỀ BCS. MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET

PHÁC THẢO THIẾT KẾ MẠNG MÁY TÍNH

4

0

Bài 4. Thực hành về nhận diện thiết bị mạng và thiết kế mạng LAN

Nhận biết

- Phân biệt thiết bị mạng: Access Point, Switch và mạng LAN.

3

C1, C2, C4

Thông hiểu

- Các loại mạng và thiết bị liên quan.

1

C3

Vận dụng

CHỦ ĐỀ FCS. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

GIỚI THIỆU HỌC MÁY VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU MÔ PHỎNG TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

20

16

FCS1. GIỚI THIỆU HỌC MÁY VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Bài 1.

Giới thiệu về Học máy

Nhận biết

-  Cơ sở để thực hiện gán nhãn cho dữ liệu. 

- Vai trò của học máy. 

2

C5, C7

Thông hiểu

- Ứng dụng học máy trong lọc thư rác.  

-  Vai trò của học máy.

1

8

C9

C1a, C1b, C1c, C1d, C2a, C2b, C2d, C3c

Vận dụng

- Ứng dụng học máy.

-  Vai trò của học máy.

2

C2c, C3d

Bài 2.

Giới thiệu về Khoa học dữ liệu

Nhận biết

Nhiệm vụ của Khoa học dữ liệu.

- Thành tựu của Khoa học dữ liệu. 

4

C6, C8, C10, C11

Thông hiểu

 - Ứng dụng của khoa học dữ liệu.

1

C3a

Vận dụng

- Ứng dụng của khoa học dữ liệu.

2

C3b, C3d

Bài 3. Giới thiệu về Khoa học dữ liệu (Tiếp theo)

Nhận biết

- Dữ liệu lớn. 

1

C12

Thông hiểu

Vận dụng

Bài 4. Thực hành phân tích dữ liệu

Nhận biết

Tham số trong hàm PMT.

- Kết quả của nhiệm vụ dự báo. 

4

C13, C14, C15, C16

Thông hiểu

Vận dụng

FCS2. MÔ PHỎNG TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Bài 1. Mô phỏng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực

Nhận biết

Ứng dụng phần mềm mô phỏng. 

1

C20

Thông hiểu

Lợi ích việc sử dụng phần mềm mô phỏng.

2

C17, C18

Vận dụng

- Ứng dụng công nghệ mô phỏng. 

1

4

C19 

C4a, C4b, C4c, C4d

Bài 2. Thực hành về mô phỏng

Nhận biết

- Phần mềm GeoGebra. 

1

C24

Thông hiểu

Vận dụng

- Phần mềm GeoGebra.

3

C21, C22, C23

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Khoa học máy tính 12 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay