Đề thi cuối kì 2 sinh học 10 kết nối tri thức (Đề số 1)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra sinh học 10 kết nối tri thức kì 2 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 sinh học 10 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ VÀ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II (SINH 10)

1/ Khung ma trận

- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra học kì 2 khi kết thúc nội dung 7.Virus.

- Thời gian làm bài: 45 phút

- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 70% trắc nghiệm, 30% tự luận)

- Cấu trúc:

- Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao

- Phần trắc nghiệm: 7,0 điểm (gồm 28 câu hỏi: nhận biết: 16 câu, thông hiểu: 12 câu), mỗi câu 0,25 điểm

- Phần tự luận: 3,0 điểm ( Vận dụng: 2 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm)

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Chương 5: Chu kì tế bào và phân bào (10 tiết)

 

2

 

1

 

 

 

 

 

3

0,75

Chương 6: Sinh học vi sinh vật (13 tiết)

 

6

 

5

1

 

 

 

1

11

3,75

Chương 7: Virus (8 tiết)

 

8

 

6

1

 

1

 

2

14

5,5

Số câu TN/ Số ý TL
(Số YCCĐ)

0

16

0

12

2

0

1

0

3

28

10,0

Điểm số

0

4,0

0

3,0

2,0

0

1,0

0

3

7

Tổng số điểm

4,0 điểm

40%

3,0 điểm

30%

2,0 điểm

20%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100%

10 điểm

 

2/ Bản đặc tả


Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(Số ý)

TN

(Số câu)

TL

(Số ý)

TN

(Số câu)

 

CHU KÌ TẾ BÀO VÀ PHÂN BÀO (10 tiết)

    

1. Chu kì tế bào và nguyên phân

Nhận biết

 

- Nêu được khái niệm chu kì tế bào

 

1

 

C1

Thông hiểu

 

- Trình bày được các giai đoạn và mối quan hệ giữa các giai đoạn trong chu kì tế bào của sinh vật nhân thực

- Giải thích được sự phân chia tế bào một cách không bình thường có thể dẫn đến ung thư.

 

 

 

 

Vận dụng

- Trình bày được một số thông tin về bệnh ung thư ở Việt Nam. Nêu được một số biện pháp tránh ung thư.

 

 

 

 

 2. Giảm phân

Nhận biết

 

- Nêu được diễn biến quá trình giảm phân.

-Trình bày được một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân.

 

 

 

 

Thông hiểu

- Giải thích được quá trình giảm phân, thụ tinh cùng với nguyên phân là cơ sở của sinh sản hữu tính ở sinh vật.

1

 

 

C2

Vận dụng

- Giải thích một số vấn đề trong thực tiễn

 

 

 

 

3. Công nghệ tế bào

Nhận biết

- Nêu được khái niệm, nguyên lí công nghệ tế bào và một số thành tựu của công nghệ tế bào động/thực vật.

 

 

 

 

 

SINH HỌC VI SINH VẬT (13 Tiết)

  

 

 

 1. Sự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật.

Nhận biết

- Nêu được khái niệm vi sinh vật. Kể tên các nhóm vi sinh vật.

- Trình bày được một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật.

 

 

 

 

Thông hiểu

 

- Phân biệt được các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật.

 

1

 

C3

 2. Trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật

Nhận biết

- Nêu được một số ví dụ về quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật.

- Nêu được khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật. Trình bày đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.

 

1

 

C4

Thông hiểu

- Trình bày được ý nghĩa của việc sử sụng kháng sinh để ức chế hoặc tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh và tác hại của việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong chữa bệnh cho con người và động vật.

 

 

 

 

Vận dụng

- Phân biệt hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực.

 

 

 

 

 3. Vai trò và ứng dụng của vi sinh vật.

Nhận biết

 

- Kể tên được một số thành tự hiện đại của công nghệ vi sinh vật

- Trình bày được cơ sở khoa học của việc ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn.

