Đề thi cuối kì 2 lịch sử 6 kết nối tri thức (Đề số 8)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 6 kết nối tri thức Cuối kì 2 Đề số 8. Cấu trúc đề thi số 8 học kì 2 môn Lịch sử 6 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
MÔN: LỊCH SỬ 6 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 – 2025
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Cuộc khởi nghĩa nào trong thời kì Bắc thuộc đã giành và giữ được chính quyền độc lập trong khoảng gần 10 năm?
A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. | B. Khởi nghĩa Bà Triệu. |
C. Khởi nghĩa Phùng Hưng. | D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan. |
Câu 2. Những tôn giáo nào của người Trung Hoa được người Việt đón nhận tự nhiên, phổ biến và sâu sắc hơn?
A. Đạo giáo và Nho giáo. | B. Phật giáo và Đạo giáo. |
C. Nho giáo và Phật giáo. | D. Đạo giáo và Hồi giáo. |
Câu 3. Điểm độc đáo về cách đánh giặc của Ngô Quyền trong trận chiến Bạch Đằng lịch sử năm 938 là gì?
A. Tận dụng địa thế tự nhiên hiểm trở và mực nước vùng cửaa sông Bạch Đằng.
B. Sử dụng các cọc nổi để bố trí trận địa chiến đấu.
C. Tổ chức, bố trí, sử dụng các lực lượng cố định để tiêu diệt quân địch.
D. Sử dụng các chiến thuyền to để nghi binh, lừa địch.
Câu 4. Vì sao Phùng Hưng đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy khởi nghĩa?
A. Chính quyền đô hộ của nhà Đường vơ vét, bòn rút của cải của nhân dân.
B. Chính sách tô thuế nặng nề của chính quyền đô hộ nhà Đường.
C. Chế độ cai trị khắc nghiệt của nhà Lương.
D. Chính sách cai trị hà khắc của nhà Ngô.
Câu 5. Nôi dung nào dưới đây không đúng khi nói về các thành phần trong xã hội Chăm-pa?
A. Vua được đồng nhất với một vị thần, có quyền lực tối cao.
B. Xã hội Chăm-pa bao gồm các tầng lớp: tăng lữ, quý tộc, dân tự do và nô lệ.
C. Dưới đại thần là các quan đứng đầu ba cấp: châu – huyện – làng.
D. Dưới vua là tể tướng và quan võ.
Câu 6. Vương quốc Phù Nam ra đời vào thời gian nào?
A. Thế kỉ I. | B. Thế kỉ II. | C. Thế kỉ III. | D. Thế kỉ V. |
Câu 7. Cảng thị tiêu biểu trong buôn bán với các thương nhân nước ngoài của cư dân Phù Nam là:
A. Ăng-co Bo-rây. | B. Óc Eo. | C. In-đra-pu-ra. | D. Vi-ra-pu-ra. |
Câu 8. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ chấm “…” trong đoạn tư liệu dưới đây?
“Tục…………có từ thời dựng nước. Người Việt cổ sống nhiều trong môi trường sông nước nên tin rằng nếu làm như vậy sẽ không bị thủy quái làm hại. Tục này tồn tại đến đời vua Trần Anh Tông mới bỏ”.
A. nhuộm răng đen. | B. búi tóc. | C. thờ các vị thần. | D. xăm mình. |
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm)
a. Theo em, trong các sự kiện lịch sử: Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ năm 905; Dương Đình Nghệ đánh tán quân Nam Hán năm 931; chiến thắng Bạch Đằng Năm 938, sự kiện nào đã tạo nên bước ngoặt của lịch sử dân tộc đầu thế kỉ X? Vì sao?
b. Đánh giá về chiến thắng Bạch Đằng, bộ cổ sử của thời kì phong kiến Việt Nam viết như sau:“Ngô Quyền gặp được nguỵ triều Nam Hán là một nước nhỏ, Hoằng Tháo là thằng hèn kém nên mới có được trận thắng trên sông Bạch Đằng. Đó là một việc may, có gì đáng khen”.
(Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tập 1,
NXB Giáo dục, 2007, trang 211)
Em đồng ý với nhận định này không? Vì sao?
Câu 2 (1,5 điểm)
a. Nêu sự hình thành và bước đầu phát triển của Vương quốc Chăm-pa.
b. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) – di sản tiêu biểu về kiến trúc và điêu khắc Chăm-pa còn tồn tại đến này nay. Là một người học sinh THCS, em cần làm gì để bảo tồn và phát huy giá giá trị của di tích này?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS.........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: LỊCH SỬ 6 – KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |
Bài 16. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X | 1 | 1 |
| |||||
Bài 17. Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt | 1 | 1 | ||||||
Bài 18. Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ XX | 1 | 1 ý
| 1 ý | |||||
Bài 19. Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X | 1 ý | 1 | 1 ý | |||||
Bài 20. Vương quốc Phù Nam | 1 | 1 | ||||||
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 ý | 4 | 1 ý | 0 | 1 ý | 0 | 1 ý |
Điểm số | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 0,5 | 0 | 1,0 | 0 | 0,5 |
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 1,5 điểm 15% | 1,0 điểm 10% | 0,5 điểm 5% |
TRƯỜNG THCS.........
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: LỊCH SỬ 6 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số ý) | TL (số câu) | TN (số ý) | TL (số câu) | |||
Bài 16. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X | Nhận biết | - Nêu được kết quả và ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc trước thế kỉ X. | 1 | C1 | ||
Thông hiểu | - Trình bày được những nét chính của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu (khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng). | 1 | C4 | |||
Bài 17. Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt | Nhận biết | - Nhận biết được sự phát triển của văn hóa dân tộc trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Hoa trong thời kì Bắc thuộc. | 1 | C2 | ||
Thông hiểu | - Trình bày được những biểu hiện trong việc giữ gìn văn hóa của người Việt trong thời kì Bắc thuộc. | 1 | C8 | |||
Bài 18. Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ XX | Nhận biết | - Mô tả được những điểm độc đáo trong tổ chức đánh giặc của Ngô Quyền. | 1 | C3 | ||
Thông hiểu | - Trình bày được những nét chính (nội dung, kết quả, ý nghĩa) về các cuộc vận động giành chính quyền tự chủ của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của họ Khúc và họ Dương, chiến thắng Bạch Đăng năm 938. | 1 ý | C1a | |||
Vận dụng | - Liên hệ với kiến thức đã học, đưa ra quan điểm về nhận định và giải thích. | 1 ý | C1b | |||
Bài 19. Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X | Nhận biết | - Mô tả được sự thành lập, quá trình phát triển của Vương quốc Chăm-pa. | 1 ý | C2a | ||
Thông hiểu | - Trình bày được những nét chính về tổ chức xã hội của Chăm-pa. | 1 | C5 | |||
Vận dụng cao | Sưu tầm được thông tin từ sách, báo, internet,… để tìm hiểu về những việc cần làm để bảo tồn và phát huy giá giá trị văn hóa Chăm-pa ngày nay. | 1 ý | C2b | |||
Bài 20. Vương quốc Phù Nam | Nhận biết | - Mô tả được sự thành lập, quá trình phát triển và suy vong của Vương quốc Phù Nam xưa. | 1 | C6 | ||
Thông hiểu | - Trình bày được nét chính về tổ chức kinh tế của Phù Nam. | 1 | C7 |