- Trình bày được một số ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn.

 

 

 

 

Thông hiểu

- Phân tích được vai trò của vi sinh vật trong đời sống con người và trong tự nhiên

- Phân tích triển vọng công nghệ sinh vật trong tương lai.

Kể tên một số ngành nghề liên quan đến công nghệ vi sinh vật và phát triển của ngành nghề đó.

 

2

 

C27,28

 

VIRUS (8 tiết)

  

 

 

1. Khái quát về virus

 

Nhận biết

 

- Nêu được khái niệm và các đặc điểm của virus.

 

8

 

C11,

C12, 15, 17, 19, 20, 21

Thông hiểu

- Trình bày được các giai đoạn nhân lên của virus trong tế bào chủ

 

2

 

C16, 22

2. Một số bệnh do virus và các thành tựu nghiên cứu ứng dụng virus

Nhận biết

- Kể tên được một số thành tựu ứng dụng virus trong sản xuất chế phẩm sinh học; trong y học và trong nông nghiệp; sản xuất thuốc trừ sâu từ virus.

 

2

C2

C25, 26

Thông hiểu

- Giải thích được cơ chế gây bệnh do virus

-  Giải thích được các bệnh do virus thường lây lan nhanh, rộng và có nhiều biến thể.

1

2

 

C23,24

Vận dụng cao

- Giải thích được cơ chế gây bệnh do virus

1

 

C3

 

        


c/ Đề kiểm tra

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

MÔN: SINH HỌC - LỚP 10

Thời gian: 45 phút

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án ĐÚNG trong các câu sau:

Câu 1: Trong nuôi cấy mô tế bào thực vật, mô sẹo hay còn được gọi là

  1. mô bì.
  2. mô callus.
  3. mô cứng.
  4. mô dày.

Câu 2: Nguồn năng lượng của các sinh vật quang dưỡng là

  1. các chất vô cơ.
  2. các chất hữu cơ.
  3. ánh sáng.
  4. các chất hóa học vô cơ hoặc hữu cơ.

 

Câu 3: Những vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp được các chất hữu cơ cần thiết từ các chất vô cơ được gọi là

  1. vi sinh vật tự dưỡng.
  2. vi sinh vật dị dưỡng.
  3. vi sinh vật khuyết dưỡng.
  4. vi sinh vật quang dưỡng.

Câu 4: Môi trường nuôi cấy thường xuyên được bổ sung các chất dinh dưỡng và loại bỏ các sản phẩm trao đổi chất được gọi là

  1. môi trường nuôi cấy không liên tục.
  2. môi trường nuôi cấy bán liên tục.
  3. môi trường nuôi cấy liên tục.
  4. môi trường nuôi cấy đơn giản.

Câu 5: Phát biểu nào dưới đây nói về bệnh ung thư là đúng?

  1. Bệnh ung thư là bệnh di truyền nên luôn được di truyền từ bố mẹ sang con.
  2. Những tác nhân đột biến lí, hóa học có thể gây nên bệnh ung thư.
  3. Bệnh ung thư là bệnh di truyền nên không thể chữa được.
  4. Virus không thể gây bệnh ung thư.

Câu 6: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

  1. Tế bào gốc là tế bào có thể phân chia tạo ra tế bào giống hệt nó và tế bào chuyên hóa.
  2. Tế bào gốc phôi là loại tế bào gốc đa tiềm năng.
  3. Tế bào gốc chỉ có thể phân lập được từ các phôi sớm.
  4. Tế bào gốc có thể truyền từ người này sang người khác mà không bị hệ miễn dịch đào thải.

Câu 7: Bánh mì, bia và rượu đều là sản phẩm lên men của

  1. nấm mốc Aspergillus oryzae.
  2. vi khuẩn lactic.
  3. nấm Saccharomyces cerevisiae.
  4. vi khuẩn E.coli.

Câu 8:Ngành nghề nào sau đây có liên quan rất lớn đến công nghệ vi sinh vật?

  1. Công nghệ thực phẩm.
  2. Nuôi trồng thủy sản.
  3. Quản lí đất đai.
  4. Công nghệ thông tin.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của vi sinh vật đối với con người?

  1. Một số vi sinh vật có khả năng cộng sinh với cơ thể người giúp tăng cường miễn dịch tiêu hóa.
  2. Tất cả các vi sinh vật đều có khả năng phân giải chất thải, chất độc hại giúp làm giảm ô nhiễm môi trường.
  3. Vi sinh vật tự dưỡng thường được sử dụng trong chế biến thực phẩm trên quy mô công nghiệp.
  4. Các loại vi sinh vật tập hợp lại với nhau thành màng sinh học giúp bảo vệ các đường ống, các thiết bị công nghiệp.

Câu 10: Việc ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn không dựa trên đặc điểm nào sau đây?

  1. Vi sinh vật có kích thước hiển vi.
  2. Vi sinh vật có khả năng gây hư hỏng thực phẩm, đồ dùng.
  3. Vi sinh vật có khả năng tổng hợp và phân giải các chất nhanh.
  4. Vi sinh vật có khả năng sinh trưởng nhanh, sinh sản mạnh.

Câu 11: Sản phẩm nào sau đây không phải là ứng dụng của vi sinh vật?

  1. Rượu, bia.
  2. Thuốc kháng sinh.
  3. Sữa chua.
  4. Dầu ăn.

 

Câu 12: Con người đã sử dụng vi sinh vật nào sau đây để tạo ra phần lớn thuốc kháng sinh?

  1. Nấm men.
  2. Tảo đơn bào.
  3. Xạ khuẩn.
  4. Vi khuẩn lactic.

Câu 13: Nước được sử dụng trong quá trình làm sữa chua là

  1. nước vừa đun sôi khoảng 100oC.
  2. nước lọc ở nhiệt độ phòng khoảng 50oC.
  3. nước lạnh ở nhiệt độ khoảng 10 – 15oC.
  4. nước đun sôi để nguội đến khoảng 50oC.

Câu 14: Cần phải bảo quản sữa chua thành phẩm trong tủ lạnh nhằm

  1. hạn chế tốc độ lên men quá mức, kéo dài thời gian bảo quản.
  2. tăng tốc độ lên men, kéo dài thời gian bảo quản.
  3. tăng giá trị dinh dưỡng và độ ngon của sữa chua.
  4. tăng độ đông tụ và độ ngọt thanh của sữa chua.

 

Câu 15: Vỏ capsid của các virus được cấu tạo từ

  1. DNA.
  2. RNA.
  3. protein.
  4. phospholipid.

Câu 16: Lõi nucleic acid được lắp vào vỏ protein để tạo thành các hạt virus hoàn chỉnh là đặc điểm của giai đoạn

  1. hấp phụ.
  2. xâm nhập.
  3. tổng hợp.
  4. lắp ráp.

Câu 17: Virus có thể sống kí sinh ở các nhóm sinh vật nào sau đây?

  1. Vi khuẩn.
  2. Thực vật.
  3. Động vật.
  4. Tất cả các nhóm sinh vật trên.

 

Câu 18: Virus nào dưới đây có dạng hình xoắn?

  1. Adenovirus.
  2. Virus khảm thuốc lá.
  3. Virus cúm.
  4. Thể thực khuẩn.

Câu 19: Các virion khác virus khác ở đặc điểm là

  1. có lõi nucleic acid là DNA.
  2. có lõi nucleic acid là RNA.
  3. có vỏ capsid cấu tạo từ protein.
  4. có vỏ ngoài cấu tạo từ phospholipid.

Câu 20: Sự phát tán của virus thực vật được thực hiện cơ bản theo hai cách là

  1. truyền theo đường thẳng và theo đường chéo.
  2. truyền theo hàng ngang và theo hàng dọc.
  3. truyền theo đường dịch mô và theo sinh sản.
  4. truyền trực tiếp và bán trực tiếp.

 

Câu 21: Biện pháp chủ động phòng tránh virus hiệu quả nhất ở người là

  1. tiêm vaccine.
  2. vệ sinh môi trường sạch sẽ.
  3. giữ gìn vệ sinh cơ thể.
  4. ăn uống đủ chất.

Câu 22: Virus thực vật không thể xâm nhập vào trong tế bào qua con đường thực bào hoặc dung hợp màng tế bào là do

  1. tế bào thực vật có thành tế bào cứng chắc.
  2. tế bào thực vật có màng tế bào cứng chắc.
  3. virus thực vật không có lớp vỏ ngoài glycoprotein.
  4. virus thực vật không có lớp vỏ capsid.

Câu 23: Khẳng định nào dưới đây về sự bùng nổ của một dịch virus mới nổi là đúng?

  1. Virus chuyển từ vật chủ này sang vật chủ khác.
  2. Virus mới được hình thành do sự tái tổ hợp vật chất di truyền của hai loại virus khác nhau.
  3. Đột biến ở một loại virus mà nó chỉ lây nhiễm được ở người.
  4. Virus bằng cách nào đó có thể vô hiệu quá hệ miễn dịch của người.

Câu 24: Nguyên nhân nào khiến virus cúm dễ phát sinh ra những chủng virus mới?

  1. Vật chất di truyền của chúng là DNA.
  2. Chúng có nhiều loại vật chủ khác nhau.
  3. Chúng không có lớp vỏ nên dễ bị đột biến.
  4. Vật chất di truyền của chúng là RNA.

Câu 25: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về HIV/AIDS?

  1. HIV tấn công và phá hủy các tế bào hệ miễn dịch, làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể.
  2. HIV có khả năng tạo ra rất nhiều biến thể mới trong một thời gian ngắn khiến việc phòng và điều trị AIDS gặp nhiều khó khăn.
  3. HIV lây truyền từ người sang người theo 3 con đường: đường hô hấp, đường tình dục và mẹ truyền sang con.
  4. Trong những giai đoạn đầu, người nhiễm HIV thường không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng dẫn đến nguy cơ lây nhiễm cao.

Câu 26: Bệnh do virus nào sau đây không lây truyền qua đường hô hấp?

  1. Bệnh SARS.
  2. Bệnh AIDS.
  3. Bệnh cúm.
  4. Bệnh sởi.

Câu 27: Bệnh sốt xuất huyết lây lan do muỗi vằn truyền virus từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Trong trường hợp này, muỗi vằn được gọi là

  1. vật chủ.
  2. phổ vật chủ.
  3. vật trung gian.
  4. tác nhân gây bệnh.

Câu 28: Bệnh SARS-CoV-2 có triệu chứng điển hình là

  1. gây suy giảm miễn dịch, ở giai đoạn cuối gây ra bệnh cơ hội dẫn đến tử vong.
  2. sốt cao, đau đầu, nổi ban trên da, sợ nước và gió, tiêu chảy không ngừng.
  3. đau đầu, khó thở, viêm phổi nặng, có thể dẫn tới suy hô hấp và tử vong.
  4. bị ảo giác, lú lẫn, hành vi hung hăng, co thắt cơ bắp, nuốt khó, tử vong..

PHẦN II. TỰ LUẬN ( 3,0 điểm)

Câu 1: Việc bệnh nhân không sử dụng hết “liệu trình” thuốc kháng sinh do bác sĩ kê đơn có ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng kháng kháng sinh phổ biến hiện nay? Giải thích.

Câu 2: Giải thích vì sao không thể dùng kháng sinh để tiêu diệt virus.

Câu 3: Các nhà khoa học cho biết họ đã phân lập được virus khảm thuốc lá từ tất cả các loại thuốc lá thương phẩm. Hãy cho biết những người hút thuốc lá có nguy cơ bị nhiễm virus này không. Giải thích.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi sinh học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay